Thứ Hai, 25/11/2024 22:54 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị - xã hội

TRUNG TÁ TRÀ VINH VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ TẾT TRÊN VÙNG ĐẤT NAM SUDAN

Lê Dung

Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở vùng quê ngoại thành Hà Nội (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức), từ nhỏ Trung tá Lương Thị Trà Vinh đã bộc lộ tính cách mạnh mẽ, thích khám phá cùng ước mơ trở thành chiến sĩ Công an. Năm 1999, Trà Vinh đỗ vào Học viện An ninh nhân. Rèn luyện trong môi trường kỷ luật; ngoài võ ngành Công an, chị kiên trì luyện tập bộ môn Pencak Silat tại một CLB võ thuật. Sau 5 năm phấn đấu học tập, Trung tá Vinh được phân công công tác tại Văn phòng các vấn đề nhân đạo của Bộ Công an.

 

Từ năm 2016, Trung tá Lương Thị Trà Vinh bắt đầu tham gia khóa huấn luyện do Liên hợp quốc tổ chức. Trong vòng 6 năm, chị được tham gia nhiều khóa huấn luyện và đến tháng 2/2022, sau 3 ngày vượt qua các bài kiểm tra sát hạch, chị và một số đồng nghiệp đã đạt đủ điều kiện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình. Để trở thành nữ sĩ quan trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Trung tá Lương Thị Trà Vinh và đồng đội phải đáp ứng một loạt tiêu chuẩn như kỹ thuật lái xe, kỹ thuật bắn súng..., Ngoài ra còn có các kỹ năng mềm để phục vụ công tác ở môi trường phái bộ như kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng sinh tồn trong môi trường khó khăn và xung đột, kỹ năng sử dụng bản đồ, bộ đàm và các thiết bị liên lạc vệ tinh, các kỹ năng sơ cứu thương và nhận biết về bom mìn.
Kinh nghiệm có được sau nhiều năm công tác liên tục trong ngành Công an cũng như sự cần mẫn trong việc tự học hỏi giúp Trung tá Vinh không gặp quá nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những kỹ năng mà giảng viên của Liên hợp quốc truyền thụ. Chị hiểu với các cán bộ tham gia công tác gìn giữ hòa bình, chỉ có thông thạo ngoại ngữ mới có thể truyền đạt đầy đủ các thông điệp từ phái bộ Liên hợp quốc cũng như tiếp thu đầy đủ các thông tin từ người dân nước sở tại.

Là nữ sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc- Đây không chỉ là niềm tự hào mà còn là trọng trách mà Đảng, chính phủ, Bộ Công an đặt ra cho Trung tá Lương Thị Trà Vinh. Ngay lúc này, chúng tôi đã kết nối với Trung tá Trà Vinh- nữ sỹ quan can trường và bản lĩnh của lực lượng CAND. Cuộc trò chuyện được ghi từ Nam Sudan- nơi chị đang công tác.

1. Xin chào Trung tá Lương Thị Trà Vinh. Năm mới, thay mặt cho những người làm chương trình Phát thanh Vì an ninh Tổ quốc xin kính chúc chị có thật nhiều sức khỏe và thành công trong năm 2023.

Nhân dịp đầu xuân năm mới, cho phép tôi, Trung tá Lương Thị Trà Vinh từ Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan, xin gửi tới quý vị lời kính chúc năm mới mạnh khỏe, bình an. Qua chương trình, tôi xin gửi một chút nắng gió từ bầu trời Nam Sudan đến thính giả miền Bắc và Hà Nội. Chỉ cần một chút nắng gió ở nơi đây thôi cũng đủ sưởi ấm cái lạnh miền Bắc những ngày gió rét.

2.Nhiều thính giả tò mò muốn biết Ở Nam Sudan, chị và các anh em trong đoàn đón Tết như thế nào?

Tết năm nay, chúng tôi đã có kế hoạch từ trước. Đại tá Lê Quốc Huy và Trung tá Vũ Viết Hùng hiện nay đang đón Tết cùng các bác sĩ và sĩ quan quân đội tại bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 của Việt Nam tại Ben-tiu ở bang Niu-đi-ti của Nam Sudan. Qua trao đổi với các anh, mặc dù ở Ben-tiu điều kiện còn nhiều khó khăn và thiếu thốn nhất định nhưng bệnh viện dã chiến cũng đã tổ chức Tết cho anh em khá đầy đủ, có đầy đủ hương vị của Tết từ trang trí không gian nơi ở đến gói bánh chưng, giã giò, quay thịt, cuốn nem, rất là nhiều thứ …. Tôi hiện đang tham gia khóa tập huấn và thi chứng chỉ sĩ quan đánh giá sát hạnh và tuyển dụng của Liên Hợp Quốc tổ chức tại khu căn cứ Entebbe ở Uganda, quốc gia hàng xóm của Nam Sudan. Khóa tập  huấn này rất quan trọng, khá là căng thẳng nên tôi dồn tâm huyết vào đó. Khóa tập huấn và kì thi tuyển sẽ diễn ra trong một tuần nên năm nay tôi sẽ có cái Tết muộn hơn so với anh em đồng đội. Trước Tết, chúng tôi xây dựng kế hoạch là sau khi anh em đón Tết ở Ben-tiu về và tôi kết thúc khóa tập huấn thì các sĩ quan công an cùng với các sĩ quan quân đội Việt Nam ở Juba tổ chức Tết ở căn cứ Tomping. Chúng tôi cũng có kế hoạch mời lãnh đạo cảnh sát, lãnh đạo quân đội phái bộ và các bạn bè, đồng nghiệp để cùng chia sẻ, đón mừng năm mới. Qua đó thì cũng tăng thêm tình đoàn kết, tăng thêm sức mạnh để đóng góp cho nền hòa bình của Nam Sudan. Vừa qua thì lãnh đạo Bộ Công An, lãnh đạo văn phòng thường trực hòa bình Liên Hợp Quốc cũng dành sự quan tâm rất lớn đến anh em chúng tôi, cả về tinh thần và cả về vật chất vì vậy Tết này tuy không có được sự đủ đầy như những cái Tết mọi năm nhưng mà hơn bao giờ hết; chúng tôi cảm nhận được cái Tết vô cùng đặc biệt.

 
 

3. Lần đầu tiên tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan; nhiệm vụ của chị và những người đồng đội là gì? Công việc có khó khăn, nguy hiểm lắm không với 1 nữ sĩ quan?

Theo quy định của cảnh sát phái bộ thì tất cả các vị trí công việc đều phải thi tuyển chứ không phân công như thông thường. Hiện tại, đại tá Lê Quốc Huy đang là sĩ quan thanh tra đánh giá nội bộ của cảnh sát phái bộ, trung tá Vũ Việt Hùng là sĩ quan xây dựng và phát triển năng lực cho cảnh sát Nam Sudan còn tôi là sĩ quan tham mưu nghiệp vụ tại phòng công tác địa bàn Juba. Hiện nay, chúng tôi đang phát huy rất tốt năng lực của mình nhất là với vị trí, nhiệm vụ đang triển khai đều phù hợp với năng lực, sở trường và trình độ chuyên môn của chúng tôi. Công việc không quá vất vả, cơ bản tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại Nam Sudan bây giờ khá ổn định. Tham gia các hoạt động cụ thể như hoạt động tuần tra đòi hỏi các sỹ quan phải thông thạo các kỹ năng như kỹ năng lái xe trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, tình trạng giao thông, kỹ năng quan sát, xử lý tình huống. Đặc biệt tiếp xúc với người dân và cảnh sát địa phương thì chúng tôi cần phát huy khả năng vận động quần chúng. Dọc đường chúng tôi công tác có rất nhiều câu chuyện thú vị mà tôi muốn chia sẻ với quý vị.

 
 

4. Có kỷ niệm nào trong quá trình làm nhiệm vụ, chị có thể chia sẻ với thính giả chương trình?

Quá trình công tác để lại cho tôi rất nhiều những trải nghiệm thú vị. Lúc đầu tuần tra, tiếp xúc với người dân hoặc làm việc với cảnh sát địa phương; họ thường nhầm cảnh sát Việt Nam với Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, nhưng khi biết là chúng tôi đến từ Việt Nam, họ rất ngạc nhiên, rất vui và có chút tò mò. Biết Việt Nam từ lâu qua phim ảnh, sách báo; họ rất khâm phục người dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập. Khi biết 3 anh em chúng tôi là những sĩ quan công an đầu tiên triển khai tại Phái bộ; họ bảo chúng tôi là những người tạo nên lịch sử, đánh dấu sự hiện diện của công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Có được những tình cảm như vậy, tôi đánh giá rất cao những đóng góp của anh em Bộ Quốc phòng đã triển khai hoạt động từ 8 năm trước. Bạn bè quốc tế cũng như người dân địa phương; họ có ấn tượng rất tốt với những sĩ quan quân đội và nay khi có thêm sĩ quan công an thì tiếp nối những tình cảm đó. Chúng tôi vừa được thừa hưởng vừa luôn nỗ lực để duy trì hình ảnh đẹp của lực lượng vũ trang Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Một điều khá vui và ấn tượng là bạn bè quốc tế rất khen quân phục của sĩ quan Công an Việt Nam khi vừa trang trọng, lịch sự lại có tính cơ động và ứng dụng cao, dễ dàng nhận biết, phân biệt với các bộ quân phục của cảnh sát các nước. 

 

5. Hơn 3 tháng xa gia đình, chị hẳn là rất nhớ nhà. Những lúc nhớ nhà, nhớ con, chị làm thế nào để vượt qua nỗi nhớ ấy?
Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình ở một địa bàn xa Tổ quốc; tôi không tránh khỏi những phút yếu lòng nhớ nhà, nhớ con nhưng cũng chính vì thế mà tôi rèn cho mình một thói quen bận rộn ở nơi đây. Sự bận rộn trong công việc và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày là cách tốt nhất để tôi đỡ bị nỗi nhớ nhà dày vò. Công việc của tôi khá bận với lịch trình dày đặc của các cuộc họp, sắp xếp lịch hoạt động nghiệp vụ tại địa bàn, cập nhật thông tin tình hình, phối hợp các đơn vị quân đội, các tổ chức dân sự, tổ chức Liên Hợp Quốc trong sắp xếp lịch tuần tra hỗn hợp đến các địa bàn tại bang có thủ đô Juba. Ngoài giờ làm việc, tôi dành thời gian để tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe. Môn mà tôi yêu thích nhất là chạy bộ. Tôi có dự án là vẽ bản đồ bằng chạy bộ; khoảng 10 km; tôi có thể vẽ bản đồ căn cứ Tomping hoặc là căn cứ UN House của Liên Hợp Quốc. Nó cũng khá thú vị, cho tôi một niềm vui nho nhỏ trong ngày. Ngoài ra, tôi còn làm vườn, nấu ăn cùng bạn bè… Đó là những hoạt động để tôi thấy bận rộn và khi mình bận rộn thì sẽ đỡ nhớ nhà hơn.

 

6. Đón Tết ở một nơi cách xa Việt Nam cả nửa vòng trái đất. Chị mong muốn, kỳ vọng gì ở năm mới này?
Đón tết ở một nơi xa là một điều rất đặt biệt. Có lẽ là cái tết đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi. Năm mới, có rất nhiều mong muốn, rất nhiều kỳ vọng nhưng kể từ khi tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, tôi thấy mong muốn lớn nhất và giá trị lớn nhất đấy là hoà bình. Trong năm mới này, tôi nguyện cầu thế giới hoà bình, không còn xung đột, chiến tranh. Mong người dân Nam Sudan được hưởng bầu không khí hoà bình và cuộc sống an toàn hơn, ấm no hơn. Tôi và các đồng đội sẽ tiếp tục nỗ lực, cống hiến cho nền hoà bình vì danh dự, vì niềm tự hào và trách nghiệm của công an nhân dân Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hợp quốc. Chắc chắn trong năm 2023, tôi tin là mình sẽ có thêm rất nhiều những trải nghiệm quý giá và thú vị. Từ Phái bộ gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan, cho phép tôi được cảm ơn chương trình đã cho tôi một cơ hội để được chia sẻ, trò chuyện với cùng với thính giả của chương trình Phát thanh Vì An ninh tổ quốc.

 

Tạm biệt nữ Trung tá Lương Thị Trà Vinh với trọng trách và nghĩa vụ lớn lao đối với cộng đồng quốc tế. Nơi cách xa chúng ta hơn 10 nghìn km; chúc chị và những người đồng đội sẽ có thật nhiều sức khỏe và bãn lĩnh để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng này.

Ngày 15/6/2021, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định thành lập Văn phòng thường trực Bộ Công an về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Hình ảnh những chiến sỹ mũ nồi xanh mang sắc phục công an nhân dân Việt Nam trên vùng đất Nam SuDan được xem là  dấu mốc quan trọng, là điểm sáng nổi bật trong hoạt động đối ngoại an ninh năm 2022, khẳng định nhất quán quan điểm Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Chặn đứng ổ nhóm đánh bạc có đường hầm bí mật dài hơn 300m

Phía sau bản án 13/11/2024

(ANTV) - Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá một vụ đánh bạc với quy mô lớn tại huyện Văn Lãng, bắt giữ hơn 30 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành. Sới bạc hoạt động tinh vi, ẩn mình trong ngôi nhà giăng thép có hệ thống đường hầm kiên cố. Vụ việc khiến dư luận xôn xao bởi tính chất phức tạp và các phương thức tinh vi đối phó với lực lượng chức năng.

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

Đắk Nông: Cán bộ Công an huyện Krông Nô hiến tiểu cầu cứu hai cháu nhỏ

(ANTV) - Thời gian qua, ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn, các đơn vị địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều mô hình, phong trào xã hội tình nguyện chung sức vì cộng đồng. Qua đó, đã hỗ trợ nhiều gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, cũng như cung cấp nguồn máu cấp cứu cho các bệnh viện. Mô hình “Chiến sỹ đỏ tình nguyện” Công an tỉnh Đắk Nông là một trong những mô hình tiêu biểu. Mới đây, Công an huyện Krông Nô đã cung cấp tiểu cầu, cứu hai cháu nhỏ đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

THƯỢNG ÚY- NHÀ VĂN PHAN ĐỨC LỘC: TÔI KIÊN TRÌ VỚI LÝ TƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA MÌNH

(ANTV) - 26 tuổi trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; từng là đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam năm 2020, đại biểu tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10, năm 2022; Phan Đức Lộc nổi tiếng trong làng văn chương bởi sức viết và tài năng thiên bẩm của một cây bút trẻ. Cho đến nay, anh đã có khoảng 500 tác phẩm thơ, truyện ngắn, tản văn, lý luận phê bình văn học, bài báo đăng tải trên các báo và tạp chí; 9 đầu sách là các tập truyện ngắn, tập tản văn... được in riêng. Đặc biệt, Phan Đức Lộc là nhà văn trẻ hiếm hoi khi có tới 2 hai tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 từ năm học 2024-2025. Tuy nhiên, ít người biết nhà văn Phan Đức Lộc mang quân hàm Thượng uý. Anh là cán bộ công an thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: đảm bảo an ninh, an toàn Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(ANTV) - Là đơn vị vinh dự được trực tiếp bảo vệ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các chuyến công tác tại địa phương và nước ngoài; trong các hoạt động, sự kiện quan trọng của đất nước; bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ nén đau thương, với tấm lòng tri ân, thành kính đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ Quốc tang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ bảo vệ nơi ở và nơi làm việc

(ANTV) - Trong lực lượng Cảnh vệ, cùng với sĩ quan bảo vệ tiếp cận, còn có 02 đơn vị vinh dự, may mắn được làm việc và thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là Trung đoàn 600 và Phòng Bảo vệ Trụ sở Trung ương Đảng và Quốc hội - 02 đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của Tổng Bí thư. Với những CBCS công tác tại 2 đơn vị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị.

Xem thêm