(ANTV) - Ngày 10/10/1954 là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Vượt qua những khó khăn, thách thức trong hành trình 70 năm, Hà Nội từ một đô thị nhỏ bé, nghèo nàn. Đến nay, thành phố đã vươn mình trở thành trung tâm lớn về kinh tế và văn hóa, đóng góp tới 16% GDP cả nước, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa. Xứng đáng với vai trò là đầu tàu kinh tế, là động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Cùng với sự phát triển hàng ngày của đất nước. Những năm qua Hà Nội luôn có mức tăng trưởng kinh tế dương và cao hơn mức tăng GDP trung bình hàng năm của cả nước. Số liệu của Cục Thống kê TP. Hà Nội cho thấy, tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2023 tăng bình quân 6,67%/năm; 6 tháng đầu năm 2024, GRDP ước tăng 6,0%. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 16% tổng sản phẩm của TP. Hà Nội.
PGS.TS Bùi Thị An, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Kinh tế của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho biết: Trong 70 năm qua Thủ đô Hà Nội đã có những bước tiến ngoạn mục về tất cả các mặt một cách tổng thể một cách toàn diện. Nhìn trung bình trong nhiều năm nay, tức là GDP của Hà Nội tăng cỡ khoảng 6,7 %, cao hơn cả nước là 1,12 lần. Như vậy tức là kể cả những lúc dịch covid 19 hay là những lúc thiên tai thì Hà Nội vẫn luôn luôn cố gắng để giữ được mức tăng trưởng GDP so với các nơi khác trong vùng cũng như là với cả nước. Điều đó là sự nỗ lực vượt bậc của lãnh đạo Hà Nội cũng như của nhân dân Hà Nội.
Với những lợi thế về địa lý, nguồn nhân lực, cải cách hành chính, Hà Nội là một trong 5 địa phương thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong hàng chục năm qua. Đến nay, Hà Nội đã thu hút được trên 4.500 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 33 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp trên 10% thu ngân sách, 11% số lao động trong các doanh nghiệp, 11% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Ông Matthew Powell, Giám đốc, Savills Hà Nội bày tỏ:Trong nhiều năm qua Hà Nội luôn là điểm thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây là một địa điểm quan trọng cho kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Đồng thời, vốn FDI cũng đang đổ vào các ngành sản xuất ở các tỉnh lân cận, do đó, việc tiếp cận sân bay và kết nối với các địa điểm trọng yếu như Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc là vô cùng quan trọng. Nếu muốn đầu tư vào Việt Nam, Hà Nội chắc chắn là điểm đến hàng đầu.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế cho rằng: Đối với nhà đầu tư, định hướng phát triển cũng như tăng trưởng kinh tế của khu vực nó là một yếu tố rất quan trọng. Họ nhìn thấy kinh tế Hà Nội lúc nào cũng đứng đầu trong Top tăng trưởng GDP của cả nước. Ngay cả những năm như 2020-2021 thì chúng ta cũng thấy rằng là tăng trưởng GDP của Hà Nội vẫn cao hơn cái mức tăng trưởng GDP của cả nước. Và vì thế cho nên rõ ràng nhà đầu tư họ yên tâm đầu tư vào Hà Nội để mà từ đó có được lợi nhuận cao hơn và có được hiệu quả tốt hơn trong cái đầu tư sản xuất.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội. Hệ thống giao thông vận tải được coi là huyết mạch của nền kinh tế, là bộ mặt của đô thị. Nhiều dự án giao thông quan trọng, có tính liên vùng được Hà Nội quan tâm đầu tư, hứa hẹn sẽ tạo động lực mới cho phát triển kinh tế Thủ đô. Điển hình là các dự án: Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy... Cùng với đó Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước có 2 tuyến đường sắt đô thị vào vận hành. Đây là cơ sở quan trọng để Hà Nội tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho hệ thống đường sắt đô thị, hướng tới xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, bảo đảm phục vụ người dân và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh hơn của Thủ đô trong tương lai.
Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biêts: Hà Nội phát triển thì hệ thống giao thông phải rất là khỏe, đáp đúng yêu cầu và tôi nghĩ là giao thông thủ đô là ngoài những giao thông ở trong các khu đô thị ra. Thì nó là giao thông hướng tâm về phía Nam, về phía Bắc như nào, phía Đông như là phía Tây. Nó phải có cái hệ thống và sau đó kết nối sẽ là đường vành đai 1, đường vành đai 2, đường vành đai 3. Rồi đường vành đai 4 đang làm. Tất cả những đường hướng tâm là mười mấy đường kết nối với đường vành đai đấy. Thì Hà Nội đã trở thành một cái trung tâm về giao thông lớn cả nước, vừa là của đồng bằng sông Hồng, vừa là kết nối với vùng trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Có thể khẳng định, những thành tựu mà Thủ đô Hà Nội đạt được trong 70 năm sau Ngày Giải phóng là vô cùng to lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển chung của cả nước. Nhìn lại quá trình phát triển của Hà Nội trong 70 năm qua, các chuyên gia khẳng định, TP. Hà Nội đã không ngừng nỗ lực để hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; những mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang dần hình thành và phát triển, đóng vai trò ngày càng quan trọng vào sự phát triển bền vững của Thủ đô./.
(ANTV) - Ngày 21/11, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) với phần xét hỏi của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và luật sư đối với các bị cáo.
(ANTV) - Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ukraine, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ukraine, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Ukraine như sau:
(ANTV) - Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.
(ANTV) - Sau khi thực hiện vượt chỉ tiêu về làm căn cước cho công dân dưới 14 tuổi, từ cuối tháng 10 đến nay, Công an huyện vùng cao Trà Bồng, Quảng Ngãi tiếp tục triển khai thực hiện làm căn cước cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên trên địa bàn huyện.
(ANTV) - Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản; Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách thuận lợi cho người bệnh BHYT; TP.HCM chính thức chốt giá vé Metro 1, chỉ từ 6.000 đồng;... là một số chính sách mới có hiệu lực.
(ANTV) - Vào lúc 17h hôm 21/11, lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) tỉnh Thừa Thiên Huế đã trục vớt chiếc xe chở rác không may gặp tai nạn khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) rơi xuống sông.
(ANTV) - Với việc ông Donald Trump vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, nhiều người đã lo ngại các chính sách nhập cư sẽ trở nên khắt khe hơn sau khi ông nhậm chức vào tháng 1/2025. Điều này đã tạo nên một làn sóng di cư mạnh mẽ, đặc biệt là các đoàn di cư xuất phát từ miền nam Mexico, nơi mà sự nghèo đói và bất ổn đã buộc họ phải tìm kiếm cơ hội mới.
(ANTV) - Không quân Ukraine cho hay, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào Ukraine trong ngày hôm nay 21/11. Nếu được xác nhận thì đây là lần đầu tiên một vũ khí uy lực mạnh như vậy được sử dụng trong chiến tranh. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.
(ANTV) - Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn: tài chính khí hậu.
(ANTV) - Càng về thời điểm những tháng cuối năm, tình hình buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ càng diễn biến phức tạp. Cùng với đó là chiều hướng gia tăng các vụ tai nan do tự chế pháo nổ, gây thiệt hại về người. Đáng chú ý, đối tượng trong nhiều vụ việc lại là thanh niên, học sinh, sinh viên.