(ANTV) - Siết chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ; Chấn chỉnh trang thông tin điện tử, mạng xã hội có biểu hiện “báo hóa”; Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường? - là những bài viết nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay (29/11).
Siết chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Tuyển sinh trình độ Đại học với nhiều điểm mới quan trọng. Theo đó, nhiều ý kiến ủng hộ việc siết xét tuyển sớm đối với phương thức xét tuyển học bạ. Việc khống chế tỷ lệ chỉ tiêu chung đối với tất cả các phương thức xét tuyển sớm ở mức không vượt quá 20% cũng đang là vấn đề khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Thông tin trên báo CAND.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc Bộ GD-ĐT khống chế chỉ tiêu chung ở mức 20% đối với tất cả các phương thức xét tuyển sớm sẽ ảnh hưởng đến cơ hội của học sinh cũng như sự tự chủ, chủ động của các trường, đặc biệt là các trường có thương hiệu, đang muốn giảm dần sự phụ thuộc vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Do đó, thay vì khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm chung, Bộ GD-ĐT chỉ nên khống chế tỷ lệ xét tuyển sớm bằng học bạ để bảo đảm công bằng vì hình thức xét tuyển này hiện đang có nhiều bất cập.
Chấn chỉnh trang thông tin điện tử, mạng xã hội có biểu hiện “báo hóa”
Trong năm 2024, Bộ TT&TT tập trung triển khai Nghị định số 147 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, trong đó có việc xử lý "báo hóa" trang thông tin điện tử và mạng xã hội... Theo đó, trong 290 trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội bị xử lý khi có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật, có tới 20 trường hợp biểu hiện “báo hóa”.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long, tình trạng “báo hóa” trang tin và mạng xã hội đã được nhận diện, tập trung chấn chỉnh thông qua thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động. Do đó, vấn đề “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, có lúc, có nơi vẫn còn một số vi phạm mà báo chí, cử tri đã phản ánh. Trong năm 2025, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị định 147, xử lý "báo hóa" trang thông tin điện tử và mạng xã hội nhằm tăng cường hiệu quả quản lý trong lĩnh vực thông tin điện tử.
Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?
“Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?” là câu gỏi đặt ra trên báo Lao động. Nước giải khát có đường hàm lượng 5g/100ml là một trong những mặt hàng đang được các ĐBQH, chuyên gia, DN kiến nghị không đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%. Bởi hiện chưa đủ cơ sở khoa học chứng minh việc áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường hiệu quả trong việc kiểm soát tỷ lệ thừa cân, béo phì, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các ngành hàng.
Một số ĐBQH đề nghị cân nhắc quy định này bởi việc áp dụng thuế TTĐB với nước giải khát có đường không làm tăng thu ngân sách mà còn tác động tiêu cực chung tới nền kinh tế, chưa kể đến việc không chắc có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt được hiệu quả cho việc giảm tỷ lệ người thừa cân béo phì. Thực tế hiện nay, nhiều người tiêu dùng chưa nhận thức được rằng hàm lượng đường trong một số đồ uống có đường như: nước ép hoa quả, sản phẩm từ cacao, sữa và thực phẩm dinh dưỡng dạng lỏng còn cao hơn nước giải khát. Việc áp thuế sẽ gây hiểu lầm rằng, chỉ cần không dùng nước giải khát có đường sẽ không bị bệnh thừa cân, béo phì. Ngoài ra, nhiều DN nước ngoài hiện đã chuyển đổi sang các sản phẩm đồ uống ít đường hàm lượng dưới 5g nhưng vẫn có độ ngọt sẽ không phải chịu thuế. Như vậy, nếu áp thuế đối với DN trong nước vô hình trung tạo sự bất bình đẳng cho những DN này.
(ANTV) - Sáng 11/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Cùng dự và chủ trì Hội nghị có GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
(ANTV) - Sáng 11-12, Chủ tịch nước Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thăm và làm việc với Bộ Công an.
(ANTV) - Cơ quan chức năng Hàn Quốc hôm nay bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun với cáo buộc nổi loạn. Động thái mới nhất này được cho là sẽ đẩy nhanh tốc độ cuộc điều tra nhắm vào Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và những người liên quan, giữa lúc cuộc điều tra về tình trạng hỗn loạn chính trị đang được đẩy mạnh sau những tác động tiêu cực từ tuyên bố thiết quân luật của nhà lãnh đạo này.
(ANTV) - Bộ Tài chính Mỹ vừa thông báo, nước này đã giải ngân khoản vay trị giá 20 tỷ USD cho Ukraine, được đảm bảo bằng lợi nhuận thu được từ tài sản Nga bị đóng băng, như một phần trong gói hỗ trợ 50 tỷ USD của Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7.
(ANTV) - Đài truyền hình quốc gia Syria đưa tin các bộ trưởng trong chính phủ chuyển tiếp mới thành lập ở nước này đã có cuộc gặp với các thành viên chính quyền đã sụp đổ của Tổng thống Bashar al-Assad, nhằm tổ chức chuyển giao các thể chế nhà nước và đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ công.
(ANTV) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký Công văn về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
(ANTV) - Nằm nơi địa đầu của Tổ quốc, Hà Giang có địa bàn rộng, mùa đông rất lạnh nhất vùng núi cao có rét đậm, rét hại, điều này đã tác động trực tiếp đến sức khỏe của học sinh, đặc biệt là các em học ở các trường vùng sâu, vùng xa. Để đối phó với tình hình này, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
(ANTV) - Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa đưa ra xét xử bị cáo Lê Đức Dũng, trú tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam về tội trộm cắp tài sản.
(ANTV) - Bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM đã cứu sống thành công 1 bệnh nhi 6 tuổi bị rắn độc cắn nguy kịch. Dù tạm thời đã qua cơn nguy hiểm nhưng bệnh nhi vẫn còn khá yếu, cần tiếp tục được theo dõi, điều trị tích cực. Đây là trường hợp tương đối hy hữu bởi bệnh nhi này bị rắn cắn khi đang ngủ trong nhà
(ANTV) - Sau khi tổng kết Kỳ họp thứ 8, sáng nay, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9. Trong đó, đề nghị bổ sung vào báo cáo bài học kinh nghiệm làm nên thành công Kỳ họp thứ 8 so với các kỳ họp trước.