(ANTV) - Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng An ninh kinh tế luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Đảng ủy CATW và lãnh đạo Bộ Công an. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của lực lượng An ninh kinh tế, ANTV trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tướng GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an về công tác lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng An ninh kinh tế trong tình hình mới.
Mở đầu bài viết, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh kinh tế, xác định rõ quan điểm "Bảo vệ an ninh kinh tế là bảo vệ an ninh quốc gia".
Dưới sự lãnh đạo thường xuyên của Đảng, mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân, an ninh kinh tế được giữ vững, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta lãnh đạo ngày càng phát triển, hội nhập toàn diện với kinh tế thế giới, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn bảo đảm nguyên tắc giữ vững độc lập, tự chủ, vận hành theo quy luật khách quan; từng bước đổi mới, hoàn thiện thể chế phù hợp, không ngừng đa dạng hóa, đa phương hóa với các quan hệ hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế-xã hội, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể.
Cùng với các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương; luật, nghị định, quyết định của Quốc hội, Chính phủ; các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, văn bản quy phạm pháp luật đã được cụ thể hóa theo thẩm quyền của các cấp ủy, tổ chức đảng, các bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan công tác bảo vệ an ninh kinh tế.
Lần đầu tiên, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 5/1/2017 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”(Chỉ thị số 12) để lãnh đạo toàn diện công tác bảo vệ an ninh kinh tế.
Chỉ thị số 12 xác định “Bảo đảm an ninh kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, trước hết là của người đứng đầu” và yêu cầu “phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Công an với các ban, bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, giữa Trung ương và địa phương trong công tác bảo đảm an ninh kinh tế”.
Bám sát và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy đảng trong Công an nhân dân nắm chắc tình hình biến động thế giới tác động đến kinh tế Việt Nam; chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước các giải pháp bảo đảm an ninh kinh tế trong quá trình tham gia soạn thảo, ký kết và triển khai thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa phương tại các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ phục vụ công tác bảo đảm an ninh kinh tế, trong đó có việc thể chế hóa quan điểm phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh với phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tiễn công tác bảo vệ an ninh kinh tế cho thấy, các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta để tác động nội bộ, chuyển hóa thể chế, chính sách, pháp luật, thúc đẩy quá trình thay đổi Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam theo tiêu chí phương Tây nhằm mục tiêu chuyển hóa chính trị ở Việt Nam; thông qua hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tìm cách chi phối, tạo sự lệ thuộc; tận dụng mọi điều kiện thuận lợi trong đàm phán, ký kết, triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để thâm nhập, tác động, chuyển hóa nội bộ và thể chế chính trị của Việt Nam. Đây là những yếu tố phức tạp không thể xem thường, không thể mất cảnh giác.
Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, cạnh tranh nước lớn về kinh tế ngày càng gay gắt, nguy cơ kinh tế thế giới suy thoái chưa thể loại trừ... sẽ tác động trực tiếp, nhiều mặt đến kinh tế Việt Nam - nền kinh tế có độ mở cao, thực lực và tiềm lực chưa bền vững. Do vậy, Bộ trưởng Tô Lâm đặt ra một số yêu cầu với Đảng ủy công an trung ương và lực lượng an ninh kinh tế, cụ thể như sau:
Trong điều kiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, trình độ quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển; thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện; cơ chế, chính sách, pháp luật còn thiếu đồng bộ; ngày càng tham gia sâu, rộng vào nhiều định chế kinh tế, tài chính quốc tế, khiến Việt Nam chịu nhiều bất lợi và sức ép, gia tăng khả năng các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề kinh tế để xâm phạm an ninh quốc gia, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với bảo vệ an ninh kinh tế.
Để tăng cường bảo vệ an ninh kinh tế trong tình hình mới, Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Đảng ủy Công an Trung ương tập trung lãnh đạo các cấp ủy trong Công an nhân dân tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh kinh tế, trọng tâm là Chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị trong toàn lực lượng Công an nhân dân.
Chỉ đạo cấp ủy các cấp trong Công an nhân dân tăng cường công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy đảng các cấp, nhất là người đứng đầu cấp ủy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cấp ủy, chính quyền các địa phương phát huy vai trò, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ an ninh kinh tế.
Thường xuyên phân tích, đánh giá, dự báo các nguy cơ, thách thức đe dọa an ninh kinh tế trên từng lĩnh vực; đi đôi với các hình thức tuyên truyền phù hợp để thống nhất nhận thức, trước hết là đối với người đứng đầu các tổ chức đảng, cơ quan, doanh nghiệp về nguy cơ, thách thức và ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh kinh tế.
Từ đó, chủ động tự giác thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, loại bỏ từ sớm, từ xa các sơ hở, thiếu sót, các nguy cơ, thách thức.
Tập trung chỉ đạo lực lượng An ninh kinh tế nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực kinh tế.
Tăng cường tham mưu với Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, giải pháp toàn diện về bảo đảm an ninh kinh tế khi đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết và mở rộng hợp tác quốc tế; chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế từ xa, từ ngoài biên giới lãnh thổ; nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, đánh giá, giám sát về an ninh, trật tự đối với các chương trình, đề án, dự án đầu tư nước ngoài, có yếu tố nước ngoài; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các vi phạm pháp luật cũng như hoạt động gây phương hại, đe dọa gây phương hại đến an ninh kinh tế, an ninh quốc gia.
Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong Công an nhân dân; bảo đảm sự lãnh đạo thường xuyên, tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế.
Cấp ủy, lãnh đạo Công an các cấp tiếp tục gương mẫu, đi đầu, với tinh thần nói đi đôi với làm, thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm trong công tác chuyên môn cũng như trong sinh hoạt, xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 12 ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị.
Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lực lượng An ninh kinh tế có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng; có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, liêm chính, gương mẫu; nắm vững pháp luật, tinh thông nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn và ứng dụng khoa học-công nghệ vào nhiệm vụ, phải là chuyên gia trên từng lĩnh vực kinh tế được phân công phụ trách, có khả năng tham mưu chiến lược và dự báo đúng, trúng tình hình.
Mỗi cán bộ, chiến sĩ lực lượng An ninh kinh tế phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện theo Sáu Điều Bác Hồ dạy lực lượng Công an nhân dân, coi đó là kim chỉ nam trong mọi hành động.
(ANTV) - Nhiệm vụ tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc được Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm hiện thực hóa các cam kết của Đảng và Nhà nước với cộng đồng quốc tế; góp phần vào việc duy trì nền hòa bình, an ninh của thế giới và khu vực.
(ANTV) - Những đoàn xe bê tông gầm rú suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù và nỗi bất an về an toàn giao thông, vốn đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Giờ đây, lo lắng ấy càng nhân lên khi người dân phát hiện một trạm trộn bê tông đang được hình thành ngay sát chân đê tả sông Hồng — một khu vực lẽ ra phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Hành vi này không chỉ coi thường quy định về quản lý đất đai và trật tự xây dựng; nó còn tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ hệ thống đê điều, gây ô nhiễm môi trường và đe dọa sinh kế, môi trường sống của cư dân về lâu dài.
(ANTV) - Một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc vừa bị Phòng CSĐT về tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá, bắt giữ 14 đối tượng về hành vi Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
(ANTV) - Một lực lượng đặc biệt. Thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Kể từ khi thành lập nước đến nay, với lòng dũng cảm, trung thành tuyệt đối và tinh thông nghiệp vụ, các chiến sĩ cảnh vệ CAND, trong đó có các sĩ quan lái xe môtô hộ tống đã bảo vệ an toàn cho các đối tượng bảo vệ không phải dựa vào những vũ khí được trang bị mà bằng mạng sống của mình và lời hứa danh dự trước Đảng và nhân dân.
(ANTV) - Sản xuất, buôn bán sữa giả là hành vi không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Với các thủ đoạn tinh vi hàng trăm nghìn sản phẩm sữa kém chất lượng, giả danh nhãn hiệu nổi tiếng, đã len lỏi lên kệ khắp các vùng nông thôn, và ngay cả ở các thành phố lớn. Những lỗ hổng trong công tác quản lý thị trường sữa bột đã được chỉ ra. Điều quan trọng lúc này là chúng ta cần làm gì để xây dựng một thị trường sữa an toàn, minh bạch? Và người tiêu dùng làm sao để phân biệt được sữa giả với sữa thật?
(ANTV) - Gây rối trật tự công cộng, 15 thanh niên trú tại huyện Điện Biên vừa bị Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Điện Biên tạm giữ.
(ANTV) - Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo lực lượng này đang gia tăng áp lực quân sự với phong trào Hamas tại Dải Gaza, nhằm buộc nhóm vũ trang Palestine phải chấp nhận thỏa thuận trao đổi con tin. Các hoạt động quân sự được tiến hành thận trọng và bao gồm việc sẵn sàng mở chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Gaza.
(ANTV) - Các thiết bị bay không người lái (UAV) của Ukraine đã tấn công thành phố Shuya thuộc tỉnh Ivanovo của Nga vào ngày 16/4, nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự liên quan đến Lữ đoàn Tên lửa số 112 của Nga
(ANTV) - Hai trang thương mại điện tử Trung Quốc là Temu và Shein thông báo sẽ tăng giá sản phẩm cho khách hàng Mỹ từ tuần sau, hệ quả từ việc Tổng thống Donald Trump áp thuế cao đối với hàng hóa từ Trung Quốc nhằm điều chỉnh mất cân bằng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới
(ANTV) - Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mới đây đã giảm mạnh dự báo về thương mại hàng hóa toàn cầu từ mức tăng trưởng vững chắc xuống mức suy giảm, đồng thời cảnh báo các tác động do thuế quan của Mỹ có thể dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ đỉnh điểm của đại dịch COVID-19.