Thứ Sáu, 20/09/2024 07:49 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Thương mại điện tử: Những góc khuất cần làm sáng tỏ?

(ANTV) - Lợi dụng lòng tham, lợi nhuận lớn, chiết khấu cao khiến con mồi sập bẫy. Đó là thủ đoạn mà các đối tượng xấu dùng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân Việt Nam thông qua việc giả mạo doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử, tài chính, tiền ảo…

Hàng nghìn vụ việc đã xảy ra trên cả nước, với số tiền bị chiếm đoạt lên tới cả nghìn tỷ đồng. Nạn nhân không kể thành phần: Từ người dân, người lao động, doanh nghiệp đến cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Tại sao họ lại dễ dàng bị sập bẫy lừa đảo như vậy?

Thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam đã chỉ ra một số thủ đoạn lừa đảo điển hình qua thương mại điện tử như xây dựng các website, ứng dụng hoặc các sàn thương mại điện tử, sàn giao dịch tài chính, chứng khoản, tiền kỹ thuật số… Việc này nhằm kêu gọi đầu tư theo mô hình đa cấp có hưởng hoa hồng giới thiệu, chiết khấu trên số tiền đầu tư.

Ngoài ra, các đối tượng còn giả mạo các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài – như Dongbek Group để lừa nạn nhân, chiếm đoạt tiền; giả mạo thương hiệu của các tổ chức ngân hàng, cơ quan nhà nước, thuế, Công ty tài chính, chứng khoán.

Hoạt động của tội phạm công nghệ cao ngày càng trở nên tinh vi, khó lường, phức tạp cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động. Dù cơ quan chức năng đã nhiều lần xử lý, triệt phá các đường dây, đối tượng, ổ nhóm lừa đảo, đồng thời liên tục cảnh báo, song số người bị sập bẫy vẫn diễn ra hàng ngày. Trong vài năm nay, cả nước đã xảy ra hàng nghìn vụ việc với số tiền bị lừa đảo chiếm đoạt lên tới cả nghìn tỷ đồng.

Hình thức lừa đảo bằng công nghệ cao, thương mại điện tử diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp và nhắm vào nhiều nhóm đối tượng, độ tuổi, thành phần khác nhau trong xã hội.

Hơn ai hết, chính người dân và các tổ chức, doanh nghiệp nên tỉnh táo, sáng suốt sàng lọc, kiểm tra kỹ thông tin để tránh rơi vào bẫy lừa đảo của tội phạm. Đồng thời, tuyệt đối không tham gia giao dịch kinh tế, việc làm trên các nền tảng mạng xã hội, các sàn giao dịch, đầu tư tài chính, tiền ảo chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp phép - để đảm bảo an toàn cho tiền và tài sản của chính mình.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm