
(ANTV) - Chính phủ đang xem xét đề xuất giữ nguyên cơ cấu Hội đồng Nhân dân (HĐND) ở tất cả các cấp (tỉnh, huyện, xã) và nghiên cứu giảm bớt số lượng thành viên của Ủy ban Nhân dân (UBND) các cấp. Việc giữ nguyên HĐND nhằm duy trì vai trò giám sát của cơ quan dân cử này trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, đồng thời đảm bảo sự tham gia của người dân trong quyết định các vấn đề quan trọng tại địa phương.
Giữ nguyên HĐND các cấp, nghiên cứu giảm bớt số lượng thành viên UBND
Việc giảm số lượng thành viên UBND các cấp sẽ được thực hiện theo hướng tinh gọn, hiệu quả hơn, giảm bớt các thành viên không cần thiết, tập trung vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính.
Các cơ quan hành chính sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, chức năng theo đúng quy định, nhưng với một đội ngũ tinh giản hơn, góp phần tiết kiệm ngân sách và nâng cao năng suất công việc. Đề xuất này nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia, vì nếu thực hiện thành công sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền các cấp, đồng thời làm gương mẫu cho các cải cách hành chính khác.
Cơ hội “làm mới” chính sách thuế thu nhập cá nhân
Trên báo Lao động, số ra sáng ngày hôm nay, có đăng tải bài viết với tiêu đề: “Cơ hội “làm mới” chính sách thuế thu nhập cá nhân”. Nội dung bài viết cũng chỉ rõ: Việc Bộ Tài chính đang khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), trong đó có quy định về mức giảm trừ gia cảnh, để báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung là tin vui cho người nộp thuế.
Đây không chỉ là một động thái mang tính cấp thiết mà còn đáp ứng sự mong mỏi, chờ đợi, ủng hộ của đông đảo người dân. Thực tế, việc duy trì mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng (cho người nộp thuế) và 4,4 triệu đồng/tháng (cho mỗi người phụ thuộc) từ năm 2020 đến nay đã gây ra nhiều tranh cãi.
Do đó, đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 16 - 18 triệu đồng/tháng được nhìn nhận là giải pháp phù hợp, khẩn thiết để phản ánh đúng thực tế thu nhập và mức sống của người dân.
Đây còn là một cơ hội để “làm mới” chính sách thuế TNCN theo hướng hiện đại, bắt kịp với nhịp sống kinh tế, vừa đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội và công bằng, vừa không triệt tiêu động lực tiêu dùng, sản xuất.
Bổ cập nước “cứu” sông Tô Lịch Cần giải pháp tổng thể
Trong nhiều năm qua, Sông Tô Lịch đã phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Do sự phát triển đô thị hóa nhanh chóng, cùng với việc xả thải không kiểm soát từ các khu công nghiệp, sinh hoạt và các nguồn thải khác, dòng sông đã trở thành một điểm nóng về ô nhiễm môi trường.
Dự án bổ cập nước sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng đang được triển khai mạnh mẽ, hứa hẹn“gột rửa”dòng sông ô nhiễm, mang lại nhiều nguồn lợi. Nhưng để bảo đảm tính hiệu quả và bền vững đòi hỏi phải có một giải pháp tổng thể.
Việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch giúp cải thiện chất lượng dòng chảy, pha loãng ô nhiễm và tạo cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nếu nguồn nước bổ cập bị hạn chế hoặc không đủ, thì sông Tô Lịch sẽ ra sao? Để lý giải cho câu hỏi này có lẽ cũng sẽ làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu.
Bên cạnh đó, việc cải tạo sông Tô Lịch đòi hỏi một nguồn vốn khổng lồ. Hà Nội dự kiến chi 550 tỷ đồng ngân sách địa phương xây dựng đường ống dẫn nước sông Hồng về Tô Lịch, chưa kể chi phí duy trì và vận hành hệ thống cống ngầm, xử lý nước thải.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đều chung nhận định rằng, khi dòng sông Tô Lịch thực sự hồi sinh, Hà Nội có thể khai thác tiềm năng du lịch đường thủy, giống như nhiều TP lớn trên thế giới.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Ngày 12/2, Hội đồng thẩm định dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đã nhất trí phương án kéo dài thời hạn thực hiện chính sách này đến hết ngày 31/12/2030. Nội dung này đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân.
Việc miễn thuế này sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính cho người nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và mở rộng sản xuất. Theo ước tính, việc miễn thuế sẽ giúp nông dân tiết kiệm khoảng 7.500 tỷ đồng mỗi năm, đóng góp vào việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Tuy nhiên, việc miễn thuế cũng đặt ra thách thức trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách cho Nhà nước. Do đó, cần có các biện pháp bổ sung để cân bằng giữa hỗ trợ nông dân và duy trì nguồn thu cho ngân sách quốc gia.
Việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 là một chính sách quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với nông nghiệp và nông dân, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
(ANTV) - Không quân Hàn Quốc đã quyết định đình chỉ nhiệm vụ 1 năm đối với 2 phi công thả nhầm bom xuống khu vực dân sự ở thành phố Pocheon, tỉnh Gyeonggi, hồi đầu tháng này, khiến hàng chục người bị thương.
(ANTV) - Tiếp tục chuỗi phản ứng quyết liệt với động thái gia tăng quân sự của Israel tại Dải Gaza, lực lượng Houthi ở Yemen ngày 21/3 đã tiến hành cuộc tập kích tên lửa đạn đạo tầm xa mới vào Israel. Cuộc tấn công không gây thương vong hay thiệt hại nghiêm trọng, song cho thấy năng lực quân sự của Houthi vẫn được duy trì sau những đòn tập kích dữ dội của không quân Mỹ thời gian qua.
(ANTV) - Chính phủ Đức đã thông qua gói viện trợ quân sự mới trị giá 3 tỷ euro (khoảng 3,25 tỷ USD) dành cho Ukraine. Quyết định này được đưa ra ngay trước thềm cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian giữa Nga và Ukraine về lệnh ngừng bắn hạn chế.
(ANTV) - Ngày 20/3 (theo giờ địa phương), Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục Mỹ, gây ra tâm lý bất ổn cho những người đang nắm giữ nợ của sinh viên và đặt ra câu hỏi về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
(ANTV) - Tại Kenya việc chăn thả gia súc từ lâu đã gắn liền với người Maasai bản địa, song tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động này, khiến cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, nhiều phụ nữ nơi đây đã nỗ lực, đa dạng hóa nguồn thu nhập, trong đó có nghề nuôi dế, một nghề rất mới mẻ ở nước này.
(ANTV) - Rau sống, tiết canh, thịt tái…là những món khoái khẩu của nhiều người Việt, nhưng ít ai biết rằng chúng cũng có thể trở thành “cửa ngõ” dẫn ký sinh trùng vào cơ thể, đặc biệt là sán não. Căn bệnh này không chỉ khó chẩn đoán mà còn dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, khiến người bệnh chủ quan. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, sán não có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
(ANTV) - Tăng tiếp nhận, xử lý cấp đổi GPLX từ 3.000 lên 10.000 hồ sơ mỗi ngày; Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi; Hà Nội: Thí sinh được chọn 1 trong 5 ngoại ngữ để thi vào lớp 10...là thông tin về một số chính sách đang được dư luận quan tâm.
(ANTV) - Từng gặp định kiến khi chậm triển khai công tác trưng bày, nhưng những năm qua, Bảo tàng Hà Nội đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Không giới hạn trong hoạt động trưng bày, giới thiệu hiện vật, cũng như tổ chức sự kiện, bảo tàng đang nỗ lực trở thành một không gian sáng tạo.
(ANTV) - Công an xã Tân Thanh huyện Văn Lãng, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện, bắt giữ một đối tượng người nước ngoài có hành vi lưu hành tiền giả trên địa bàn.
(ANTV) - Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra Quyết định tạm giữ hình sự đối với 4 đối tượng: Nguyễn Duy Hà, sinh năm 1993 trú huyện Thọ Xuân; Trương Văn Mạnh, sinh năm 1985 trú huyện Hoằng Hoá; Lê Văn Cường, sinh năm 1985 trú huyện Thọ Xuân và Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1984 trú huyện Thiệu Hoá để điều tra về hành vi mua bán trái phép vật liệu nổ.