Thứ Sáu, 20/09/2024 07:03 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Điểm báo Xuân: Tết đoàn viên

(ANTV) - Tết Nguyên đán là thời khắc thiêng liêng. Tết là đoàn viên, là hy vọng. Tết cũng là khoảng lặng để người ta nghĩ nhiều về cố hương, về gia đình, là lúc mà những đứa con xa quê trở về, gia đình đoàn tụ, không khí vui vẻ nhộn nhịp. Đoàn viên, sum họp không phải là ý nghĩa chính của Tết nhưng dường như nó lại tự trở thành ý nghĩa quan trọng nhất mà ngày Tết mang đến.

 Dù trí tuệ nhân tạo phát triển, dù đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 thì Tết Nguyên đán vẫn là một giá trị không có gì có thể thay thế. “Những bí mật của Tết” - bài viết trên báo Thanh niên số Xuân.

Với họa sĩ Đặng Tiến, ngày Tết thật thiêng liêng, là dịp đoàn viên của mọi gia đình. Cho dù có đi đâu hoặc làm ăn xa, dịp Tết, người ta vẫn cố gắng trở về để đoàn tụ. Mọi người vui mừng gặp gỡ, cầu chúc những điều tốt đẹp, cùng ngồi quây quần bên mâm cơm, thật ấm cúng và hạnh phúc! Ngày Tết cũng làm tăng sự gắn kết của mọi thành viên trong gia đình, dòng họ…

Những ai vì hoàn cảnh không thể về ăn Tết cùng gia đình, sẽ là dịp hướng về với sự nhớ nhung và cầu mong những điều tốt đẹp cho người thân. Những ký ức tốt đẹp cũng ùa về dịp này khiến người ta càng thấy yêu quý những khoảnh khắc gia đình đoàn tụ, hạnh phúc để phấn đấu sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn…

Còn với nhà văn Di Li, Tết mang lại một cảm thức ấm cúng, đặc biệt là ngày cuối năm, có chút gì đó bồi hồi, bâng khuâng của một năm cũ đã qua, một năm mới sắp đến. Cả năm bộn rộn người ta ít nghĩ, Tết tự dưng ta lắng lại và nghĩ về mọi điều. Các thành viên gia đình ở xa hoặc cả năm bận rộn lấy Tết để làm cơ hội đoàn viên…

Trong mỗi chúng ta, ai sinh ra cũng đều có một quê hương để vấn vương, để mà thương mà nhớ, mà bồi hồi cảm xúc mỗi khi nhớ về. “Quê hương là nơi ta muốn trở về khi Tết đến” - một bài viết lắng đọng trên tạp chí Môi trường và cuộc sống.

Dù có đi đâu, ở đâu thì năm hết Tết đến người ta thường nhớ về mảnh đất đã sinh ra và nuôi ta lớn khôn để mà trở về. Trong mâm cỗ Tết quê, gia đình nào nếu thiếu một thành viên, dù với một lý do nào đó mà không thể về đoàn tụ được thì coi như Tết đó niềm vui không được trọn vẹn…

Không chỉ thiêng liêng đầm ấm trong tim người Việt Nam mà Tết Nguyên đán còn vô cùng ấn tượng, độc đáo, “gây thương nhớ” cho người nước ngoài đang sống và làm việc tại đây. Ăn Tết tại Việt Nam là một trải nghiệm mới mẻ, khác biệt và thú vị.

Báo Sài Gòn giải phóng chia sẻ cảm nhận của bà Claude Coudert, tác giả cuốn sách Việt Nam của tôi - Những câu chuyện nhận con nuôi, khi được trải nghiệm Tết Việt. Có vài lần đón Tết cổ truyền Việt Nam ở một xóm nhỏ thuộc miền Tây sông nước, bà Claude Coudert đã được tưới tắm niềm hạnh phúc đoàn viên trong thời khắc thiêng liêng giao mùa. Trực tiếp sống và được đón Tết ở Việt Nam, bà Claude Coudert nhận ra rằng, các thế hệ trong gia đình sum vầy, quây quần bên nhau vào những ngày đầu năm mới là một điều gì đó thật sự thiêng liêng trong văn hóa của người Việt.

 Cùng gặp gỡ chàng rể Mỹ “mê” bánh chưng Việt trên báo Tiền phong số Xuân. “Vợ tôi giải thích, Tết cổ truyền của người Việt rất quan trọng, mọi người đi làm xa đều muốn trở về gia đình để sum họp” - đó là chia sẻ của anh Jordan, chàng trai người Mỹ mê mẩn món bánh chưng Tết của người Việt Nam chỉ sau 1 lần ăn thử. Dù là người Mỹ những Jordan vẫn cảm nhận được sự độc đáo riêng có của ngày Tết cổ truyền Việt Nam.

“Những sinh viên Tây “phải lòng” Tết Việt” là tiêu đề bài viết trên báo CAND số Xuân. Nhiều bạn sinh viên nước ngoài có lẽ đã thực sự phải lòng Tết Việt khi họ cảm nhận được chiều sâu văn hóa của Tết Việt, trở thành cầu nối văn hóa Việt Nam ra thế giới, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của Tết Việt đến bạn bè quốc tế. Có thể nói rằng Tết Việt đã tạo nên một dấu ấn văn hóa trong lòng những người bạn quốc tế về một Việt Nam giàu bản sắc, thân thiện và hiếu khách.

Với mỗi người Việt, Tết là sự trở về, Tết là sum họp, Tết là đoàn viên. Những ngày Tết dù bận rộn, có nhiều thứ phải lo toan đến đâu, mỗi người đều mong muốn được đoàn tụ, sum vầy bên gia đình. Đó cũng chính là truyền thống ý nghĩa, là nét đẹp văn hóa mãi lưu truyền của dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm