(ANTV) - Sáng 14/4, trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng toàn văn bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc."
Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam từ ngày 14-15/4, sáng 14/4, trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng toàn văn bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Sau đây là toàn văn bài viết:
Nhận lời mời của Tôi và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025, trong năm nhân dân hai nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (ngày 18/01/1950-18/01/2025) và Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung.
Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ tư của đồng chí Tập Cận Bình kể từ khi đảm nhiệm trọng trách Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, cũng là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Đồng chí trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Là Nhà Lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thăm Việt Nam nhiều nhất trong lịch sử, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình là người đồng chí chân thành, người bạn lớn thân thiết của Việt Nam.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam nhiệt liệt chào mừng và tin tưởng chuyến thăm nhất định sẽ thành công tốt đẹp, góp phần to lớn, quan trọng phát huy mạnh mẽ truyền thống hữu nghị, mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ Việt-Trung.
I - Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Lịch sử hữu nghị bền chặt, thành tựu hợp tác toàn diện
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, nhân dân hai nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa và phong tục tập quán, cùng nhau vun đắp quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Trong chặng đường cách mạng gắn bó từ thủa ban đầu với muôn vàn khó khăn, các thế hệ Lãnh đạo tiền bối hai Đảng, hai nước, trực tiếp là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông, đã không ngừng dày công vun đắp nên "mối tình thắm thiết Việt-Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em."
Trong nhiều năm hoạt động cách mạng ở Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận được tình cảm trân quý, sự giúp đỡ nhiệt thành của những người cộng sản và Nhân dân Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những người cộng sản Việt Nam cũng tích cực tham gia vào phong trào cách mạng ở Trung Quốc. Lịch sử kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ giữa các nhà cách mạng tiền bối hai nước là tấm gương sáng trong phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản thế giới, đặt nền móng vững chắc cho quan hệ hữu nghị Việt-Trung sau này.
Trên cơ sở quan hệ tin cậy giữa hai Đảng Cộng sản, ngày 18/1/1950, sau khi thành lập không lâu, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Việt Nam cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Đây là mốc son lịch sử chói lọi, mở ra kỷ nguyên mới cho quan hệ hữu nghị Việt-Trung. Dưới ánh sáng soi đường của hai Đảng Cộng sản, Nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự giúp đỡ, ủng hộ chí nghĩa, chí tình, góp phần vào thắng lợi, thành công của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước.
75 năm qua, hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển luôn là dòng chảy chính trong quan hệ giữa hai nước, bởi hai Đảng, hai nước chia sẻ một nhận thức chung không thay đổi là sự phát triển ổn định, bền vững lâu dài của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt-Trung là lợi ích căn bản, lâu dài, là nguyện vọng thiết tha từ bao đời của hai dân tộc về hòa bình và hữu nghị, có ý nghĩa hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở mỗi nước, thuận theo xu thế lớn của thời đại là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Trong tổng thể đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn kiên trì, nhất quán ưu tiên hàng đầu, quyết tâm cùng Đảng và Nhà nước Trung Quốc phát triển quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của toàn nhân loại.
Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Nhân dân Trung Quốc trong các giai đoạn lịch sử.
Việt Nam luôn coi sự phát triển thịnh vượng của Trung Quốc là cơ hội cho mình, đồng thời vui mừng, đánh giá cao Trung Quốc khẳng định ưu tiên phát triển quan hệ với Việt Nam trong ngoại giao láng giềng và coi đây là sự lựa chọn chiến lược của cả hai nước.
Từ những nhận thức chung quan trọng đó, quan hệ Việt-Trung những năm qua không ngừng được thúc đẩy phát triển lên tầm cao mới, đạt được rất nhiều thành tựu và dấu ấn quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.
Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì thường xuyên trao đổi chiến lược với nhiều hình thức linh hoạt, kịp thời đề ra những quyết sách quan trọng để định hướng, định hình cho sự phát triển không ngừng của quan hệ Việt-Trung ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn.
Mới đây nhất là sự kiện hai nước nhất trí nâng tầm quan hệ lên Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược nhân chuyến thăm Việt Nam có tầm vóc lịch sử của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình (tháng 12/2023).
Cùng với đó, các cơ chế giao lưu, hợp tác đa dạng trên các kênh, trong mọi lĩnh vực, từ trung ương đến địa phương, cũng như hợp tác trên các diễn đàn, thể chế đa phương quốc tế cũng có những bước phát triển rõ nét ngày càng thực chất, góp phần làm phong phú và làm sâu sắc hơn nội hàm khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Quan hệ kinh tế-thương mại không ngừng phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho Nhân dân hai nước.
Trong hơn ba thập kỷ gần đây, kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng bứt phá hơn 6.400 lần, xác lập đỉnh cao mới, vượt 200 tỷ USD vào năm 2024. Việt Nam duy trì là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới; Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Đến nay, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Việt Nam, dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới.
Các lĩnh vực giao lưu nhân dân, văn hóa, giáo dục, du lịch giữa hai nước đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ, ngày càng sôi động và trở thành điểm sáng mới góp phần củng cố nền tảng xã hội vững chắc hơn cho quan hệ Việt-Trung.
Có thể nói, tình cảm hữu nghị giữa các tầng lớp nhân dân hai nước ngày càng khăng khít, như hình ảnh mà đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình từng khái quát rất súc tích là "các dòng suối nhỏ vươn dài chảy mãi, hội tụ thành dòng sông giao lưu hữu nghị rộng lớn giữa hai nước."
Hai bên đã giải quyết ổn thỏa nhiều vấn đề do lịch sử để lại; nhất trí kiên trì xử lý thỏa đáng và tích cực giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Để quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển tốt đẹp, toàn diện như ngày hôm nay, bài học kinh nghiệm quan trọng nhất chính là ở sự chân thành, tin cậy, thấu hiểu lẫn nhau giữa hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bắt nguồn sâu xa từ truyền thống nhân ái, trọng nghĩa tình của hai dân tộc; là tầm nhìn trí tuệ, quyết tâm và hành động của các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai nước; là sự chung tay, vào cuộc của hệ thống chính trị và người dân hai nước. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trân trọng và đánh giá cao những tình cảm, tâm huyết và công lao to lớn đặc biệt quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đối với quan hệ Việt-Trung trong nhiều năm qua.
II - Tầm nhìn cho kỷ nguyên phát triển mới: Vì hạnh phúc của Nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại
Thế giới đang đứng trước những thay đổi to lớn căn bản mang tính thời đại, biến đổi sâu sắc về mọi mặt dưới tác động của các chuyển dịch lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học công nghệ.
Từ nay đến năm 2030 và nhìn xa hơn là đến năm 2045, cũng như đến năm 2050, giữa thế kỷ 21 - những thời điểm then chốt gắn với các dấu mốc lớn trong sự nghiệp cách mạng của hai Đảng, hai nước, là giai đoạn quan trọng nhất để định hình trật tự thế giới mới, mở ra những vận hội lớn cùng không ít thách thức với các nước.
Đối với Việt Nam, đây là thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút để kiến tạo kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc và thực hiện di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới."
Đối với Trung Quốc, đây là thời kỳ then chốt và cất bước trong thực hiện mục tiêu 100 năm thứ hai, xây dựng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.
Bối cảnh trên đòi hỏi hai nước cần có tầm nhìn quốc tế và hành động quốc gia để tận dụng tối đa thời cơ chiến lược, chuyển hóa các thách thức thành cơ hội và xây dựng tương lai thịnh vượng cho cả hai đất nước.
Chúng ta có đủ cơ sở và niềm tin để thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn của mỗi nước, và hiện nay là thời điểm thuận lợi để hai Đảng, hai nước cùng nhau xác định tầm nhìn cho kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ Việt-Trung, vì hạnh phúc của Nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Cụ thể như sau:
Một là, duy trì trao đổi chiến lược, nâng tầm tin cậy chính trị. Đây là vấn đề quan trọng nhất, là tiền đề để thực hiện thành công các chương trình, kế hoạch, thoả thuận hợp tác giữa hai bên, bảo đảm chính trị cho quan hệ hai Đảng, hai nước Việt-Trung phát triển đúng hướng, lành mạnh.
Hai bên tiếp tục triển khai tốt các cơ chế giao lưu, tiếp xúc cấp cao, kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa các kênh đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; nâng cao hiệu quả và nâng tầm hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh và giữa các cấp, các ngành, địa phương hai nước.
Hai là, tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, tạo thêm những cực tăng trưởng mới. Việt Nam luôn sẵn sàng cùng Trung Quốc chung tay đưa hợp tác giữa hai nước ngày càng thực chất, sâu sắc, cân bằng, bền vững hơn, trở thành hình mẫu hợp tác chân thành, hiệu quả giữa hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa và đang phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn lợi ích của nhân dân hai nước.
Hai bên cùng nhau suy nghĩ sáng tạo về các hình thức hợp tác mới, phù hợp với định hướng trọng điểm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mỗi nước; tập trung triển khai những dự án lớn, biểu tượng hợp tác mới của quan hệ Việt-Trung, trong đó coi triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối hai nước là ưu tiên cao nhất trong hợp tác kết nối hạ tầng chiến lược giữa hai bên; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mà Trung Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực chất lượng cao, để trở thành những điểm sáng mới trong hợp tác song phương, phù hợp với xu thế phát triển chung của quốc tế.
Ba là, củng cố vững chắc hơn nền tảng xã hội thuận lợi cho quan hệ Việt-Trung. Tại cuộc điện đàm đầu năm nay, Tôi và đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã cùng tuyên bố khởi động Năm giao lưu nhân văn Việt Nam-Trung Quốc 2025.
Đây là thời điểm không thể phù hợp hơn để đẩy mạnh giao lưu nhân dân và tăng cường tuyên truyền về quan hệ hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước và Nhân dân hai nước; thúc đẩy thực chất hợp tác văn hóa, du lịch, giáo dục, đào tạo; phát huy hiệu quả các di tích "đỏ" mang dấu ấn cách mạng hai nước ở cả Việt Nam và Trung Quốc để nâng cao sự tự hào và niềm tin của các tầng lớp nhân dân hai nước về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà hai Đảng, Nhân dân hai nước đã lựa chọn và truyền thống hữu nghị Việt-Trung. Trong đó, vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực hai nước là rất quan trọng trong việc tăng cường tình cảm và hiểu biết giữa hai dân tộc, giúp hai nước gắn bó chặt chẽ hơn, góp phần thúc đẩy hợp tác, hữu nghị và cùng có lợi.
Bốn là, chung tay xây dựng môi trường hòa bình, ổn định cho kỷ nguyên mới, thời đại phát triển mới của mỗi nước. Việc hai nước chúng ta không ngừng thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển tốt đẹp, lành mạnh, nỗ lực cùng nhau kiểm soát và giải quyết thỏa đáng bất đồng trên cơ sở nhận thức chung cấp cao, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, là nhân tố ổn định quan trọng trong cục diện quốc tế, khu vực đang có nhiều biến động phức tạp, khó lường hiện nay, phù hợp với truyền thống và nguyện vọng chung thiết tha của cả hai dân tộc về hòa bình, hữu nghị, hợp tác vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của mỗi quốc gia.
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam tháng 12/2023, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã tổng kết rất sâu sắc: "Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Hai nước nên trở thành lực lượng cốt cán thúc đẩy sự nghiệp tiến bộ của nhân loại."
Trên cơ sở truyền thống lịch sử 75 năm quan hệ hữu nghị, với nhiều nét tương đồng về văn hóa và gắn bó lợi ích về hòa bình và phát triển của Nhân dân hai nước, hai Đảng, hai nước và hai dân tộc chúng ta vững tin và quyết tâm thúc đẩy sự nghiệp vinh quang và vĩ đại, tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, phát triển đất nước nhanh và bền vững; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, vững vàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Thành công của sự nghiệp hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước chúng ta không chỉ mang lại hạnh phúc và phục vụ tốt nhất lợi ích của Nhân dân hai nước, còn đóng góp ngày càng thiết thực, có trách nhiệm cho hòa bình, ổn định, tiến bộ xã hội và phát triển phồn vinh của các dân tộc trong khu vực và trên thế giới./.
(ANTV) - Chính quyền địa phương chuyển mình theo mô hình 2 cấp, từng phường, xã càng trở thành mắt xích quan trọng trong guồng máy phục vụ nhân dân. Trong đó, lực lượng công an cấp xã tiếp tục giữ vai trò nòng cốt, gắn bó chặt chẽ với chính quyền địa phương, triển khai hiệu quả các nhiệm đảm bảo ANTT trên địa bàn. Sự phối hợp đồng bộ, sát sao ấy chính là nền tảng để bộ máy mới vận hành thông suốt, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước tại địa bàn cơ sở. Chúng ta cùng đến với dải đất miền Trung. Ghi nhận trong buổi sáng ngày đầu tiên chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, tại phường Hải Châu, TP Đà Nẵng.
(ANTV) - Tại Lào Cai, ngày đầu vận hành chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, lực lượng công an đã phát huy tốt tinh thần chủ động, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với chính quyền để đảm bảo các hoạt động hành chính diễn ra thông suốt, phục vụ nhân dân một cách nhanh chóng, hiệu quả. Ngay trong ngày đầu hôm nay, với sự chuẩn bị tích cực, chu đáo về mọi mặt, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và lực lượng Công an tỉnh Lào Cai đã đảm bảo giải quyết các thủ tục hành chính thông suốt, không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
(ANTV) - Để tạo điều kiện cho người nước ngoài sinh sống, lao động, học tập tại Việt Nam, Bộ Công an mở đợt cao điểm 50 ngày đêm cấp định danh điện tử cho người nước ngoài. Thời gian thực hiện từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 19/8/2025. Việc cấp tài khoản định danh điện tử giúp người nước ngoài dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, giảm thiểu thời gian, giấy tờ và tiếp xúc trực tiếp, đồng thời đảm bảo tính xác thực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
(ANTV) - "Sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới hoàn thiện một nền hành chính quản trị hiện đại, gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ, để mọi lợi ích thuộc về nhân dân". Bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác tinh gọn bộ máy, rút ngắn các thủ tục hành chính đang mang lại khí thế phấn khởi, những kỳ vọng lớn lao cho người dân trên khắp cả nước.
(ANTV) - Báo Lao Động có tiêu đề: “Ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp, cán bộ tận tâm, người dân hài lòng”. Theo đó, từ ngày 1/7, các xã, phường và đặc khu trên cả nước đã chính thức vận hành theo mô hình tổ chức chính quyền mới. Tại nhiều địa phương đông dân như phường Hồng Hà (Hà Nội) hay phường Dĩ An (TP.HCM), mặc dù lượng người đến làm thủ tục hành chính tăng cao, nhưng công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn diễn ra nhịp nhàng, phản ánh tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, công chức.
(ANTV) - Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 30/6 kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo ra những động lực mới, những giải pháp đột phá để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, đặc biệt trong bối cảnh có những khó khăn, thách thức do thiếu hụt nguồn viện trợ quốc tế vốn có nguy cơ đe dọa nỗ lực toàn cầu chống đói nghèo và biến đổi khí hậu.
(ANTV) - Theo Thông tư mới ban hành của Bộ Tài chính, 46 khoản phí, lệ phí sẽ được giảm 50% từ hôm nay (1/7) đến hết năm 2026.
(ANTV) - Không đơn thuần là một sàn giao dịch trực tuyến, B2B là một hạ tầng giao thương hiện đại, cho phép doanh nghiệp công khai dữ liệu về phát thải, minh bạch hóa quy trình sản xuất, qua đó thể hiện cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường ngay từ những bước đầu tiên. Và ngày hôm nay, sàn giao dịch thương mại điện tử B2B “xanh” đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức ra mắt tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 do UBND TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị đồng hành tổ chức.
(ANTV) - Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM mới sẽ trở thành siêu đô thị đầu tiên của Việt Nam. Quy mô kinh tế sau hợp nhất của thành phố mới ước tính đạt hơn 2,7 triệu tỷ đồng, chiếm gần 1/4 GDP của cả nước. Thành phố sẽ phát triển dựa trên 3 cực tăng trưởng là Tài chính - Công nghiệp và Cảng biển, kỳ vọng tạo nên một sức mạnh cộng hưởng để đóng góp lớn cho mục tiêu giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước.
(ANTV) - Không cần phải đi xa, người dân và du khách TP.HCM có thể thưởng thức nhiều bánh đặc sản đặc trưng của ba miền Bắc – Trung – Nam ngay tại trung tâm thành phố. Ngày hội Bánh dân gian ba miền không chỉ là bữa tiệc ẩm thực, mà còn là dịp để cộng đồng kết nối, cùng gìn giữ và lan tỏa những giá trị truyền thống lâu đời của dân tộc trong nhịp sống hiện đại.