Thứ Tư, 08/01/2025 00:04 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

(ANTV) - Từ ngày 01/01/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm GPLX” có hiệu lực thi hành.

Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Thủ đoạn xuyên tạc, gây nhiễu Nghị định 168 về xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

Theo đó, một số hành vi vi phạm TTATGT đường bộ có mức phạt tăng mạnh so với trước nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông. Tuy nhiên, việc tăng mạnh mức phạt hành chính đã tạo ra những ý kiến trái chiều.

Lợi dụng điều này, các trang mạng của tổ chức phản động hay trang cá nhân của số chống đối chính trị đã xuyên tạc, bóp méo sự thật, lan truyền thông tin sai lệch. Về vấn đề này, trong mục Phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên báo CAND có bài “Thủ đoạn xuyên tạc, gây nhiễu Nghị định 168 về xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ”.

Thực tiễn cho thấy, tăng mức xử phạt là một trong những biện pháp để bảo đảm răn đe, phòng ngừa. Nếu mọi người có ý thức chấp hành đúng luật giao thông thì không bị xử phạt, nộp phạt.

Các khoản tiền phạt được thu nộp ngân sách Nhà nước và sử dụng theo đúng quy định. Việc trích phần trăm số tiền xử phạt cho một số lực lượng là nhằm bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác bảo đảm TTATGT chứ không phải “trích tiền để chia nhau” hay “làm lợi cho lực lượng Công an” như luận điệu của một số đối tượng.

Liên quan đến hiện tượng những cột đèn giao thông bị lỗi, Cục CSGT khẳng định, lỗi vi phạm do “nhảy đèn” sẽ không bị xử phạt đồng thời kiến nghị đơn vị vận hành, quản lý đèn rà soát, sửa chữa.

Người dân cần tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc, sai sự thật từ các tổ chức phản động, các phần tử chống đối, không nên để ảnh hướng đến ý thức chấp hành pháp luật của mình.

Trí tuệ nhân tạo trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản: Phải thận trọng và cân nhắc kỹ

Công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra cơ hội mới cho việc bảo tồn và lan tỏa các giá trị di sản văn hóa. AI không chỉ hỗ trợ tái tạo, số hóa di tích mà còn góp phần quảng bá rộng rãi các giá trị này đến với cộng đồng. Tuy nhiên, báo Đại đoàn kết cho rằng, áp dụng “Trí tuệ nhân tạo trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản: Phải thận trọng và cân nhắc kỹ”.

(Slide ĐĐK) TS Phạm Việt Long - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu văn hóa và phát triển cho rằng, AI đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua nhiều phương thức sáng tạo và hiệu quả, giúp kết nối di sản Việt Nam với cộng đồng quốc tế qua các nền tảng trực tuyến, giúp giới thiệu văn hóa Việt Nam một cách sinh động, lan tỏa mạnh mẽ giá trị di sản Việt Nam ra thế giới.

Tuy nhiên, TS Phạm Việt Long cũng đề cập đến các trở ngại khi vận dụng AI trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, trong đó lớn nhất là vấn đề dữ liệu, rồi việc diễn giải và truyền tải nội dung văn hóa cũng như vấn đề bản quyền và đạo đức trong việc sử dụng AI.

Đồng quan điểm, TS Trần Hậu Yên Thế - Giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam, cho rằng, việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản giúp di sản tiếp cận với công chúng một cách mới mẻ, gần gũi và hiệu quả. Song bên cạnh đó cũng cần cân nhắc khi ứng dụng AI, tránh làm mất đi tính nguyên bản của di sản.

Điều chỉnh giá bán lẻ điện: Có làm khó doanh nghiệp?

Dự thảo của Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân xuống còn 2 tháng/lần thay vì 3 tháng/lần như hiện nay với mong muốn dần tiệm cận với thị trường. Có ý kiến cho rằng, đề xuất này đang gây bất cập đối với DN, nhưng DN lại cho rằng không ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên vẫn cần một sự ổn định, lâu dài. Báo KTĐT đặt câu hỏi: “Điều chỉnh giá bán lẻ điện: Có làm khó doanh nghiệp?”

Lý giải cho đề xuất này, Bộ Công Thương cho biết là để giá bán lẻ điện được phản ánh và điều chỉnh kịp thời theo biến động thực tế của thông số đầu vào, bù đắp chi phí hợp lý, hợp lệ với lợi nhuận hợp lý để bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của DN phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và cấp độ thị trường điện cạnh tranh. Đồng thời phù hợp với chỉ đạo của Thường trực Chính phủ về việc tránh giật cục trong quá trình điều chỉnh giá điện, có thể điều chỉnh nhiều lần trong năm.

Ở dự thảo lần này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn có quyền điều chỉnh giá điện khi giá bán lẻ điện bình quân tăng dưới 5%. Song, biên độ điều chỉnh được nới rộng từ 2 - 5%, thay vì 3 - 5% như hiện tại.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng 5 - 10%, EVN được phép điều chỉnh tăng giá sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên, Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.

Còn phía doanh nghiệp cho rằng chính sách nên nhất quán, ổn định và lâu dài, không nên thay đổi liên tục, tránh xáo trộn để doanh nghiệp tập trung phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Giải ngân vốn đầu tư công: Cơ hội và thách thức

Giải ngân vốn đầu tư công: Cơ hội và thách thức

Kinh tế 07/01/2025

(ANTV) - Khi nói đến các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư công luôn được xem là một trong những yếu tố then chốt. Từ những cây cầu, con đường, đến các dự án năng lượng, nước sạch hay giáo dục - tất cả đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực từ đầu tư công.

TP HCM thông xe 4 công trình giao thông

TP HCM thông xe 4 công trình giao thông

Kinh tế 07/01/2025

(ANTV) - Cùng một lúc, 4 công trình trọng điểm của TP. HCM đã được thông xe phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Điều này đã góp phần cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông của thành phố. Tạo thuận lợi cho vận chuyển giao thương hàng hoá. Đồng thời tạo đà để thành phố tiếp tục thực hiện nhiều dự án chỉnh trang đô thị, mở rộng đường sá, và các hạ tầng giao thông thiết yếu khác trong năm 2025 và xa hơn.

Nhiều chính sách mới về nhà ở xã hội

Nhiều chính sách mới về nhà ở xã hội

Kinh tế 07/01/2025

(ANTV) - Sở Xây dựng TP HCM vừa trình UBND TP HCM về việc xin chủ trương xây dựng Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn TP HCM. Các cơ chế hỗ trợ này kỳ vọng giúp thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị, hướng tới việc thực hiện 93.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030 tại TP HCM.

Đảm bảo phúc lợi công đoàn viên dịp Tết

Đảm bảo phúc lợi công đoàn viên dịp Tết

Xã hội 07/01/2025

(ANTV) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp đoàn viên, sum vầy bên gia đình, mà còn là thời điểm được mong đợi nhất trong năm đối với người lao động. Trong bối cảnh đời sống và kinh tế đang dần hồi phục, việc đảm bảo phúc lợi cho công đoàn viên trong mùa Tết đang được nhiều doanh nghiệp, công đoàn ngành Công thương tỉnh Khánh Hòa đặc biệt quan tâm.

Phụ nữ miền núi livestream bán nông sản

Phụ nữ miền núi livestream bán nông sản

Kinh tế 07/01/2025

(ANTV) - Chỉ với một chiếc điện thoại và bối cảnh tại vườn hoặc bên hiên nhà, nhiều phụ nữ đồng bào Cadong ở xã Sơn Long, huyện miền núi Sơn Tây của tỉnh Quảng Ngãi đã đưa các loại nông sản do gia đình và người dân quê mình sản xuất đến với đông đảo người tiêu dùng.

Xem thêm