Thứ Tư, 02/04/2025 01:53 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị - xã hội

Vay vốn để làm ăn đối với người chấp hành xong án phạt tù

Đình Tú

(ANTV) - Ngày 17/8/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Theo đó, người chấp hành xong án phạt tù được vay số tiền đến 100 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội.

Quyết định 22/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/10/2023. Việc ban hành cơ chế tín dụng cho người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động là người chấp hành xong án phạt tù giúp đối tượng này có chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, đối tượng vay vốn gồm: người chấp hành xong án phạt tù (bao gồm: người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá); cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.

Đại tá Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng 

Phát thanh Vì an ninh Tổ quốc có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng (C11) xung quanh nội dung này.

PV: Xin đồng chí cho biết thực trạng người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương hiện nay như thế nào?

Đại tá Nguyễn Văn Long: Hằng năm, cả nước có khoảng hơn 50.000 nghìn người là người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương cư trú từ các cơ sở giam giữ. Theo điều tra, khảo sát của Công an các địa phương, số người chấp hành xong án phạt tù chưa xóa án tích có việc làm tỷ lệ 83,26% nhưng các nghề họ có được chủ yếu là lao động phổ thông, đơn giản, trồng trọt, chăn nuôi (48,91%); số người là công nhân, lao động kỹ thuật có tỷ lệ thấp; thu nhập bình quân hằng tháng dưới 07 triệu/tháng là chủ yếu (chiếm 82,66%), trong đó số có thu nhập dưới 04 triệu đồng/tháng là 38,15%. Kết quả phân tích trên cho thấy, tình trạng việc làm của người chấp hành xong án phạt tù là rất khó khăn và thiếu bền vững, họ rất khó có khả năng, điều kiện để tạo lập được cuộc sống ổn định; tâm lý e ngại, lảng tránh tiếp nhận, tạo điều kiện việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù của các tổ chức kinh tế và dân cư còn phổ biến hoặc do cấp chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng mức nên hiệu quả tái hòa nhập cộng đồng chưa cao. Chính vì vậy, Cục C11 là đơn vị thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định này nhằm đảm bảo đúng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về công tác tái hòa nhập cộng đồng. Đây là lần đầu tiên chúng ta có cơ chế, rất cụ thể tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phát tù được tiếp cận, vay vốn ưu đãi từ Ngân hành Chính sách xã hội để học nghề, sản xuất kinh doanh, tạo lập cuộc sống, đồng thời cũng có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo việc làm, sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.

PV: Quan tâm tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù khi trở về địa phương tái hoà nhập cộng đồng có nghề để sinh sống là chủ trương đúng đắn, nhân văn của Đảng, Nhà nước ta đã được thực hiện nhiều năm qua. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 22/2023/QĐ quy định về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm. Quyết định này có hiệu lực từ 10/10/2023 đã dành được sự quan tâm của xã hội, nhất là đối với người chấp hành xong án phạt tù. Vậy, điểm mới của Quyết định này so với các chính sách tương tự về vấn đề này là gì?

Đại tá Nguyễn Văn Long: Điểm mới của Quyết định này hướng tới 02 đối tượng đó chính là người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đây cũng chính là 1 trong những điểm mới mà Chính sách mang lại. Ngoài đối tượng là người chấp hành xong án phạt tù thì cơ sở sản xuất kinh doanh là: doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh có sử dụng lao động (cụ thể là 10% trở lên) là người chấp hành xong án phạt tù. Chính sách này nhằm khuyến khích, hỗ trợ, xóa bỏ những mặc cảm, tâm lý e ngại cho doanh nghiệp khi tiếp nhận người lao động là người chấp hành xong án phạt tù vào làm tại doanh nghiệp. Thứ 2, một điểm mới nổi bật nữa thể hiện trong Quyết định này đó chính là Mức vốn vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù; mức vay tối đa là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ (hiện đang được áp dụng là 6,6%/năm); lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Một điểm mới nữa đó chính là thời hạn cho người chấp hành xong án phạt tù vay vốn tối đa là 05 năm, tính từ khi người vay vốn chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn không quá 5 năm, có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Và, thực hiện cho vay theo 02 phương thức: Một là, cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với ngân hàng chính sách xã hội . Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì đối tượng vay vốn tại Điểm 1 khoản 1 Điều 3 trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội; Hai là, Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị- xã hội. Còn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thì  Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện phương thức cho vay trực tiếp.

PV: Là đơn vị tham mưu giúp lãnh đạo Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất Chính Phủ xem xét ban hành Quyết định này thì các đồng chí có quan tâm đến tác động của chính sách này như thế nào tới vấn đề an sinh xã hội không? Nếu có thì tác động sẽ như thế nào? Tại sao được vay tối đa 100 triệu đồng mà không phải là số tiền lớn hơn hoặc kém hơn?

Đại tá Nguyễn Văn Long: Việc ban hành chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù là thực hiện chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để làm ăn, tạo việc làm có thu nhập, ổn định cuộc sống; từng bước nâng cao khả năng lao động và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh; yên tâm làm giàu trên chính quê hương mình, hạn chế vay “tín dụng đen”; tránh được các tệ nạn xã hội, không bị các thế lực thù địch, các phần tử xấu lôi kéo, lợi dụng; góp phần củng cố hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Đây cũng chính là giải quyết vấn đề an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau. Số tiền cho vay tối đa 100 triệu được thể hiện tại Quyết định là do: hiện nay, việc xác định mức vốn cho vay để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm đang được quy định tại một số Nghị định, Quyết định như: Cho vay hộ nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, cho vay hộ thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg (được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 02/2021/QĐ-TTg), cho vay giải quyết việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2019/NĐ-CP)… Theo đó quy định về mức vay tối đa đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tối đa là 100 triệu đồng không phải bảo đảm tiền vay, mức vay như trên cũng đảm bảo tính tương đồng và thống nhất với nhiều chương trình hiện hành.

PV: Nếu người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay tiền để mở cơ sở sản xuất kinh doanh thì phải đáp ứng điều kiện gì? Có được đứng tên trực tiếp vay hay không? Nếu không thì ai sẽ là đại diện đứng vay? Được vay tối đa là bao nhiêu và lãi suất phải trả có được ưu tiên không ?

Đại tá Nguyễn Văn Long: Nếu người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn để mở cơ sở sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác là làm ông chủ thì tại QĐ 22 này không quy định cụ thể việc này, mà chỉ quy định cho 02 đối tượng là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn để làm ăn, kinh doanh sản xuất và cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động, có nhu cầu vay vốn. Chính vì vậy, người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn để mở cơ sở sản xuất kinh doanh thì chỉ được áp dụng là cá nhân vay vốn theo khoản 1 Điều 3 Quyết định này, và được vay tối đa 100 triệu, được hưởng ưu đãi đang áp dụng tương đương với hộ nghèo là 6,6% năm. Và hình thức vay thông qua hộ gia đình, trường hợp hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Tại Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến chính sách tại Quyết định; chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan tại địa phương tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình giám sát vốn vay và thu hồi nợ; chỉ đạo Công an cấp xã định kỳ vào ngày 05 hằng tháng lập và cung cấp danh sách người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc tổ chức, thực hiện Quyết định.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chụp ảnh với cán bộ lãnh đạo Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng tại Hội nghị triển khai QĐ 22 của Thủ tướng Chính phủ

      Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, hằng năm xem xét bố trí vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay; chỉ đạo các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp ngân sách địa phương hàng năm ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc xác nhận về đối tượng và điều kiện thụ hưởng chính sách quy định; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội tuyên truyền chính sách, tổ chức, giám sát triển khai thực hiện Quyết định.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

Giữ lửa hy vọng giữa những phận đời lầm lỡ

(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Đại úy Nguyễn Thế Anh- Niềm tự hào của những sỹ quan công an làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

Thể thao CAND khẳng định vị thế và tầm vóc mới

(ANTV) - Trong năm 2024, các hoạt động thể thao Công an nhân dân đã diễn ra sôi nổi, đặc sắc và ấn tượng, với nhiều sự kiện quan trọng, ý nghĩa, góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho lực lượng cán bộ, chiến sĩ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ Thượng tá Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng phòng Phòng Thể dục Thể thao, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Công an nhân dân.

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

VÌ BÌNH YÊN TRẠM TẤU

(ANTV) - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, đây lại là địa bàn phức tạp về ma tuý với số người nghiện đông; một số thôn, xã từng tái diễn tình trạng trồng cây phuốc phiện và là nơi tập trung của đối tượng ma tuý. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đấu tranh mạnh với loại tội phạm này, góp phần chuyển hoá địa bàn.

Hoa đá

Hoa đá

(ANTV) - Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh hiện công tác tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân 1. Là cây viết thuộc lực lượng CAND nên tác phẩm của anh luôn thể hiện sự thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của đồng chí, đồng đội trên mặt trận phòng chống tội phạm. Câu chuyện truyền thanh " Hoa đá" do Thành Lê chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Bùi Tuấn Minh thể hiện rõ điều này. " Hoa đá" là 1 trong 17 truyện ngắn thuộc tập truyện " Đỉnh Kinh" của Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành cuối năm 2024.

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

KỲ 4: NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG THIÊNG LIÊNG, CAO CẢ

(ANTV) - Hơn 200 lá đơn tình nguyện tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đến từ công an các đơn vị, địa phương trong cả nước - Đó là con số đầy tự hào của Đơn vị Cảnh sát gìn giữ hòa bình số 1 (VNFPU-1). Trong số hơn 200 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, có sỹ quan cấp chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, có chiến sĩ trẻ mới mang quân hàm trung úy, thượng úy... Họ gặp nhau ở lý tưởng cao đẹp, ở niềm tin cùng khát vọng cống hiến, khát vọng được mang trên mình bộ quân phục cảnh sát Việt Nam cùng chiếc mũ nồi xanh huyền thoại của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

KỲ 3: SỨ MỆNH QUỐC TẾ VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

(ANTV) - Từ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình đến việc hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục thảm họa động đất đã cho thấy năng lực của cán bộ chiến sĩ công an Việt Nam khi thực thi nhiệm vụ quốc tế, khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong việc cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nhân đạo, thảm họa thiên nhiên và gìn giữ hòa bình. Trong đó, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là trụ cột của đối ngoại CAND Việt Nam, thể hiện bước phát triển mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an.

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN  ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

KỲ 2: NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUẢ CẢM NƠI TÂM CHẤN ĐỘNG ĐẤT THỔ NHĨ KỲ

(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm