
(ANTV) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2022, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 chính thức có hiệu lực. Luật được kỳ vọng sẽ mở ra một giai đoạn mới, nâng cao hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy đầy khó khăn, cam go, ác liệt. Một cách toàn diện, chính xác, kịp thời, những điểm bất cập của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2008 đã được nhìn nhận lại, từ đó khơi thông các“điểm nghẽn, giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, tuyên truyền trong cuộc chiến phòng, chống ma túy; không chỉ riêng Bộ Công an mà còn cả hệ thống chính trị trên mặt trận quan trọng này.
Khi Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 có hiệu lực thi hành, thì hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không bị coi là tội phạm và không bị xử lý hình sự. Đây là một trong những nguyên nhân, khiến tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy ngày càng phức tạp, đặc biệt là việc sử dụng ma túy tổng hợp.
Loạn thần, ngáo đá, nhiều đối tượng đã không kiểm soát được hành vi, gây ra các vụ trọng án, thậm chí sát hại nhiều người thân trong gia đìnhkhiến dư luận xã hội hoang mang.
Nguy hiểm, nhức nhối như vậy, nhưng hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định hiện hành chỉ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng là chưa đủ sức răn đe.
Thống kê của Bộ Công an cho thấy, chỉ trong vòng 10 năm (từ 2009 đến 2019), số người nghiện trong cả nước tăng 60%. Từ khoảng gần 150.000 người lên tới hơn 235.000 người. Đáng cảnh báo đó là các chất ma túy, nhất là ma túy tổng hợp ngày càng đa dạng, liên tục xuất hiện các chất mới, trẻ hóa đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, quy định về công tác cai nghiện trong Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) còn một số bất cập.
Công tác lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gặp nhiều khó khăn. Người nghiện ở ngoài xã hội nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội. Từ nghiện ma túy, nhiều đối tượng gây án, gây án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra.
Những con số cho chúng ta thấy, mặc dù Luật phòng chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống ma túy. Nhưng chưa thể đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, khi mà Luật chưa có quy định về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy cũng như quy định về công tác cai nghiện còn một số bất cập. Vậy Luật Phòng chống ma túy năm 2021, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, sẽ có những điểm mới như thế nào? Nhằm ngăn ngừa và hạn chế người nghiện ma túy, quản lý tốt người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, góp phần ngăn chặn, đấu tranh từng bước loại trừ tệ nạn ma túy, tội phạm ma túy ra khỏi đời sống xã hội.
Trên quan điểm xây dựng luật người nghiện ma túy không phải là người bệnh. Luật Phòng chống ma túy năm 2021 bao gồm gồm 8 chương, 55 Điều. Theo đó việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy thực hiện ngay từ lần đầu phát hiện thời hạn quản lý là 1 năm. Bộ Công an xác định, làm tốt công tác này sẽ góp phần ngăn chặn, hạn chế đầu vào người nghiện cũng như các loại tội phạm.
Trước thực trạng người nghiện ngày càng trẻ hóa, Luật cũng đã có quy định đưa trẻ từ 12 tuổi đến 18 tuổi vào cai nghiện bắt buộc. Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm nhưng cũng đảm bảo tính nhân văn với nhiều quy định cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
Cùng với nhiều điểm mới mang tính đột phá chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022, Luật Phòng chống ma túy năm 2021 sẽ là công cụ pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác Phòng, chống ma túy.
Tính ưu việt, tính đồng bộ và thực tiễn của Luật Phòng chống ma túy năm 2021 đã được làm rõ. Câu chuyện quan trọng tiếp theo là việc đưa Luật vào cuộc sống sẽ được thực thi như thế nào. Các Bộ, ngành, địa phương đều đã có sự chuẩn bị từ sớm, và đặc biệt là từ cơ sở, tới tận cấp xã, phường. Bộ Công an xác định: Khối lượng công việc của lực lượng công an cấp cơ sở sẽ nặng nề hơn rất nhiều trong công tác lập hồ sơ, quản lý người sử dụng ma túy, người nghiện, chưa kể việc quản lý cả những đối tượng ngáo đá để ngăn chặn trọng án. Nhưng bằng nỗ lực, quyết tâm chính trị lớn, vai trò đầu mối, nòng cốt của lực lượng công an sẽ được phát huy./.
(ANTV) - Liên tục trong thời gian gần đây, nhiều người sử dụng điện thoại trên cả nước thường xuyên nhận được những cuộc gọi chỉ vài giây, người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn; không cung cấp thông tin cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào và không truy cập vào những đường dẫn gửi đến.
(ANTV) - Ngày 10/4, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp thông tin, giải đáp các vấn đề báo chí trong và ngoài nước quan tâm.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ D.Trump đã đột ngột thông báo hoãn áp thuế 90 ngày với hầu hết các quốc gia, trừ Trung Quốc. Động thái bất ngờ của Mỹ đã khiến thế giới thở phào, song cũng mở ra nguy cơ về một chiến thương mại Mỹ - Trung sâu sắc hơn bao giờ hết.
(ANTV) - Theo thông tin từ các cơ quan y tế Yemen, các cuộc không kích mới nhất của Mỹ vào Yemen đã khiến 15 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
(ANTV) - Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, miền Nam được giải phóng, non sông thu về một mối. Đại thắng mùa xuân năm 1975 không chỉ là kết quả của một chiến dịch quân sự thần tốc, mà còn là kết tinh của nhiều yếu tố lịch sử, chính trị, quân sự và tinh thần đại đoàn kết dân tộc sâu sắc. Có thể khẳng định, chiến thắng 30/4 là minh chứng cho bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh tinh thần Việt Nam.
(ANTV) - Đại lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang đến rất gần. Những ngày tháng 4 lịch sử, hàng nghìn quân nhân đã theo tàu vào Nam chuẩn bị cho ngày lễ lớn. Những ngày này, các chiến sĩ lực lượng CAND và QĐND đang gấp rút luyện tập cho ngày hợp luyện. Trong đó, có công tác bảo đảm những loạt pháo lễ vang rền, chính xác, an toàn, thể hiện khí thế hào hùng, niềm hân hoàn của cả dân tộc ta trong ngày vui đại thắng.
(ANTV) - Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
(ANTV) - Tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, đánh dấu một cột mốc lịch sử trong nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với tội phạm trong thời đại số. Đặc biệt, theo Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025 và mang tên gọi “Công ước Hà Nội”.
(ANTV) - Ngày 10/4, đoàn công tác của Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác vận hành hệ thống Cảnh báo sự cố cháy, nổ, tai nạn tại Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Bắc Ninh.
(ANTV) - Chiều 10/4, tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên Ban Tổ chức Hội nghị P4G (Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu), Trưởng Tiểu ban An ninh - Y tế An ninh, trật tự P4G Bộ Công an đã chủ trì Phiên họp Tiểu ban.