(ANTV) - Thời gian qua, lực lượng Công an đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Quốc hội; ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, điện chỉ đạo, mệnh lệnh công tác, tổ chức cao điểm tấn công trấn áp tội phạm. Ghi nhận trên báo CAND Online.
1. Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo ANTT thời gian tới
Báo CAND Online: Ngày 28/3, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Công an quý I/2023, triển khai công tác quý II/2023. Bộ trưởng Tô Lâm thay mặt Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an ghi nhận, chúc mừng những thành tích, chiến công mà lực lượng CAND đạt được trong thời gian qua.
Về nhiệm vụ công tác trọng tâm Quý II/2023, Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương bảo đảm tuyệt đối an toàn các công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hoá, xã hội quan trọng của đất nước; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình đã đặt ra; đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh kéo giảm số vụ phạm pháp hình sự; đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo; triển khai kế hoạch tổng thể phòng chống và kiểm soát ma tuý; tiếp tục nhân rộng mô hình tiêu biểu trong PCCC và cứu nạn, cứu hộ; xử lý, kiểm soát nồng độ cồn, quyết tâm hình thành bằng được văn hoá “đã uống rượu bia thì không lái xe”…
2. Quy định điều kiện đăng ký thường trú khi thuê nhà ở Hà Nội: Làm sao cho hợp tình, hợp lý?
Báo Kinh tế đô thị: Những ngày gần đây, dư luận rất quan tâm tới việc TP Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến lần 2 vào dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ. Theo đánh giá, đây là một chính sách mang tính nhân văn, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Về vấn đề này, báo KT&ĐT có bài “Quy định điều kiện đăng ký thường trú khi thuê nhà ở Hà Nội: Làm sao cho hợp tình, hợp lý?”
KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam nhìn nhận, mục đích của TP Hà Nội đưa ra quy định này nhằm giảm tải quy mô dân số ở khu vực nội thành, ảnh hưởng đến hạ tầng. Nhưng vấn đề cốt lõi ở đây là phải tập trung vào chất lượng hạ tầng cho nơi thuê ở đó để phục vụ người dân khi mà thực tế đã có hàng loạt vụ cháy nhà trọ tại các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai... xảy ra thời gian gần đây không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người dân thuê trọ.
Do vậy, vấn đề quan trọng nhất ở đây là phải có quy định về chất lượng của những công trình nhà trọ, hướng trách nhiệm vào người kinh doanh nhà trọ.
3. Khơi thông tín dụng bằng dòng vốn khủng
Báo Kinh tế đô thị: : Tiếp tục là một bài viết trên Báo Kinh tế & Đô thị số ra sáng nay với nhan đề “Khơi thông tín dụng bằng dòng vốn khủng”. Tín dụng “tắc”, ngân hàng tung vốn khủng kích cầu. Không ít ý kiến cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục có động thái giảm thêm lãi suất điều hành trong thời gian tới.
PGS.TS Phạm Thế Anh - Chuyên gia kinh tế - vĩ mô, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng nếu những tháng tới, lạm phát vẫn tiếp tục được kiểm soát dưới 4,5% thì sẽ thuận lợi để NHNN có dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ, xu hướng giảm lãi suất có thể thuận lợi hơn. Còn theo Giảng viên cao cấp Đại học Fulbright Nguyễn Xuân Thành, chính sách tài khóa và tiền tệ năm nay sẽ hoàn toàn ngược so với năm 2022, chuyển từ khống chế lạm phát sang hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Đã có không ít ngân hàng giảm liên tiếp hai lần chỉ trong vòng nửa đầu tháng 3, với tổng mức giảm hơn 1 điểm phần trăm. Các ngân hàng cũng cho biết vẫn đang lên kế hoạch để giảm thêm lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên sau khi NHNN quyết định hạ trần cho vay ngắn hạn với nhóm này thêm 0,5 điểm % trong tuần trước.
4. Lường trước các hệ lụy khi thế chấp đất đai cho tổ chức nước ngoài
Báo Lao động: Góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều ý kiến đề xuất cho phép doanh nghiệp Việt Nam được thế chấp quyền sử dụng đất, các tài sản trên đất cho tổ chức kinh tế nước ngoài. Đề xuất này được đánh giá để tăng cơ hội tiếp cận vốn vay, kích thích dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào thị trường bất động sản (BĐS).
Tuy nhiên, cũng cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ để không gây tác động đến thị trường ngoại hối và tạo ra những biến động khó kiểm soát. Liên quan đến vấn đề này, báo Lao động có bài “Lường trước các hệ lụy khi thế chấp đất đai cho tổ chức nước ngoài”.
Chuyên gia tài chính, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc thế chấp đất đai vay vốn không cấm nhưng không có quy định trong Luật. Vấn đề quan trọng là quy định vào trong Luật để tránh trường hợp làm xong vào thanh tra, kiểm tra không có trong luật rất phức tạp.
Còn theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, việc này là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư, có thêm sự lựa chọn trong các phương thức huy động vốn, song cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ để không gây tác động đến thị trường ngoại hối và tạo ra những biến động mạnh mẽ, khó kiểm soát.
Luật sư Lê Văn Hồi - Giám đốc Công ty Luật My Way - cho rằng, khi cho phép tổ chức kinh tế nước ngoài được phép nhận thế chấp quyền sử dụng, cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy định về việc hạn chế tiếp cận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế nước ngoài, đặc biệt đối với quyền sử dụng đất có liên quan đến an ninh, quốc phòng.
(ANTV) - Ngày 25/11, TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 bị cáo khác ở giai đoạn 1 xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan.
(ANTV) - Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Lê Văn Điền (trú thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cùng vợ con và cháu là Lê Thị Ngọc Nhan; Lê Phước Sang, Lê Phước Hoàng; Lê Công Triết và Nguyễn Văn Lộc để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.
(ANTV) - Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, gần đây xuất hiện một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để mạo danh Bộ LĐTBXH và Trung tâm Lao động ngoài nước nhằm lừa đảo những người muốn đi nước ngoài làm việc.
(ANTV) - Khoảng hơn một tháng nữa mới bước vào chính vụ thu hoạch cà phê, nhưng hiện nay tại một số nơi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã xảy ra tình trạng mất trộm cà phê. Công an tỉnh Đăk Nông đã chỉ đạo công an các địa phương, nhất là công an các xã, thị trấn chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm tốt ANTT, ngăn chặn hiệu quả tình trạng trộm cắp cà phê. Phản ánh tại huyện biên giới Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.
(ANTV) - Thị trường bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh kỳ vọng hồi phục nhờ các bộ luật mới có hiệu lực từ tháng 8/2024. Dự kiến sẽ có gần 10.000 căn hộ chào bán trong năm 2025, tăng gần gấp đôi so với năm trước.
(ANTV) - Trước những vấn đề bức xúc đi lại vướng víu do đường hẻm nhỏ hẹp, mất mỹ quan do bố trí vật dụng trước nhà, chính quyền địa phương đã tổ chức các cuộc vận động người dân hiến đất mở rộng hẻm. Đồng thuận với việc làm này, những vấn đề trên đã được giải quyết và đời sống của người cũng đã đổi thay đi lên. Đặc biệt là an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được đảm bảo hơn.
(ANTV) - Những tháng cuối năm, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép dự báo có diễn biến phức tạp. Đòi hỏi lực lượng Công an phải luôn chủ động, thực hiện thường xuyên, liên tục các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm hoạt động xuất nhập cảnh trái phép từ sớm, từ xa, từ biên giới.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Gia Lai vừa tiếp nhận tin báo tội phạm của 1 người dân trú tại thị xã An Khê về việc bản thân bị lừa đảo hơn 1 tỷ đồng.
(ANTV) - Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung, trong đó có công tác nhân sự.
(ANTV) - Trong những năm qua, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các sở, ngành tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền các cấp huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện nhiều giải pháp quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tùvượt qua tự ti, mặc cảm, sửa chữa lỗi lầm, hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội.