Thứ Sáu, 20/09/2024 09:35 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Đưa công an cơ sở tới gần dân, hiểu dân hơn

(ANTV) - Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Đảng uỷ Công an Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 12 về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Công an xã, thị trấn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương xác định công an xã, thị trấn phải bám sát cơ sở. Mục tiêu thực hiện tốt “4 cùng” với nhân dân. Đó là cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng chung tiếng nói với đồng bào dân tộc thiểu số.

Công an xã, thị trấn là công an cấp cơ sở, là cấp công an đầu tiên tiếp nhận, nắm bắt tình hình, giải quyết ban đầu, tại chỗ các vấn đề an ninh, trật tự xảy ra ngay tại địa bàn. Về công tác tại cơ sở, nhất là tại các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng công an xã gặp rất nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, do không phải là người bản địa, thời gian công tác còn ngắn nên việc giao tiếp với bà con bằng tiếng đồng bào cũng là một khó khăn, thử thách đối với một số cán bộ chiến sĩ công an tại cơ sở.

Đại úy Phạm Thanh Sang được tăng cường về xã cách đây gần 2 năm. Đơn vị anh công tác là xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk – một xã biên giới với phần đông là người đồng dân tộc thiểu số sinh sống. Đại đa số người dân giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ bản địa. Điều này trở thành áp lực lớn đối với người chiến sĩ trẻ khi về làm công an cơ sở.

Đại úy Phạm Thanh Sang, Công an xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Những khó khăn lại thêm một chút, trong công việc thì mình sẽ giảm đi một số hiệu quả. Về cơ sở được giao rất nhiều việc của lực lượng công an xã từ đề án 06, tiếp nhận tin báo, đặc biệt công tác dân vận đều rất cần điều đó, nên mình cũng phải cố gắng nhiều hơn.

Cũng giống như Đại úy Phạm Thanh Sang, Đại úy Trần Hồng Thái là một trong những cán bộ chiến sĩ trẻ được tăng cường về xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Để có thể giao tiếp được với bà con, vào mỗi buổi tối, một lớp học đặc biệt lại bắt đầu.

Vượt qua những khó khăn, lực lượng công an xã chính quy vẫn âm thầm bám bản để giữ cuộc sống bình yên cho người dân. Công an cơ sở đều xác định việc học ngoại ngữ, học tiếng đồng bào dân tộc là một yêu cầu, nhiệm vụ đối với cán bộ, chiến sĩ. Đây là yếu tố giúp lực lượng công an gần dân, hiểu dân hơn.

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi. Nơi đây hơn 90% dân số là đồng bào các dân tộc ít người sinh sống. Đây cũng là địa bàn còn nhiều phức tạp về an ninh trật tự. Điều này đòi hỏi lực lượng công an tỉnh phải nỗ lực rất nhiều trong việc bám sát địa bàn, hiểu được người dân. Học ngôn ngữ đồng bào là một trong những yêu cầu bắt buộc.

Thượng tá Trịnh Đức Thành, Phó trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Công an tỉnh Điện Biên cho biết: Công an tỉnh xác định từ nay tới năm 2025, 100% cán bộ chiến sĩ lực lượng công an tỉnh phải được đảm bảo về trình độ chuyên môn, am hiểu ngoại ngữ, tin học, am hiểu phong tục tập quán, tiếng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo tính chuyên nghiệp, 100% cán bộ công an xã thị trấn được bồi dưỡng, sử dụng tiếng đồng bào phù hợp theo từng địa bàn.

Lớp học tiếng Lào này vừa được công an tỉnh Điện Biên khai giảng. Học viên của lớp học là cán bộ chiến sĩ công an xã, thị trấn và các phòng nghiệp vụ chuyên môn công an tỉnh. Các học viên sẽ học tập trung trong thời gian 4 tháng với đầy đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Việc học tiếng đồng bào không chỉ để nghe và hiểu được ngôn ngữ của bà con dân tộc thiểu số mà hơn cả là để hiểu được phong tục tập quán, văn hóa của họ, tạo sự gần gũi, chia sẻ với bà con. Qua đó, hóa giải mâu thuẫn, khám phá được những vụ án, giữ vững tình hình ANTT địa phương, tránh để bà con bị kẻ xấu lợi dụng, tăng cường đại đoàn kết các dân tộc... Qua đó thực hiện tốt phương châm "3 bám, 4 cùng, 5 rõ".

Từ việc tự học và chủ động mở các lớp học, đã giúp cho lực lượng công an xã chính quy đã nhanh chóng hòa nhập công việc, nắm bắt địa bàn, tình hình ANTT tại cơ sở. Đây là nguồn nhân lực rất kịp thời đối với các địa bàn trọng điểm, trong việc thực hiện các chủ trương lớn của Bộ công an như Đề án 06, cao điểm phòng chống tội phạm.

Trung tá Vũ Văn Hưng, Trưởng Công an huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đánh giá: Mặc dù mới về địa bàn nhưng các đồng chí đã rất nhanh chóng tự học tiếng của bà con để trò chuyện nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con. Qua đó đóng góp hiệu quả của CBCS từ các cục nghiệp vụ về địa bàn xã về ANTT, về giải quyết tà đạo, an ninh tôn giáo, đề án 06.

Theo chia sẻ người dân tại địa phương, từ ngày có lực lượng Công an chính quy về xã, cùng với đợt tăng cường cán bộ từ Bộ về, đã giúp đỡ người dân rất nhiều trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, kịp thời giải quyết các vấn đề ANTT ngay từ đầu, ngay tại cơ sở;, đưa các dịch vụ công về ANTT trực tiếp đến với người dân.

Ông Vừ A Sè, Trưởng bản Nậm Pố 3, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cho biết: Giờ công an chính quy về không phải đi ra tận huyện trình báo, giải quyết ngay, các anh có phương pháp với trình độ chúng tôi phối hợp làm việc thường xuyên.

Với những nỗ lực rèn luyện của lực lượng công an cơ sở. Bức tranh về tình hình an ninh trật tự tại các xã, thị trấn đã có nhiều đổi khác. Đây chính là yếu tố góp phần thực hiện thành công chủ trương xây dựng nông thôn mới.

Biết được ngôn ngữ, có thể “nghe dân nói, nói dân hiểu” nhiều cán bộ chiến sĩ đã thực sự trở thành những người con của buôn làng, dân bản. Tạo được niềm tin yêu của quần chúng nhân dân với lực lượng công an nhân dân. Đây cũng là một yêu cầu để lực lượng công an nhân dân vững mạnh hơn theo đúng tinh thần Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay (20/9)

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay (20/9)

Điểm tin 20/09/2024

(ANTV) - Đem tới những thông điệp lớn, quan trọng ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương; Quy định thiếu đột phá, doanh nghiệp vẫn đau đầu vì giá đất; Bộ Xây dựng: Nhiều chung cư cũ không đảm bảo an toàn sau bão số 3; Những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025 - là những bài viết nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay (20/9).

Cảnh giác trước chiêu trò thao túng thị trường chứng khoán

Cảnh giác trước chiêu trò thao túng thị trường chứng khoán

Kinh tế 20/09/2024

(ANTV) - Tạo cung - cầu giả, đẩy giá tăng hoặc giảm đột ngột để lừa nhà đầu tư là một trong những cách thao túng thị trường chứng khoán. Thao túng thị trường chứng khoán là một trong những hành vi gian lận có tính toán, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và bị pháp luật nghiêm cấm. Thời gian gần đây, vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp. Do đó, các nhà đầu tư khi tham gia vào lĩnh vực này cần hết sức tỉnh táo và cảnh giác, tránh rơi vào bẫy của các đối tượng.

Hiến máu cứu người – trao đời sự sống

Hiến máu cứu người – trao đời sự sống

Xã hội 20/09/2024

(ANTV) - Trong những ngày vừa qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức liên tục tiếp nhận cũng như hỗ trợ từ xa cho các cơ sở y tế trong việc cấp cứu cho bệnh nhân gặp tai nạn do mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Và một trong những vấn đề cấp bách là nguồn máu cần truyền khẩn cấp cho người bệnh. Ngay trong ngày hôm qua, khi Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phát đi thông báo về việc cần máu và tiểu cầu thì Học viện Cảnh sát nhân dân đã huy động CBCS đáp ứng đủ số lượng, kịp thời điều trị cho bệnh nhân.

Bắt giữ đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt tài sản

Pháp luật 20/09/2024

(ANTV) - Nhận gần 300 triệu đồng và hứa sẽ “chạy tại ngoại” cho người nhà nạn nhân nhưng sau đó đã không thực hiện lời hứa mà chiếm đoạt tiền. Công an tỉnh Bình Dương đã bắt giữ đối tượng Chu Minh Quang (trú tại TP HCM) để điều tra làm rõ hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lũ lụt đe dọa nhiều nước Trung và Đông Nam Âu

Lũ lụt đe dọa nhiều nước Trung và Đông Nam Âu

Thế giới 20/09/2024

(ANTV) - Bão Boris đã hoành hành tại khu vực Trung và Đông Nam Âu trong tuần qua, gây ra lũ lụt nghiêm trọng nhất trong hơn 2 thập kỷ qua ở nhiều nước. Nhiều vùng rộng lớn tại Áo, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia đã ghi nhận lượng mưa lớn bất thường. Mưa lũ đã khiến ít nhất 24 người thiệt mạng và gây nhiều thiệt hại về vật chất.

Tái hiện không gian Hà Nội xưa qua dự án chuyến tàu điện số 6

Tái hiện không gian Hà Nội xưa qua dự án chuyến tàu điện số 6

Văn hóa 20/09/2024

(ANTV) - Dự án "Tuyến tàu điện số 6" được đặt tên dựa trên ý tưởng về một tuyến tàu điện tiếp của hệ thống 5 tuyến tàu điện mặt đất của Hà Nội xưa, đã ngừng hoạt động từ năm 1991. Đây là một phần ký ức không thể quên của nhiều người dân Thủ đô. Nằm tại khu vực phố đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã, dự án này còn tái hiện nhiều giai đoạn lịch sử của TP Hà Nội với những nét riêng đặc trưng về văn hóa, ẩm thực.

Xem thêm