(ANTV) - CATP Hà Nội đang tổ chức quản lý 02 trại tạm giam và 30 nhà tạm giữ Công an cấp huyện với hơn 1.000 buồng giam giữ, quy mô giam giữ thực tế khoảng 8.000 chỗ. Các cơ sở đã tích cực triển khai, tuyên truyền về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam theo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018).
Trại tạm giam số 2, Hà Nội đã tăng cường đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đảm bảo chế độ, chính sách đối với người bị tạm giữ, tạm giam và kịp thời xử lý sai phạm. Cơ sở có phân trại tạm giam, khu giam giữ, buồng tạm giam, buồng tạm giữ, buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật, phân trại quản lý phạm nhân…
Sau cánh cổng sắt là một không gian rộng lớn với diện tích hàng trăm mét vuông. Khuôn viên Trại tạm giam số 2 được phủ xanh bằng cây cảnh, sân cỏ,... Mỗi tòa nhà lại giam giữ đối tượng riêng biệt theo quy định. Vừa di chuyển đến các khu giam, giữ, Thượng tá Nguyễn Xuân Nam, Phó Giám thị Trại tạm giam số 2, CATP Hà Nội vừa giới thiệu về không gian của cơ sở và công tác đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, tạm giam.
"Chúng tôi đã tổ chức, quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ - người thực thi nhiệm vụ để đưa luật vào thực tiễn. Trong những năm qua, Trại tạm giam số 2 đảm bảo quyền của đối tượng bị tạm giam, tạm giữ theo đúng luật định: khi đến nhập trại được phổ biến quyền và nghĩa vụ; được học nội quy. Trong quá trình tạm giữ, tạm giam họ được gặp thân nhân và nhận quà theo đúng quy định của pháp luật. Họ được bảo trợ, trợ giúp pháp lý, được tiếp cận luật sư khi có yêu cầu của cơ quan điều tra" - Thượng tá Nguyễn Xuân Nam nhấn mạnh.
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam ở Trại tạm giam số 2 nói riêng và cơ sở giam giữ nói chung được thể hiện ở nhiều góc độ, trong đó có chế độ ăn uống.
Các loại lương thực, thực phẩm chuyển vào cơ sở đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn, do đó đến nay không xảy ra ngộ độc thực phẩm trong cơ sở giam giữ. Số lượng thực phẩm được tính toán phù hợp, theo đúng quy định của Nhà nước. Người bị tạm giữ, tạm giam được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, dầu ăn,... Trong các dịp lễ, tết, ban giám thị đều tăng khẩu phần ăn hơn ngày thường. Chế độ thăm nuôi cũng được thực hiện theo đúng quy định.
Bà Vũ Thị Chi, sống ở huyện Thanh Oai, Hà Nội đã được cán bộ, chiến sỹ tại cơ sở hướng dẫn nhiệt tình về thủ tục thăm nuôi theo quy định. Nhận được sự cảm thông, giúp đỡ đó, bà Chi rất xúc động và gửi lời cảm ơn: "Các bác tạo điều kiện cho để thăm gặp. Theo quy định, khi chưa xử án thì được gửi quà. Giờ chồng tôi được xử thì đây là lần đầu tiên tôi được thăm. Chồng tôi đi vào trong này để cải tạo thì cũng cảm ơn tất cả các cán bộ tạo mọi điều kiện. Đặc biệt là đảm bảo mọi quyền lợi, nghĩa vụ của chồng tôi" .
Ngoài những lời động viên, hỏi thăm của thân nhân, người bị tam giữ, tạm giam còn nhận được sự quan tâm, hỏi thăm của cán bộ quản giáo.
Đối với những người “sau song sắt” như anh Nguyễn Đức Tiến, người bị tạm giam đang chờ quyết định thi hành án về tội mua bán ma túy những lời hỏi thăm, động viên của cán bộ, chiến sỹ nơi đây có giá trị tinh thần rất lớn:
"Tôi hoàn cảnh khó khăn, không có gia đình, không có sự chi viên của gia đình và xã hội. Tất cả phải nhờ vào chế độ của trại. Tôi cũng ơn Đảng, ơn Chính phủ. Các thầy ở đây rất có tình người. Tôi xin cảm ơn!" - Nguyễn Đức Tiến chia sẻ.
Phạm nhân cũng là những người có tâm tư, có xúc cảm, chỉ khi “đánh” đúng vào tâm lý họ, thấu hiểu họ thì mới rèn giũa được họ.
Việc thực hiện nghiêm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam theo đúng luật định đang giúp những người lỡ “lầm đường, lạc lối” sống tốt hơn, giống như những điều mà Thượng tá Nguyễn Xuân Nam, Phó Giám thị Trại tạm giam số 2, CATP Hà Nội chia sẻ: "Nếu nói nhà tù là công cụ để đấu tranh trấn áp kẻ phạm tội thì giáo dục, cải tạo là những liều thuốc nhiệm màu để gột rửa những lỗi lầm của họ và thổi bùng ngọn lửa lương tri còn lại của mỗi con người"./.
(ANTV) - Bắt đầu từ ngày 1/3, việc cấp, đổi giấy phép lái xe được chuyển giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.
(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.
(ANTV) - Hiện nay, tình trạng buôn bán thuốc giả trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử đang trở thành vấn nạn nhức nhối, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.
(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.
(ANTV) - Trong năm 2024, các hoạt động thể thao Công an nhân dân đã diễn ra sôi nổi, đặc sắc và ấn tượng, với nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ Thượng tá Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Thể dục Thể thao, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Công an nhân dân.
(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.
(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.
(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.
(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.