(ANTV) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy kiến nghị, không nên để xảy ra tình trạng ban hành những quy định “ngược chiều”, có nguy cơ xóa bỏ xã hội hóa biên soạn SGK.
Chiều 23/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi).
Phát biểu thảo luận tại hội trường, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) nêu vấn đề về giá sách giáo khoa (SGK).
Đại biểu Kim Thúy cho biết, trước đây, khi trao đổi về giá SGK, đại biểu đã nêu lên một thực tế là việc mua SGK trở thành gánh nặng cho nhiều phụ huynh học sinh, nguyên nhân chính là do các đơn vị phát hành sách thông qua nhà trường bao giờ cũng bán kèm SGK với một số lượng sách tham khảo rất lớn.
Đại biểu hoan nghênh Bộ GD&ĐT đã tiếp thu ý kiến này, ban hành Chỉ thị số 643 ngày 10/6/2022: yêu cầu chấm dứt tình trạng đóng gói chung SGK và sách tham khảo để buộc HS mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào. Qua theo dõi, đại biểu thấy chỉ thị này về cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc.
Tại kỳ họp thứ Tư, trong phiên thảo luận ở hội trường vào chiều ngày 11/11/2022, đại biểu đã đề nghị Luật Giá (sửa đổi) giao Chính phủ quy định giá SGK dưới hình thức khung giá, bao gồm giá tối đa và giá tối thiểu như đối với các mặt hàng khác được Nhà nước định giá.
Bộ trưởng, Trưởng Ban Soạn thảo Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội tiếp thu ý kiến của đại biểu, nguyên văn như sau: “Chúng tôi cho rằng ý kiến này rất hay, Bây giờ trong tư duy, chúng ta luôn luôn nghĩ đến quy định thế nào để giá không cao, nhưng chúng ta lại chưa nghĩ đến làm thế nào để ngăn chặn được giá quá thấp, khi các doanh nghiệp có tiềm năng muốn thâu tóm thị trường thì dùng biện pháp, hay nói cách khác là dùng thủ đoạn đại hạ giá để đánh bật các đối thủ khác, tạo nên một lợi nhuận độc quyền. Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến này".
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết, khi nghiên cứu dự thảo Luật trình ra Quốc hội lần này để xem xét thông qua, không thấy dự thảo phản ánh ý kiến tiếp thu của Bộ trưởng, Trưởng Ban Soạn thảo cũng chẳng thấy giải trình (dù báo cáo số 480 của UBTVQH tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án luật này dài 112 trang).
“Tôi tin rằng ý kiến tiếp thu của Bộ trưởng trước Quốc hội đã thể hiện cách đánh giá vấn đề rất toàn diện, thấu đáo và sát thực tế. Nếu luật không quy định khung giá tối đa - tối thiểu, thì rồi đây Quốc hội sẽ thấy những lo ngại của Bộ trưởng trở thành hiện thực.
Nhưng nguyên nhân nào đã ngăn cản dự thảo Luật thể hiện ý kiến đúng đắn đó của Bộ trưởng? Phải chăng ở đâu đó có quan điểm khác với Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, Nghị quyết có nêu “Đa dạng hoá tài liệu học tập” và điểm g, khoản 3, Điều 2 Nghị quyết 88 của Quốc hội (về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông) và điểm b, khoản 1, Điều 32 Luật Giáo dục đều quy định “thực hiện xã hội hoá việc biên soạn SGK”?
Rồi chính Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 cũng thể hiện quan điểm khác với Nghị quyết 88 khi không trao quyền lựa chọn SGK cho “cơ sở giáo dục” mà cho UBND cấp tỉnh. Tôi cứ phân vân tự hỏi: Giữa quy định của Nghị quyết 88 và quy định của Luật Giáo dục, quy định nào dễ bị lợi dụng để phục vụ “lợi ích nhóm” hơn?", đại biểu đoàn Đà Nẵng đặt câu hỏi.
Từ những phân tích trên, đại biểu đề nghị trong trường hợp Quốc hội khóa này thấy chủ trương xã hội hoá việc biên soạn SGK mà QH khóa 13 đề ra có nhiều bất cập thì nên sửa Nghị quyết 88, chấm dứt việc thực hiện chủ trương này.
Còn trong trường hợp ngược lại, Quốc hội nên bổ sung những quy định cần thiết trong Luật Giá để bảo đảm sự nhất quán về chủ trương.
“Không nên để xảy ra tình trạng cơ quan lập pháp ban hành những quy định ngược chiều nhau: một đằng khuyến khích xã hội hóa, một đằng tạo sơ hở để cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế xã hội hóa, thậm chí có nguy cơ xóa bỏ xã hội hóa việc biên soạn SGK”, đại biểu Thúy nêu ý kiến đồng thời đề nghị cần giải trình, làm rõ những nội dung nêu trên.
(ANTV) - Sau các đợt mưa lũ và mưa lớn do thời tiết cực đoan, tình hình sạt lở các tuyến kè, bờ sông cũng như xâm thực biển tại TP.Huế diễn biến ngày càng phức tạp hơn, gây nguy cơ mất đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng khu dân cư.
(ANTV) - Dịch tả lợn Châu Phi một lần nữa tái bùng phát, khiến nhiều hộ chăn nuôi tại gần 30 địa phương rơi vào tình cảnh lao đao. Không chỉ mất trắng tài sản, nhiều người còn mang theo cả những khoản nợ khi dịch bệnh ập đến.
(ANTV) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.
(ANTV) - Sáng ngày 25/7, Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã có buổi kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Công an tỉnh Khánh Hòa lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030.
(ANTV) - Sáng 25/7, tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An (phường Đông Hòa, TP. HCM) đã diễn ra Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2025 và sơ kết 1 năm mô hình “Nhà trường an toàn về an ninh trật tự”. Dự Ngày hội có Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Trung ương.
(ANTV) - Sáng ngày 25/7 tại Hà Nội, Nhóm công tác số 03 - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành đã có buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Môi trường về rà soát các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Tham dự hội nghị, về phía Nhóm công tác số 3 có Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo; Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
(ANTV) - Sáng ngày 25/7, Thượng tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại phường Bình Lộc, tỉnh Đồng Nai. Cùng dự lãnh đạo tỉnh Đồng Nai; các sở, ban, ngành trong tỉnh và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn phường Bình Lộc, tỉnh Đồng Nai.
(ANTV) - Sáng ngày 25/7, Thượng tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an tỉnh Phú Thọ lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
(ANTV) - Đợt lũ lịch sử sau bão số 3 đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại Nghệ An. Hàng loạt nhà cửa bị cuốn trôi, đổ sập; hàng ngàn hecta hoa màu và ao nuôi trồng thủy hải sản bị nhấn chìm, mất trắng. Nhiều tuyến đường, cầu cống hư hỏng nặng, nhiều khu vực bị ngập sâu và chia cắt, cô lập hoàn toàn.
(ANTV) - Sáng ngày 25/7 tại Hà Nội, Trung tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Cục Hậu cần lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030.