(ANTV) - Chỉ cần gõ cụm từ “dịch vụ đẻ thuê”, hay “dịch vụ mang thai hộ” trên mạng, có đến hàng chục nhóm kín hiện ra với số lượng thành viên từ vài chục đến cả trăm ngàn thành viên. Bên trong các hội nhóm này là những cuộc trao đổi, thảo luận về những trường hợp hiếm muộn, các phương pháp chữa trị.
Không chỉ vi phạm pháp luật, việc thực hiện dịch vụ mang thai hộ chứa đựng nhiều rủi ro cho cả người nhờ mang thai hộ lẫn người thực hiện dịch vụ. Hiện nay, mạng xã hội phát triển càng khiến cho hoạt động này diễn ra mạnh mẽ hơn và khó đấu tranh hơn.
Những đối tượng môi giới thường dùng số điện thoại “rác”, tài khoản mạng xã hội ảo để hoạt động và rất ít khi lộ diện nên khó xác định danh tính.
Trong quá trình trao đổi về cách thức xin con nuôi từ một trung gian ở Hà Đông, phóng viên đã ghi nhận được nhiều thông tin khá bất ngờ, cho thấy hoạt động này không đơn thuần chỉ là “kết nối”. Theo người này, nhu cầu xin con nuôi ngày càng lớn, và để đáp ứng được nhu cầu đó, người này sẵn sàng thuê một căn hộ để nuôi bầu. Thậm chí là rất nhiều mẹ bầu.
Một trung gian ở Hải Phòngcho biết: Có lúc trung gian này nuôi 16 người mang thai hộ. Em cho đến nhà em ở, nhưng không thể biết đường ra. Chung cư là khép kín rồi. Thang máy phải có thẻ mới đi được. Bên ngoài còn 1 cổng sắt nữa. Em sẽ nói trước khi đón về là “Chị sẽ không cho ra ngoài, vì công việc chị không phải mỗi cái này, còn việc chính khác nữa, với hàng xóm cũng để ý. Làm cái này cũng tế nhị. Bọn em cũng phải hiểu cho chị. Nếu đồng ý thì đến chị ở, không được đi ra ngoài. Ai đồng ý thì ở”. Ai gặp bầu thì em sẽ đưa ra quán này. Mình thuê xe chở ra quán gặp chứ không đến chỗ em được đâu.
Trong quá trình trao đổi trung gian này còn tiết lộ, để tìm được con cho các gia đình hiếm muộn, đôi khi sẽ cần đến sự trợ giúp của các trung gian khác. Nhưng đôi khi các thương vụ sẽ không thuận lợi, vì sự chênh lệch về giá.
Trở lại với trung gian ở Hải Phòng, người này lại cho biết cách thức để cắt đuôi mẹ bầu là sử dụng số điện thoại khác. Mọi giao dịch sẽ đóng lại khi em bé được gia đình nhận nuôi bế đi.
Trong suốt thời gian trò chuyện qua tin nhắn, điện thoại, trung gian này thường xuyên hối thúc, thay đổi trẻ sẽ được cho nuôi, và tuyệt nhiên không cung cấp thông tin gì về mẹ bầu cho dù chúng tôi đã yêu cầu. Cách nhận con thì không khác gì những thương vụ mua bán lớn.
Để xác nhận thực hư về đường đi nước bước của trung gian này, phóng viên đã đến điểm hẹn – sảnh một bệnh viện tại Hà Đông. Tuy nhiên, trước khi đến giờ nhận con chúng tôi lại nhận được yêu cầu tăng giá từ 50 lên 60 triệu với lý do bầu sinh mổ cần bồi dưỡng thêm.
Lấy lý do gia đình không đồng thuận với tiền bồi dưỡng cao hơn, chúng tôi từ chối nhận bé hôm nay. Người này lập tức gọi điện lại cho chúng tôi để thương lượng lại.
Theo quan sát sau khi chúng tôi từ chối không nhận bé người này liên tục gọi điện và nhắn tin cho ai đó. Rất nhanh 1 phụ nữ khác xuất hiện và đưa 1 số giấy tờ có dấu đỏ của bệnh viện cho trung gian này. Sau đó 2 người phụ nữ khác xuất hiện, trong đó có mẹ bầu bế trẻ sơ sinh đi từ bệnh viện đi ra và lên xe ngay sau đó.
Theo quan sát, chiếc xe đón mẹ bầu chưa rời khỏi bệnh viện ngay, mà đợi để đón cò trung gian ở Hải Phòng lên xe. Lúc này xe đưa 3 người phụ nữ và 1 em bé sơ sinh mới rời khỏi bệnh viện.
Giao dịch không thành công, thế nhưng ngay sau đó cò trung gian ở Hải Phòng đã nhắn tin cho chúng tôi thông báo em bé đã được cho gia đình khác và tiếp tục giới thiệu những em bé khác cho chúng tôi như một món hàng.
Rất nhiều những vụ cho và nhận con nuôi đã và đang được giao dịch, tuy nhiên không phải giao dịch nào cũng đi đến thành công. Những hệ lụy đằng sau đó sẽ là câu chuyện đầy của những cặp vợ chồng hiếm muộn bị dẫn dụ theo đường dây cho nhận con bất hợp pháp? Hay giọt nước mắt muộn màng của những người mẹ trẻ mất con sẽ ra sao?
Còn nữa...
(ANTV) - Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Bản đồ Tế bào Người đã tạo ra một bản đồ sơ bộ về hơn 37.000 tỷ tế bào ước tính làm nên cơ thể người. Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, hình ảnh bản đồ tế bào người ấn tượng đến mức có thể bị nhầm là tác phẩm nghệ thuật.
(ANTV) - Một chú chó lang thang đã bất ngờ trở nên nổi tiếng khi dũng cảm leo lên đỉnh kim tự tháp, và hiện đang trở thành tâm điểm thu hút thêm nhiều du khách đến tham quan quần thể kim tự tháp Giza nổi tiếng của Ai Cập. Câu chuyện của chú chó tên Apollo này không chỉ góp phần thúc đẩy ngành du lịch địa phương, mà còn mang lại hy vọng về việc bảo vệ những con vật sống lang thang tại khu vực.
(ANTV) - Sau hơn một tuần xét xử, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án các bị cáo liên quan vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
(ANTV) - Với hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, Lê Chi Lăng, trú huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vừa bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Cà Mau khởi tố bị can, bắt tạm giam.
(ANTV) - Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đang lập hồ sơ xử lý nhiều đối tượng liên quan đến ma túy và tàng trữ hung khí thô sơ.
(ANTV) - Vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi bị truy tố; Bóc gỡ đường dây làm giả ‘thẻ ngành’ công an, quân đội để lừa đảo; Đà Nẵng: Xét xử nữ bị cáo che giấu người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép; Khánh Hoà: Đánh nhầm người, 15 đối tượng bị khởi tố; Vụ đi xe máy đầu trần cầm cờ diễu phố: Phạt cả học sinh và phụ huynh - là những tin tức ANTT nổi bật 24h qua.
(ANTV) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi: Một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc có tên “Comedian” (Diễn viên hài). Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
(ANTV) - Ngày 21/11, chính phủ Australia đã trình Quốc hội một dự luật nhằm cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, đồng thời đề xuất các mức phạt lên tới 32 triệu USD với các nền tảng mạng xã hội vi phạm có tính hệ thống.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây vừa thông báo kế hoạch xóa khoản nợ 4,7 tỷ đô la cho Ukraine, một phần trong nỗ lực giúp Kiev trước khi ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng. Đây là động thái nằm trong gói viện trợ tổng cộng 174 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ đã phê duyệt kể từ năm 2022 để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
(ANTV) - Châu Phi lâu nay vốn là một điểm trung chuyển ma túy lớn từ Nam Mỹ và nhiều khu vực khác vào Châu Âu, thế nhưng lục địa này lại đang có xu hướng trở thành thị trường tiêu thụ cocaine. Thứ chất cấm này đang dần phá hủy cuộc sống của người dân Kenya, khi quốc gia này đang ghi nhận tỉ lệ nghiện ma túy trên tổng dân số ngày một tăng.