Thứ Sáu, 20/09/2024 07:40 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Pháp luật

Báo động tình trạng thanh thiếu niên phạm tội

BT

(ANTV) - Có thể thấy rằng Vi phạm pháp luật ở độ tuổi thanh thiếu niên không phải là hiện tượng mới. Song một số vụ việc mang tính chất nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây đã và đang là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh trong việc quản lý con em. Và cũng là vấn đề cấp bách cần các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội ngăn chặn.

Để phòng ngừa tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên, hơn bao giờ hết, cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để giáo dục, định hướng các em có nhận thức đúng và có hành vi phù hợp.

Tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập trên các tuyến giao thông đô thị gây mất an ninh, trật tự, hay còn gọi là “tội phạm đường phố” diễn biến khá phức tạp. Đáng chú ý còn xuất hiện tình trạng các nhóm thanh niên mang theo hung khí để giải quyết mâu thuẫn với tính chất manh động, liều lĩnh.

Hẹn nhau giải quyết mâu thuẫn, mang theo hung khí gồm dao nhọn, kiếm tự chế, vỏ chai bia đuổi đánh nhau và cướp điện thoại di động, hai nhóm đối tượng gồm gần 20 thanh, thiếu niên này vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ra quyết định khởi tố về tội Cướp tài sản và gây rối trật tự công cộng.

Thời gian qua trên địa bàn thành phố Thái Nguyên xuất hiện các nhóm nam thanh niên tụ tập điều khiển xe mô tô dàn hàng ngang, phóng nhanh vượt ẩu, có đối tượng còn đe dọa, ném chai xăng, tấn công người đi đường, gây ra cảm giác bất an cho người dân tại nơi công cộng, trên đường giao thông.

Theo số liệu của Công an thành phố Thái Nguyên, từ đầu năm 2023 đến nay đã khởi tố 5 vụ, làm rõ trên 50 đối tượng vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm đường phố, bao gồm các tội: Gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cướp tài sản. Đáng chú ý, đối tượng dưới 18 tuổi chiếm khoảng 70%.

Có rất nhiều thanh, thiếu niên không biết được việc làm sai trái của mình bị pháp luật xử lý. Nhiều em bị dụ dỗ phạm tội hay gián tiếp phạm tội mà không biết mình đã vi phạm pháp luật. Sở dĩ dẫn tới nguyên nhân này, một phần là do nhận thức còn hạn chế của thanh thiếu niên về các quy định pháp luật, một phần do định hướng của gia đình, nhà trường, xã hội đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên chưa đạt được hiệu quả. Số trẻ em vi phạm pháp luật thường sống trong môi trường thiếu lành mạnh, bố mẹ không quan tâm, có những trẻ có hoàn cảnh đáng thương (như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp hành án phạt tù; bố hoặc mẹ đã tử vong… từ đó nhiều thanh thiếu niên phát triển theo chiều hướng lệch lạc và tạo nên hành vi nổi loạn, bất cần, hay bị lôi kéo bởi các đối tượng xấ.

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, người dưới 18 tuổi được xác định là người chưa thành niên, là người chưa phát triển đầy đủ về nhân cách và đạo đức. Đây là độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu hụt các kỹ năng sống như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý cảm xúc… khiến trẻ vị thành niên dễ thực hiện những hành vi có tính chất bộc phát, thiếu sự điều khiển của lý trí và có thể dẫn đến hành vi phạm tội.

Ngoài ra, do tác động của mặt trái kinh tế thị trường; lối sống hưởng thụ, thực dụng đã và đang tồn tại ở một bộ phận thanh, thiếu niên hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm tội trong thanh, thiếu niên.

Bên cạnh đó chú trọng xây dựng các mô hình phòng ngừa, quản lý, giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng; quản lý, cảm hóa người chưa thành niên có quá khứ vi phạm pháp luật đang sinh sống tại địa bàn, khu dân cư.

Đồng thời, các cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về tư pháp đối với người dưới 18 tuổi, đặc biệt là nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Tư pháp người dưới 18 tuổi toàn diện; sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2015 theo hướng tăng cơ hội áp dụng hình phạt khác ngoài hình phạt tù cho người dưới 18 tuổi phạm tội.

Đối với công tác xử lý các vi phạm của người dưới 18 tuổi, cần tăng cường áp dụng các biện pháp giáo dục, đặc biệt từng bước tăng cường sự đa dạng và chất lượng của chương trình giáo dục, phục hồi tại cộng đồng với sự tham gia chủ động, tích cực của gia đình, nhà trường, cộng đồng...

Về phía gia đình và xã hội, cần quan tâm đến tâm lý lứa tuổi, có biện pháp giáo dục phù hợp để tạo sự gần gũi, chia sẻ từ phía các em đến gia đình.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm