Thứ Sáu, 20/09/2024 07:47 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Chữ ký số thúc đẩy chuyển đổi số

(ANTV) - Trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới phát triển Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số hiện nay, các hoạt động giao dịch thay vì được thực hiện trực tiếp đang dần chuyển sang giao dịch điện tử. Việc ứng dụng chữ ký số đang ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong việc xác định tính pháp lý khi tham gia các hoạt động, giao dịch trên môi trường điện tử. Đây cũng sẽ là nội dung trong tiểu mục Đề án 06 – Vì lợi ích người dân và doanh nghiệp ngày 16/9.

Có thể hiểu một cách đơn giản đó là chữ ký số trên môi trường điện tử có giá trị tương đương một chữ ký bình thường trên các giấy tờ, văn bản. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận, đảm bảo về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết văn bản hay giao dịch điện tử. Việc này đồng nghĩa với việc, chữ ký số cho phép các bên không phải gặp trực tiếp mà vẫn có thể mua bán, trao đổi, ký hợp đồng, thực hiện các giao dịch điện tử một cách an toàn với độ chính xác cao, từ đó tiết kiệm thời gian và các chi phí khác.

Hiện nay, việc ứng dụng chữ ký số đang được đẩy mạnh trong các hoạt động của các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương và nhiều doanh nghiệp, tổ chức đem lại những hiệu quả đáng ghi nhận…

Kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, doanh nghiệp đã ứng dụng chữ ký số hiệu quả trong việc xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng. Cũng nhờ chữ ký số, quá trình trao đổi thông tin, dữ liệu và giao dịch qua môi trường mạng của doanh nghiệp với các cơ quan chức năng cũng như đối tác được đẩy nhanh và thuận tiện hơn.

Hiện nay, các doanh nghiệp đã có thể ứng dụng chữ ký số để kê khai, nộp tờ khai, nộp các nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. hoặc thực hiện các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc sử dụng chữ ký số để giải quyết các văn bản nội bộ cũng giúp cho các doanh nghiệp giảm thời gian luân chuyển văn bản giấy, tiết kiệm các chi phí in ấn với tính xác thực, bảo mật, toàn vẹn và không thể chối bỏ, chữ ký số là giải pháp ưu việt cho các giao dịch điện tử.

Trong hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp, đến nay đã có gần 90% các cơ quan, đơn vị đã triển khai tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ vào hệ thống văn bản và điều hành chung. Theo đó, có cơ quan đạt 100% số lượng dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ. Tần suất trao đổi văn bản điện tử có chữ ký số trong nội bộ cơ quan và với các cơ quan khác cũng đạt tỷ lệ cao với tỷ lệ trung bình là hơn 90%.

Cũng theo Ban Cơ yếu Chính phủ, việc triển khai ứng dụng chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ đã đi vào nề nếp trong các hoạt động quản lý điều hành tác nghiệp của cơ quan nhà nước các cấp, đảm bảo an toàn trong giao dịch điện tử.

Việc này được đánh giá đã tạo điều kiện môi trường làm việc hiện đại, nâng cao hiệu quả công việc và tăng tính công khai trong quản lý điều hành, góp phần tích cực trong cải cách thủ tục hành chính và phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền để người dân hiểu về lợi ích của chữ ký số và sử dụng chữ ký số trong thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch điện tử cũng được tăng cường với sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,…

Do còn khá mới mẻ, nên ban đầu, nhiều người dân còn e ngại về chữ ký số. Song sau một thời gian tuyên truyền, nhiều địa bàn đã nhận được sự đồng thuận của người dân và đạt kết quả đăng ký cấp chữ ký số cao.

Thực tế, để tạo ra nhu cầu cũng như thói quen sử dụng chữ ký số cho người dân, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến có ứng dụng chữ ký số, từ đó tăng tính ứng dụng và sự thuận tiện, thu hút được sự quan tâm, sử dụng của người dân. Có như vậy, chữ ký số mới thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống, hỗ trợ đắc lực cho người dân và trở thành chìa khóa của mỗi công dân số trong kỷ nguyên số.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm