(ANTV) - Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản nhưng hiện tại, khoảng 80% sản lượng chưa có thương hiệu, logo hay nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt đang trở thành vấn đề cấp bách, đặc biệt khi có nhiều cánh cửa thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU đã mở ra thông qua các hiệp định thương mại đa phương và song phương.
Việt Nam đoạt giải gạo ngon nhất thế giới với giống gạo ST25, sản phẩm này đang được tiêu thụ tại các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ và Châu Âu với giá cao nhất thế giới. Tuy nhiên, giống lúa nào là ngon nhất của Việt Nam vẫn chưa được nhiều người nước ngoài biết đến.
Ngoài ra, Việt Nam hiện đang trồng giống sầu riêng Musang King của Malaysia và được bán với giá từ 500.000 đến 800.000 đồng/kg, trong khi giống sầu riêng RI6 của Việt Nam chất lượng tương đương nhưng giá bán chỉ khoảng 100.000 đồng/kg, tương đương 1/6 đến 1/8 so với giá của giống sầu riêng của Malaysia.
Sự khác biệt giữa hai sản phẩm này là do một sản phẩm có thương hiệu mạnh và sản phẩm kia chưa đủ mạnh hoặc chưa có thương hiệu.
GS.TS Võ Tòng Xuân, Chuyên gia nông nghiệp, cho tới giờ này chúng ta vẫn chưa có được một sản phẩm có phẩm chất đồng đều, vượt trội. Do đó tôi nghĩ rằng đã đến lúc mà chúng ta phải có những doanh nghiệp thực sự là tận tâm muốn phát triển nông sản của Việt Nam mình.
Việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt đã được đề cập từ lâu, nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa có những tiến bộ đáng kể. Phần lớn sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chỉ ở dạng thô, không có thương hiệu riêng.
Trong bối cảnh mở rộng thị trường, Việt Nam đang mở được nhiều cánh cửa thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU qua các hiệp định thương mại đa phương hoặc song phương. Thị trường Trung Quốc - thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới - cũng đã chính thức mở cửa cho nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam, nhưng đòi hỏi chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu cao hơn.
Vì vậy, xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt là điều cấp bách hơn bao giờ hết. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải đầu tư một cách bài bản.
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch tập đoàn Thành Thành Công cho biết, thực sự thì chúng tôi đã đi từ cái gốc là vấn đề xây dựng vùng nguyên liệu, chúng tôi cho nông dân sản xuất theo quy trình tiên tiến, không làm theo kiểu truyền thống nữa. Điển hình là hiện tại chúng ta không cày 3 tấc như trước nữa mà cày 8 tấc bởi nông cụ tiên tiến nhất hiện tại. Thứ 2 là chúng tôi chuyển từ việc sử dụng thuốc trừ sâu sang sản phẩm thiên địch, được tạo ra bởi viện nghiên cứu của chúng tôi. Tới ngày hôm nay, báo cáo đến quý vị là TTC đã tham gia được 4 giống mía, mỗi giống mía muốn được lưu hành phải mất 8 năm. Trước đây chúng ta chỉ lai mượn từ giống mía của Thái Lan, Ấn Độ thì hiện chúng tôi đã có giống mía của riêng mình.Tuy vậy, để xây dựng được thương hiệu quốc gia sự tự thân của doanh nghiệp vẫn là chưa đủ.
Ở trường hợp của chúng ta, khi nhà nước có chủ trương xây dựng thương hiệu quốc gia thì nhà nước phải đi trước, chọn những doanh nghiệp có tâm, có tầm để giúp đỡ cho các doanh nghiệp này. Họ có thể giúp đỡ bà con nông dân, liên kết với bà con để sản xuất ra nguyên liệu đúng theo tiêu chuẩn một cách đồng đều, vai trò của nhà nước trong việc này là rất lớn. GS.TS Võ Tòng Xuân cho hay.
Xây dựng thành công thương hiệu quốc gia sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giúp bà con nông dân thoát khỏi vấn nạn "trồng chặt", có thu nhập cao hơn, ổn định hơn, gia tăng số lượng nông dân tỉ phú. Từ đó, tiến tới một nền kinh tế nông nghiệp giá trị cao thay vì sản xuất nông nghiệp và "buôn chuyến" như hiện nay.
(ANTV) - Liên tục trong thời gian gần đây, nhiều người sử dụng điện thoại trên cả nước thường xuyên nhận được những cuộc gọi chỉ vài giây, người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn; không cung cấp thông tin cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào và không truy cập vào những đường dẫn gửi đến.
(ANTV) - Ngày 10/4, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp thông tin, giải đáp các vấn đề báo chí trong và ngoài nước quan tâm.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ D.Trump đã đột ngột thông báo hoãn áp thuế 90 ngày với hầu hết các quốc gia, trừ Trung Quốc. Động thái bất ngờ của Mỹ đã khiến thế giới thở phào, song cũng mở ra nguy cơ về một chiến thương mại Mỹ - Trung sâu sắc hơn bao giờ hết.
(ANTV) - Theo thông tin từ các cơ quan y tế Yemen, các cuộc không kích mới nhất của Mỹ vào Yemen đã khiến 15 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
(ANTV) - Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, miền Nam được giải phóng, non sông thu về một mối. Đại thắng mùa xuân năm 1975 không chỉ là kết quả của một chiến dịch quân sự thần tốc, mà còn là kết tinh của nhiều yếu tố lịch sử, chính trị, quân sự và tinh thần đại đoàn kết dân tộc sâu sắc. Có thể khẳng định, chiến thắng 30/4 là minh chứng cho bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh tinh thần Việt Nam.
(ANTV) - Đại lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang đến rất gần. Những ngày tháng 4 lịch sử, hàng nghìn quân nhân đã theo tàu vào Nam chuẩn bị cho ngày lễ lớn. Những ngày này, các chiến sĩ lực lượng CAND và QĐND đang gấp rút luyện tập cho ngày hợp luyện. Trong đó, có công tác bảo đảm những loạt pháo lễ vang rền, chính xác, an toàn, thể hiện khí thế hào hùng, niềm hân hoàn của cả dân tộc ta trong ngày vui đại thắng.
(ANTV) - Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
(ANTV) - Tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, đánh dấu một cột mốc lịch sử trong nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với tội phạm trong thời đại số. Đặc biệt, theo Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025 và mang tên gọi “Công ước Hà Nội”.
(ANTV) - Ngày 10/4, đoàn công tác của Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác vận hành hệ thống Cảnh báo sự cố cháy, nổ, tai nạn tại Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Bắc Ninh.
(ANTV) - Chiều 10/4, tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên Ban Tổ chức Hội nghị P4G (Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu), Trưởng Tiểu ban An ninh - Y tế An ninh, trật tự P4G Bộ Công an đã chủ trì Phiên họp Tiểu ban.