(ANTV) - Cơ hội vào đại học của thí sinh vùng khó; Giải mã con số '0 đồng' và nỗi sợ 'tiêu tiền' đầu tư công; Chip Việt mới bắt đầu cuộc đua...Là những tin tức nổi bật trên các báo số ra ngày hôm nay.
Cơ hội vào đại học của thí sinh vùng khó
Năm 2023 lần đầu tiên áp dụng phương án cộng điểm ưu tiên mới trong xét tuyển đại học đặt ra những lo ngại về cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của học sinh vùng khó.
Theo đó, nhiều trường đại học đã công bố đề án tuyển sinh 2023 với thông báo giảm chỉ tiêu tuyển sinh từ điểm thi tốt nghiệp THPT khiến không ít thí sinh lo lắng. Bởi với thí sinh vùng khó, việc xét tuyển bằng học bạ và kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương án chủ yếu, phổ biến. Vì vậy, giáo viên ở đây chủ yếu quan tâm ôn luyện các kiến thức gắn liền với kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Trong khi đó, ở thành phố, nhiều trường đại học đã tới tận trường phổ thông giới thiệu về kỳ thi riêng do trường tổ chức, nên học sinh càng tăng thêm lợi thế am hiểu hơn. Hơn nữa, do hạn chế về địa điểm tổ chức, không nhiều thí sinh ở các vùng sâu, vùng xa có điều kiện di chuyển về các thành phố lớn để tham dự các kỳ thi riêng.
Giải mã con số '0 đồng' và nỗi sợ 'tiêu tiền' đầu tư công
Khối lượng vốn đầu tư công thời gian tới rất lớn với hơn 700.000 tỷ đồng, việc phải tiêu ít nhất 95% số tiền này đang là một áp lực không nhỏ với các Bộ, ngành và địa phương. Đặc biệt khi 3 tháng đầu năm, nhiều con số '0 đồng' xuất hiện trong danh sách giải ngân.
Theo báo Tiền phong, tình trạng ì ạch giải ngân đầu tư công không phải là vấn đề riêng của một địa phương hay ngành nào, khi có tới 13 bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công 0%. 17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương trong quý I chỉ đạt 0,04% kế hoạch. Theo nhiều chuyên gia, nếu việc “tiêu tiền” đầu tư công không đảm bảo, e rằng mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay khó đạt được.
Một trong những nguyên nhân lớn gây chậm ở các dự án là giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó là công tác tổ chức thực hiện (lập kế hoạch, chuẩn bị thủ tục đầu tư dự án) chưa sát sao, chưa phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và chỉ đạo của Chính phủ.
Chip Việt mới bắt đầu cuộc đua
Việt Nam lọt vào top 4 nước dẫn đầu châu Á xuất khẩu chip bán dẫn vào thị trường Mỹ. Nhưng trao đổi với báo Tuổi trẻ, các chuyên gia, doanh nghiệp đều thừa nhận rằng doanh nghiệp trong nước mới chỉ đặt nền móng ban đầu cho sản xuất chip trong nước.
Báo Tuổi trẻ đăng tải: Trong lĩnh vực sản xuất chip hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Intel, Foxconn đang chi phối. Và trên thực tế doanh nghiệp Việt rất khó tham gia hoặc hàm lượng tham gia rất thấp, đa số người lao động tham gia lắp ráp, còn bí kíp công nghệ thì doanh nghiệp FDI nắm. Rất ít doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng, sản xuất.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cái được qua việc xuất khẩu chip từ Việt Nam là sự cải thiện về hình ảnh, đồng thời chứng tỏ Việt Nam thu hút FDI lĩnh vực công nghệ cao hiệu quả. Đây là bước đầu để Việt Nam tiến tới bước đi xa hơn là có doanh nghiệp sản xuất chip thực sự thay vì chỉ làm công đoạn cuối./.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hậu Giang vừa phối hợp lực lượng Cảnh sát cơ động và Công an thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành khống chế thành công đối tượng ngáo đá đập phá, đốt tài sản.
(ANTV) - Đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả, với doanh thu gần 500 tỷ đồng trong vòng 4 năm vừa bị triệt phá gây rung động dư luận. Vụ việc gióng lên hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng, đòi hỏi sát sao hơn truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên thị trường chống lại nạn hàng giả, kém chất lượng. Bộ máy kiểm định cần nhanh hơn, mạnh hơn, và có sức răn đe thực sự. Các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự và hình sự rõ ràng, cụ thể với người tiêu dùng kể cả khi đã bị triệt phá.
(ANTV) - Tối ngày 18/4, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc Festival Phở 2025. Nhằm quảng bá món phở nổi tiếng của người Việt đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội đã thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế.
(ANTV) - Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy thì gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế đắt giá nhất thế giới. Theo cập nhật về giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện tại gạo xuất khẩu tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 396 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 368 USD/tấn, gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn.
(ANTV) - Sáng ngày 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đánh dấu cột mốc hiện đại hóa hạ tầng hàng không Việt Nam. Dự buổi lễ còn có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên bộ Chính trị, Bí thư thành uỷ Tp.HCM; Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an.
(ANTV) - Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép trong tháng 3 của Hàn Quốc sang Mỹ đã giảm gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này được đánh giá là hệ quả của mức thuế quan 25%, mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng đối với tất cả các mặt hàng thép nhập khẩu bắt đầu từ tháng trước.
(ANTV) - Sáng nay 19/4, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự lễ công bố triển khai thí điểm giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học phục vụ thủ tục lên tàu bay tại Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất.
(ANTV) - Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 19/4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
(ANTV) - Buổi tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) bắt đầu lúc 20h ngày 18/4 trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP Hồ Chí Minh) với sự tham dự của 38 khối Quân đội và Công an.
(ANTV) - Chiều ngày 18/4, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (2/5/1975 - 2/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì.