Thứ Sáu, 04/04/2025 00:09 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Quán triệt, triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên

(ANTV) - Ngày 14/10, tại Hà Nội, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại các điểm cầu ở Trung ương, các bộ, ban, ngành liên quan và các địa phương vùng Tây Nguyên. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và chủ trì hội nghị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Cùng chủ trì có các đồng chí: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, lãnh đạo chủ chốt 5 tỉnh trong vùng Tây Nguyên.

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ báo cáo những nội dung chính của Nghị quyết số 23-NQ/TW.

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên, những năm qua các cấp, các ngành, nhất là các địa phương trong vùng, đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vùng, phát huy những tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh và bền vững, đạt được nhiều kết quả to lớn, rất quan trọng.

Quy mô kinh tế của vùng tăng nhanh, năm 2020 gấp hơn 14 lần năm 2002 và 3,1 lần năm 2010. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2002 - 2020 đạt gần 8%/năm, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế đều cao nhất so với các vùng. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 48 triệu đồng, gấp 10,6 lần năm 2002.

Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Du lịch có bước phát triển khá, hình thành các chuỗi phát triển du lịch liên vùng, đang trở thành vùng du lịch sinh thái - văn hóa có sức hấp dẫn.

Tuy nhiên, Tây Nguyên còn những hạn chế, yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Nguyên nhân do một số cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng; tư duy về liên kết vùng chậm được đổi mới. Chất lượng các quy hoạch còn thấp, thiếu liên kết, đồng bộ. Nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa được quan tâm đúng mức, nhất là hạ tầng giao thông liên vùng. Quản lý đất đai, di dân, bảo vệ rừng chưa hiệu quả. Các cơ chế, chính sách cho vùng chưa có trọng tâm, trọng điểm và chưa sát với thực tiễn. Thể chế liên kết vùng chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả. Các địa phương chưa phát huy hết tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh của mình và của vùng. Thiếu cơ chế, chính sách đặc thù để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phân cấp, phân quyền chưa thực sự gắn với năng lực và điều kiện thực tiễn của từng địa phương, thiếu phối hợp và kiểm tra, giám sát. Chưa phát huy, khai thác tốt giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống và con người vùng đất Tây Nguyên thành nguồn lực phát triển. Năng lực cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước ở một số nơi còn hạn chế, công tác chỉ đạo, điều hành chưa hiệu quả. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành với các địa phương chưa thường xuyên, chặt chẽ và chưa được quan tâm đúng mức.

Để tiếp tục, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên, Nghị quyết đưa các nhóm quan điểm cùng các mục tiêu và giải pháp, nhiệm vụ cụ thể. Nổi bật là, về phát triển kinh tế, Nghị quyết yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao. Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng chuyên canh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng.

Về phát triển văn hóa-xã hội và nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, coi đây là một trong những khâu đột phá cho sự phát triển nhanh và bền vững của vùng.

Cùng đó, Nghị quyết cũng xác định các giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách liên kết vùng; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị…

Sau quán triệt nội dung Nghị quyết, hội nghị đã nghe Chương trình Hành động của Chính phủ và Quốc hội triển khai thực hiện Nghị quyết; các đại biểu tham luận bàn về giải pháp quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết.

Quang cảnh Hội nghị.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh những điểm mới của Nghị quyết lần này. Trước hết Nghị quyết đã kế thừa, bổ sung, phát triển 4 quan điểm của Nghị quyết số 10-NQ/TW thành 5 quan điểm chỉ đạo mới, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới. Đó là, vùng Tây Nguyên có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của về Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước.

Phát triển vùng Tây Nguyên phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển vùng Tây Nguyên theo hướng đẩy mạnh liên kết vùng, nội vùng; lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng. Xây dựng nền văn hóa Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt giữa các dân tộc, coi đây là động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập quốc tế của vùng. Chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số.

Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá của cả nước.

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về vùng Tây Nguyên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, phải quán triệt thật đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết; nắm vững các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm. Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành, của người dân và cộng đồng các doanh nghiệp về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vùng. Đổi mới tư duy phát triển, nhất là về liên kết vùng, tiểu vùng; về cơ chế, chính sách đặc thù; về phân bổ nguồn lực; về nguồn nhân lực, tiềm năng, lợi thế nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, các tiểu vùng và từng tỉnh trong vùng, tiểu vùng; giải quyết các vấn đề trọng điểm quốc gia tại vùng; các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tiểu vùng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, cần khơi dậy, phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống cách mạng, lòng yêu nước; tinh thần chủ động, sáng tạo; ý thức tự lực, tự cường, ý chí vươn lên mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và nhân dân các địa phương trong vùng; quyết tâm vượt lên chính mình, khắc phục tư tưởng bằng lòng, bị động, chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Trung ương; quyết tâm không cam chịu đói nghèo, thua kém các tỉnh khác, vùng khác. Đồng thời, tăng cường sự hỗ trợ của Trung ương, sự hợp tác, giúp đỡ của các địa phương trong cả nước để phát triển kinh tế vùng nhanh và bền vững hơn; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng đạt mức cao hơn bình quân chung của cả nước trên cơ sở từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, cần đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển vùng. Các cơ quan ở Trung ương cần tăng cường phối hợp Hội đồng vùng và các địa phương trong vùng, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, ban hành, triển khai thực hiện luật pháp, chính sách ưu tiên, có tính đặc thù cho phát triển vùng. Xây dựng, tổ chức thực hiện thật tốt Quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng xanh, bền vững và toàn diện; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước, kết hợp với huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển các công trình trọng điểm có sức lan tỏa, giải quyết các vấn đề phát triển vùng và liên vùng; phát triển vùng toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên.

Về công tác xây dựng Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, coi đây là nhân tố hàng đầu có tính quyết định. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền. Kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW. Phấn đấu để các thôn, bản ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều có đảng viên và chi bộ đảng; thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý, có sự chuyển giao, kế thừa chặt chẽ giữa các thế hệ. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện lớp cán bộ kế cận, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và đoàn thể nhân dân. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; phát huy cao độ truyền thống văn hóa, cách mạng; sự cần cù, ý chí vươn lên, tự lực, tự cường của nhân dân trong vùng. Xây dựng tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa nhân dân trong vùng với nhân dân vùng biên giới các nước bạn láng giềng.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, ngay sau Hội nghị này, căn cứ vào Nghị quyết, Kế hoạch của Bộ Chính trị, sự chỉ đạo, hướng dẫn của các ban đảng Trung ương và các cơ quan, các cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị của các địa phương trong vùng cần khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động, chương trình học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết gắn với tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết Đại hội đảng bộ các tỉnh.

Ban cán sự đảng Chính phủ cần khẩn trương, ráo riết chỉ đạo xây dựng, ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết; giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương trong vùng. Các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng cần cụ thể hóa Nghị quyết, Chương trình hành động của Chính phủ bằng các cơ chế, chính sách, kế hoạch, đề án, dự án và nguồn lực cụ thể, có tính khả thi cao. Chính phủ cần tập trung ưu tiên sớm hoàn thiện, ban hành Quy hoạch phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo cơ sở để các địa phương trong vùng xây dựng quy hoạch phát triển của địa phương mình.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng rằng, cấp ủy, chính quyền, nhân dân các tỉnh Tây Nguyên sẽ cùng với các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các cấp trong cả nước, nhất là vùng duyên hải miền trung, vùng Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới, nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, để tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức; thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị lần này, tạo bước chuyển biến mới, mạnh mẽ hơn trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên. Cùng với cả nước tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, nỗ lực phấn đấu, tạo chuyển biến thật mạnh mẽ trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh trong thời kỳ mới, theo tinh thần: Cả nước vì Tây Nguyên; Tây Nguyên vượt khó vươn lên cùng cả nước và vì cả nước!

Theo Báo Nhân Dân

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Tây Nguyên đối mặt với khô hạn gay gắt

Tây Nguyên đối mặt với khô hạn gay gắt

Kinh tế 03/04/2025

(ANTV) - Ở Tây Nguyên hiện đã vào cao điểm điểm mùa khô, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài nhiều ngày qua khiến mực nước trên các sông, suối, hồ đập đang giảm nhanh. Một số nơi đã cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Tiêu dùng xanh hướng tới phát triển bền vững

Tiêu dùng xanh hướng tới phát triển bền vững

Kinh tế 03/04/2025

(ANTV) - Nằm trong khuôn khổ dự án Việt Nam Xanh 2025, hội thảo “Sản phẩm, dịch vụ xanh - Đặt hàng từ người dùng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách tham dự với loạt sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường.

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Thế giới 03/04/2025

(ANTV) - Ngày 02/4 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump đã công bố các mức thuế quan mới mở rộng, đánh dấu bước leo thang lớn trong cuộc chiến thương mại. Ông gọi động thái mang tính lịch sử này là “tuyên ngôn độc lập kinh tế”. Theo đó, ông Trump tuyên bố áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ và mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ khoảng 60 quốc gia hoặc khối thương mại có thâm hụt thương mại cao với Mỹ. Động thái này của ông Trump làm sâu sắc thêm cuộc chiến thương mại đã làm rung chuyển thị trường toàn cầu.

Ước mơ du học và câu chuyện mất tiền mất cả niềm tin

Ước mơ du học và câu chuyện mất tiền mất cả niềm tin

Xã hội 03/04/2025

(ANTV) - Đi du học để có một tấm bằng quốc tế, có một công việc tốt hơn trong tương lai là ước mơ của nhiều bạn trẻ. Đặc biệt là đi du học tại Úc - quốc gia có chất lượng giáo dục hàng đầu trên thế giới. Đã có nhiều người đạt được ước mơ của mình, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít ước mơ không trở thành sự thật, thậm chí mất cả tiền bạc và niềm tin.

Đoàn công tác Bộ Công an đến viếng, thăm hỏi gia đình đồng chí Huỳnh Trí Phúc hy sinh khi đang làm nhiệm vụ

Đoàn công tác Bộ Công an đến viếng, thăm hỏi gia đình đồng chí Huỳnh Trí Phúc hy sinh khi đang làm nhiệm vụ

Xã hội 03/04/2025

(ANTV) - Sáng ngày 3/4, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Đoàn công tác của Bộ Công an gồm các đồng chí lãnh đạo Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Cục Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ đã đến thăm viếng, động viên gia đình đồng chí Huỳnh Trí Phúc, thành viên lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai hy sinh khi truy bắt tội phạm.

Khởi tố đối tượng gây rối trật tự công cộng

Khởi tố đối tượng gây rối trật tự công cộng

Pháp luật 03/04/2025

(ANTV) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Võ Văn Út (33 tuổi, trú tại thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT) để điều tra về hành vi Gây rối trật tự công cộng.

Bộ GD&ĐT ra văn bản tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm

Bộ GD&ĐT ra văn bản tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm

Xã hội 03/04/2025

(ANTV) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Công văn số 1479 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tiếp tục tăng cường thực hiện Công điện số 10 ngày 7/2 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở (THCS), tuyển sinh trung học phổ thông (THPT) và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm.

Đẩy nhanh nỗ lực cứu trợ và tái thiết sau thảm họa động đất tại Myanmar

Đẩy nhanh nỗ lực cứu trợ và tái thiết sau thảm họa động đất tại Myanmar

Thế giới 03/04/2025

(ANTV) - Những ngày qua, cộng đồng quốc tế đang tiếp tục nỗ lực cứu trợ cho người dân Myanmar, vốn đang phải sống chật vật trong hoàn cảnh thiếu thốn khắc nghiệt sau động đất. Để tạo điều kiện cho nỗ lực này, chính quyền quân sự nước này đã tuyên bố ngừng bắn tạm thời trong chiến dịch chống lại các lực lượng đối lập có vũ trang.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp kéo giảm số vụ cháy, nổ trong Quý II/2025

Thực hiện đồng bộ các giải pháp kéo giảm số vụ cháy, nổ trong Quý II/2025

Chính trị 03/04/2025

(ANTV) - “Trong Quý II/2025 hệ lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần chủ động triển khai thực hiện Đề án kéo giảm số vụ cháy, số người chết, số người bị thương, số thiệt hại do cháy nổ gây ra”. Đây là chỉ đạo của Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an tại Hội nghị giao ban công tác Quý I/2025 của hệ lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ diễn ra vào sáng ngày hôm nay tại Hà Nội. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến đến Công an các địa phương.

Xem thêm