Thứ Sáu, 20/09/2024 07:38 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Tạo sự thống nhất, đồng bộ đối với dự án Luật Căn cước

(ANTV) - Cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, dự án Luật Căn cước do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã được nhiều đại biểu đánh giá cao đối với những quy định tiến bộ được bổ sung, cũng như sự cần thiết phải ban hành luật này.

Dự thảo luật gồm 7 Chương, 46 Điều, trong đó sửa đổi 39 Điều và bổ sung mới 7 Điều so với Luật CCCD năm 2014.

Đây văn bản pháp lý quan trọng trong quản lý dân cư, đồng thời cũng sẽ tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta. Trong quá trình xây dựng dự án luật, Bộ Công an cũng đã nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, chỉnh lý, đảm bảo chất lượng dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp tới, nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay.

Trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2023, Chính phủ đã thống nhất đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước và giao Bộ Công an trình Quốc Hội xem xét dự án luật. Việc lược bỏ từ “công dân” trong tên Luật được đánh giá là thể hiện đúng nội hàm của công tác quản lý căn cước với mục đích là định danh, xác định rõ danh tính của từng con người cụ thể, cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc đổi tên gọi của Luật sẽ không tạo ra những tác động lớn. Trong đó ý kiến của các chuyên gia cũng cho rằng, với việc bổ sung quy định liên quan đến người gốc Việt Nam trong dự án Luật, thì việc điều chỉnh lại tên gọi thành Luật căn cước, lại càng mang tính phù hợp.

Hiện theo thống kê, ở nước ta có trên 31.110 người gốc Việt Nam không xác định được quốc tịch. Vì vậy, Bộ Công an đã đề xuất bổ sung 1 điều trong dự thảo luật căn cước về quản lý người gốc Việt Nam. Theo đó những trường hợp này sẽ được cấp số định danh và giấy chứng nhận căn cước. Đây sẽ là giấy tờ tùy thân, có giá trị chứng minh khi thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên cơ sở điều chỉnh tên gọi của Luật, Bộ Công an cũng đề xuất việc thay đổi tên gọi của thẻ, từ Thẻ CCCD chuyến sang Thẻ căn cước. Việc đổi tên này sẽ không làm phát sinh chi phí, thủ tục cho người dân khi các loại thẻ vẫn còn hiệu lực sử dụng.

Quy định này sẽ không tác động đến địa vị pháp lý về quốc tịch của công dân. Đồng thời bảo đảm tính phổ quát, cũng như đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu giữa các nước trong khu vực và thế giới khi cùng chấp nhận 1 loại giấy tờ là căn cước.

Hiện Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia của Bộ Công an đã thu thập, cập nhập được hơn 104 triệu thông tin công dân trên cả nước. Đã có trên 85 triệu thẻ CCCD gắn chip được cấp cho công dân đủ điều kiện. Trong mỗi tấm thẻ căn cước công dân này, hiện đang được lưu trữ 19 trường thông tin cơ bản của công dân. Đây là những trường dữ liệu giúp người dân thay thế các loại giấy tờ khi làm thủ tục hành chính.

Tuy nhiên để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu cải cách, mục tiêu chuyển đổi số, dự thảo Luật Căn cước đã đề xuất nâng thông tin công dân cần thu thập, cập nhập lên thành 24 nhóm thông tin dữ liệu. Ví dụ như bổ sung thông tin về nhóm máu, địa chỉ thư điện tử. Các thông tin này sẽ được cập nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, và nhiều ý kiến đánh giá, việc bổ sung các dữ liệu này là cần thiết.

Việc xây dựng dự án Luật Căn cước là cần thiết nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thi hành luật CCCD năm 2014. Những điểm mới được bổ sung trong dự án Luật Căn cước đã được nghiên cứu và đánh giá tác động trên cơ sở đảm bảo sự phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện nay.

Dự án Luật Căn cước sẽ tiếp tục được Quốc hội thảo luận và cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm