(ANTV) - “Cần khách quan, trung thực trong đánh giá tình hình nhân quyền tại Việt Nam” là nhan đề bài viết trong mục phòng, chống diễn biến hòa bình trên Báo CAND số ra sáng nay.
Cần khách quan, trung thực trong đánh giá tình hình nhân quyền tại Việt Nam
Báo CAND: Ngày 20/3 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022, cho rằng: “ Một số quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam vi phạm nhân quyền có hệ thống”…
Nếu đọc và phân tích kỹ các vấn đề nội dung trong Báo cáo này cho thấy việc đánh giá này là phiến diện, nhiều vấn đề mang tính quy kết với những nội dung không trung thực và không có sự khảo sát thực tiễn để đưa ra kết quả không chính xác.
Điều này cũng nhận nhiều phản ứng ngay từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu quốc tế. Ngày 23/3, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn , cởi mở trên tinh thần xây dựng với Hoa Kỳ về những vấn đề còn có sự khác biệt để tăng cường hiểu biết và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Vô tư khoe thông tin, hình ảnh trên mạng: Mồi ngon cho lừa đảo
Báo Tuổi trẻ: Khi bạn đang tự hào khoe hình ảnh kèm thành tích học tập của con mình trên Facebook trong niềm ngưỡng mộ đầy like, thả tim của bạn bè xung quanh, hãy cẩn thận vì đó có thể là "quà tặng" cho kẻ lừa đảo. Đây là cảnh báo cần thiết khi nhiều người chúng ta quá vô tư với hình ảnh cá nhân trên mạng.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, cách thức tiến hành những cuộc gọi cho phụ huynh vừa qua vẫn theo cấu trúc của rất nhiều trò lừa đảo "cũ rích" trước đây, tuy nhiên trong chiêu lừa "con đang cấp cứu", kẻ lừa đảo đã "nâng cấp" kỹ năng bằng cách có được thông tin cá nhân con cái của nạn nhân.
Thực tế cho thấy việc thu thập thông tin đời tư của đông đảo người dùng Việt hiện nay khá dễ dàng khi người người, nhà nhà đua nhau lên các trang mạng xã hội chia sẻ công khai đời sống riêng tư, sinh hoạt gia đình, công việc, quan hệ của mình, chính vì vậy các chiêu trò lừa đảo sẽ càng "bủa vây" họ nhiều hơn cả về lượng lẫn mức độ tàn khốc.
Quy định diện tích để đăng ký thường trú ở Hà Nội: Cần lộ trình áp dụng từng bước
Báo Lao động: Hà Nội đang lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ. Chia sẻ trên báo Lao động số ra đầu tuần, các chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần có lộ trình cụ thể trước khi quy định diện tích tối thiểu để đăng ký thường trú, giúp người dân có sự chuẩn bị, tránh xáo trộn.
Theo nội dung dự thảo của UBND TP Hà Nội, diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp đối với khu vực nội thành là 15m2/người (gồm 12 quận); đối với khu vực ngoại thành là 8m2 người (gồm 18 huyện, thị xã). Diện tích nhà ở tối thiểu là diện tích được tính theo m2 sàn nhà cho một người thuê, mượn, ở nhờ.
Quy định này sẽ giúp đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đô thị tuy nhiên các chuyên gia nhận định nếu áp dụng ngay, sẽ gây ra rất nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến người đi thuê và những người cho thuê nhà. Chuyên gia cũng gợi ý, thành phố có thể lên lộ trình áp dụng từng bước để người dân có sự chuẩn bị, tránh xáo trộn.
Vàng biến động trái chiều - Nhà đầu tư không nên “lướt sóng”
Báo Kinh tế và đô thị: Trên báo Kinh tế và đô thị số ra sáng nay có bài viết: Vàng biến động trái chiều - Nhà đầu tư không nên “lướt sóng”.
Hiện chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn duy trì trên 10 triệu đồng/lượng, cho nên nhà đầu tư trong nước không nên mua vàng để "lướt sóng" lúc này. DN giữ giá vàng ở mức cao, đẩy rủi ro sang người mua.
Không những giá chênh với thế giới cao mà chênh lệch giữa mua và bán cũng ở mức cao, khiến người chịu thiệt cuối cùng vẫn là khách hàng. Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo hiện nay chưa phải thời điểm thích hợp để đầu tư vàng.
Chỉ khi nào khoảng cách chênh lệch hạ xuống mức hợp lý, người dân mới nên đầu tư vàng và người dân chỉ nên mua vàng với số lượng ít khi thực sự cần thiết.
(ANTV) - Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng. Ngày 9/11, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã tiến hành các cuộc tấn công gây nhiễu hệ thống định vị toàn cầu (GPS), ảnh hưởng đến một số tàu thuyền và hàng chục máy bay dân dụng.
(ANTV) - Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự, pháp luật và điều ước quốc tế là nội dung luôn được Bộ Công an đặc biệt quan tâm, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng CAND thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.
(ANTV) - Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả; 10 tháng, Hà Nội xử lý hơn 62.000 "ma men" điều khiển phương tiện giao thông; Ẩn họa từ hội nhóm rủ nhau làm liều; Thưởng Tết phải báo cáo trước ngày 15/12...là một số tin tức nổi bật ngày 10/11.
(ANTV) - Ngày 9/11, Cơ quan CSĐT Công an TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Hoàng Quân (23 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.
(ANTV) - Trận động đất mạnh 3.3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận, thậm chí người dân ở khu vực Ba Vì (Hà Nội) cũng cảm nhận rõ.
(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng ngày 9/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà giáo. Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật này. Phát biểu tại Tổ 01 (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã quán triệt một số chủ trương, chính sách cần triển khai trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội.
(ANTV) - Chiều ngày 9/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10. Thông tin tại họp báo, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết: Các vụ án nói chung và các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo luôn được Bộ Công an quan tâm đầu tư lực lượng tập trung điều tra làm rõ, bảo đảm theo quy định của pháp luật.
(ANTV) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao. Công điện nêu rõ:
(ANTV) - Thông tin về cơn bão số 7, Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ (ngày 9/11), vị trí tâm bão khoảng 19 độ Vĩ Bắc; 113,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 370 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 - 15 (150 - 183km/h), giật trên cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 10 - 15km/h.
(ANTV) - Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 đã trở thành sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng, thường niên, có sức lan tỏa trong lực lượng CAND. Trong những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an luôn coi trọng, quan tâm đặc biệt và đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự; pháp luật và điều ước quốc tế nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng CAND thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.