Chủ Nhật, 20/04/2025 02:06 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Những tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

BT

(ANTV) - Trong bối cảnh thế giới không ngừng chuyển mình theo cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam đang đứng trước cơ hội hòa mình vào dòng chảy mạnh mẽ của kỷ nguyên số. Với quyết tâm cao và tầm nhìn chiến lược, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững, giúp đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Thông tin đăng tải trên báo Tiền Phong số ra ngày hôm nay.

Chuyển đổi số vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đăng tải bài viết có nhan đề “Bước vào kỷ nguyên số” báo Tiền phong ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, doanh nhân đều cho rằng: "Chuyển đổi số là việc chúng ta buộc phải làm nếu như chúng ta muốn hội nhập với khu vực và thế giới, và nếu chúng ta làm đúng thì nhanh hơn, hiệu quả hơn, nếu làm không đúng thì lỡ cơ hội đang có".

Đồng thời bày tỏ ủng hộ quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm "Việt Nam đang bước vào kỉ nguyên số, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc". Chúng ta đang hội tụ đầy đủ yếu tố để có thể bắt nhịp vào cuộc cách mạng chuyển đổi số tương đối thuận lợi.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhấn mạnh, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt. Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta.

Các chuyên gia kiến nghị Việt Nam cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho kỉ nguyên số, đồng thời xây dựng đội ngũ chuyên gia về chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp. Chính phủ và các tập đoàn công nghệ lớn đóng vai trò dẫn dắt cần đảm đương trách nhiệm đào tạo và thành lập đội ngũ chuyên gia để hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương xây dựng CSDL, áp dụng các nền tảng số hiệu quả vào hoạt động sản xuất kinh doanh và các công việc khác của doanh nghiệp.

Lực lượng CAND phát huy truyền thống Anh hùng, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Báo CAND: Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của chuyển đổi số, lực lượng Công an nhân dân đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy quá trình này. Tết đến, Xuân về, nhìn lại một năm với nhiều "điểm sáng" trong công tác chuyển đổi số đã mang lại hiệu quả rất to lớn cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo CAND về vấn đề này.

Khẳng định, lực lượng CAND là lực lượng tiên phong, đi đầu thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số cụ thể là việc triển khai Đề án 06 của Chính phủ. Bộ trưởng Lương Tam Quang đã đưa ra 4 bài học kinh nghiệm gồm:

Phải thống nhất nhận thức, quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phát huy trách nhiệm của đơn vị thường trực, chủ trì, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, xuyên suốt từ Trung ương tới cơ sở. Luôn lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, trung tâm của chuyển đổi số nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng; phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, mở rộng không gian, tạo động lực mới cho phát triển là mục tiêu.

Bộ trưởng Lương Tam Quang cũng nhấn mạnh đến việc nhận diện kịp thời, xác định “đúng và trúng”, tập trung thống nhất chỉ đạo tháo gỡ các “điểm nghẽn”, vượt qua các rào cản ở từng đơn vị, địa phương, lĩnh vực, nhất là các điểm nghẽn về pháp lý, hạ tầng công nghệ, nhân lực, dữ liệu, bảo mật an ninh an toàn. Đào tạo, bố trí nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi phương thức quản lý từ thủ công sang phương thức quản lý hiện đại từ Trung ương đến cơ sở.

Đột phá số hóa ngân hàng: Tăng cường bảo vệ khách hàng

Báo Lao Động: Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành ngân hàng trong hành trình chuyển đổi số. với hàng loạt kết quả tích cực cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ, ngành ngân hàng đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và đảm bảo an toàn tài chính.

Trao đổi với báo Lao Động, Phó thống đốc NHNH Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh, Quyết định 2345/QĐ-NHNN, ban hành vào năm 2024, đã tạo nên một bước ngoặt trong việc nâng cao an ninh giao dịch ngân hàng. Nhờ áp dụng xác thực sinh trắc học, số vụ khách hàng bị mất tiền do lừa đảo giảm 68% chỉ sau 5 tháng triển khai. Số tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm 64% trong cùng thời gian. Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai quy định bắt buộc xác thực sinh trắc học trước khi thực hiện giao dịch rút tiền hoặc thanh toán lớn.

Ngoài ra, hệ thống giám sát tài khoản nghi ngờ gian lận (SIMO) cũng sẽ được mở rộng. Đây là hệ thống cho phép phát hiện và ngăn chặn giao dịch bất thường ngay từ khi phát sinh. NHNN cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để loại bỏ tài khoản không chính chủ. Mục tiêu là tạo ra một hệ thống tài chính minh bạch, an toàn và đáng tin cậy hơn trong mắt người dân.

Với những thành tựu đạt được trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam thời gian qua, chúng ta vững tin với khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm rằng, “với thế và lực tích luỹ được sau 40 năm đổi mới đất nước; với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua và những định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước trong chuyển đổi số, chúng ta có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để tin rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước ta, dân tộc ta vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tiên tiến, văn minh, hiện đại”. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nghiêm trị nạn hàng nhái – hàng giả

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nghiêm trị nạn hàng nhái – hàng giả

Kinh tế 19/04/2025

(ANTV) - Đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả, với doanh thu gần 500 tỷ đồng trong vòng 4 năm vừa bị triệt phá gây rung động dư luận. Vụ việc gióng lên hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng, đòi hỏi sát sao hơn truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên thị trường chống lại nạn hàng giả, kém chất lượng. Bộ máy kiểm định cần nhanh hơn, mạnh hơn, và có sức răn đe thực sự. Các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự và hình sự rõ ràng, cụ thể với người tiêu dùng kể cả khi đã bị triệt phá.

Người dân, du khách thích thú trải nghiệm Festival Phở 2025

Người dân, du khách thích thú trải nghiệm Festival Phở 2025

Văn hóa 19/04/2025

(ANTV) - Tối ngày 18/4, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc Festival Phở 2025. Nhằm quảng bá món phở nổi tiếng của người Việt đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội đã thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế.

Gạo Việt lấy lại vị thế đắt giá nhất thế giới

Gạo Việt lấy lại vị thế đắt giá nhất thế giới

Kinh tế 19/04/2025

(ANTV) - Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy thì gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế đắt giá nhất thế giới. Theo cập nhật về giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện tại gạo xuất khẩu tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 396 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 368 USD/tấn, gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn.

Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Kinh tế 19/04/2025

(ANTV) - Sáng ngày 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đánh dấu cột mốc hiện đại hóa hạ tầng hàng không Việt Nam. Dự buổi lễ còn có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên bộ Chính trị, Bí thư thành uỷ Tp.HCM; Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an.

Xuất khẩu thép của Hàn Quốc sang Mỹ giảm 19%

Xuất khẩu thép của Hàn Quốc sang Mỹ giảm 19%

Thế giới 19/04/2025

(ANTV) - Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép trong tháng 3 của Hàn Quốc sang Mỹ đã giảm gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này được đánh giá là hệ quả của mức thuế quan 25%, mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng đối với tất cả các mặt hàng thép nhập khẩu bắt đầu từ tháng trước.

Xem thêm