(ANTV) - Xung đột tại dải Gaza lại một lần nữa bùng phát và kéo ánh nhìn của thế giới đến mảnh đất bị chiến tranh tàn phá này. Trước cảnh đổ nát, nhiều người đã phải tự đặt câu hỏi "Trẻ em Palestine sẽ tiếp tục sống như thế nào?!" Câu trả lời là: "Vẫn phải sống!". Nỗi khổ đau của trẻ em sống tại bờ Tây không phải chỉ mới bắt đầu cách đây vài tuần, mà đã trải qua vài năm, vài thập kỉ.
Không ít em nhỏ Palestine từ khi sinh ra đến nay còn chưa biết đến cả những tiện nghi cơ bản nhất mà con người ta cần có. Dải Gaza là nhà của hơn 2 triệu người, tuy nhiên ¼ số dân là trẻ em đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Mỗi khi có tiếng cửa đóng sầm vào, em Bissan al-Mansi, 10 tuổi, lại lầm tưởng đó là một quả bom rơi xuống. Hơn 1 tháng đã trôi qua kể từ khi quân đội Israel tuyên bố đã thực hiện đợt không kích mới nhất nhằm vào Dải Gaza hôm 9/5, Mansi cho biết em vẫn luôn gặp ác mộng.
Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần địa phương cho hay những triệu chứng của al-Mansi là phổ biến ở nhiều trẻ em sống trong khu vực này, các em bị thiếu ngủ, lo lắng, tè dầm, cũng như có xu hướng ỷ lại cha mẹ và không muốn đi ra ngoài.
Anh Muhammed Khatib, Nhà tâm lý cho biết: “Một số vấn đề về hành vi đã xuất hiện ở trẻ em bao gồm sợ hãi, hoảng loạn dữ dội vào ban đêm trong lúc ngủ cũng như khi nghe thấy bất kỳ âm thanh nào mà trẻ liên tưởng đến tiếng đạn pháo. Đây là mối liên hệ cảm xúc được hình thành do các sự kiện và hoàn cảnh mà các em đã trải qua. Hiện, chúng tôi đang hỗ trợ tư vấn cho những đứa trẻ này.”
Theo giới chuyên gia, người Palestine đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh với Israel kể từ năm 2008, bắt nguồn từ những mâu thuẫn chồng chất và dai dẳng từ xa xưa trong lịch sử liên quan tới tranh chấp lãnh thổ, khác biệt về tôn giáo, sắc tộc, văn hóa… Ước tính số trẻ em cần trợ giúp về sức khỏe tâm thần chiếm gần 1/4 trong tổng số 2,3 triệu dân tại Gaza, dải đất ven biển đang bị khóa kín này.
Em Bissan Al Mansi, 10 tuổi sống tại dải Gaza chia sẻ: “Em lo mọi chuyện xấu nhất sẽ xảy ra với ông nội và bà ngoại. Em sợ khi họ đang ngủ sẽ bị trúng bom và họ sẽ chết. Em cũng sợ trong nhà sẽ có chuyện không hay. Và rồi thật sự nó đã xảy ra.. cửa sổ bị vỡ, cửa phòng tắm cũng bị vỡ mặc dù nó còn mới..”
Nhà của Mansi ở Deir al-Balah, trung tâm Gaza, nằm trong số những ngôi nhà bị hư hại hoặc phá hủy khi Israel ném bom khu phố của họ. Al-Mansi cho biết giờ em rất sợ ra ngoài, kể cả khi chơi với bạn bè. Trước đây, em luôn dậy sớm háo hức để đến trường, nhưng kể từ khi cuộc chiến kết thúc, em đã không dám ra ngoài.
Em Bissan Al Mansi, 10 tuổi sống tại dải Gaza kể rằng: “Từ khi chiến tranh nổ ra, em trở nên sợ mọi thứ.. sợ đi đến cửa hàng, sợ đến trường và sợ đi dạo với bạn bè. Em chỉ dám chơi một mình, đứng ở cửa nhà ngắm nhìn một chút. Ngay cả khi mọi người ở bên cạnh, em vẫn cảm thấy sợ hãi và lo lắng vì chiến tranh bắt đầu vào ban đêm."
Không có nơi trú bom nào an toàn ở Gaza, nơi có hơn 50% người Palestine sống trong cảnh nghèo đói và không có chỗ nào để đi ngoài nhà của họ. Đặc biệt là sau mỗi đợt giao tranh mới, các triệu chứng mà trẻ em sống tại khu vực này phải hứng chịu càng trở nên tồi tệ hơn.
Bà Mazeyouna Al Mansi, dì của Mansi nói: “Chúng tôi đã nói với những đứa trẻ xung quanh rằng đừng lo lắng và sợ hãi, nhưng chúng vẫn rất sợ. Chúng bắt đầu la hét. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng trấn tĩnh chúng nhưng chỉ được một lúc. Nỗi sợ hãi vẫn in sâu trong tâm trí các con. Chúng bắt đầu thức dậy vào ban đêm và gào thét, chúng tôi cho chúng ngủ lại nhưng không có tác dụng gì. Trước đây chúng không như thế.. Tôi không thể chịu được khi nhìn những đứa trẻ vô tư ngày ngày bị giày vò như thế.”
Anh Reem Hasanat, Nhà tâm lý cho hay: “Chúng tôi đang cố gắng điều trị tâm lý cho những người bị hưởng bởi cuộc chiến mới nhất ở Gaza. Chúng tôi cố gắng xoa dịu, hỗ trợ tư vấn tâm lý cho các gia đình, bà mẹ và trẻ em ở mọi lứa tuổi.”
Theo các quan chức Liên Hợp Quốc và các chuyên gia sức khỏe tâm thần Palestine, vì lợi ích của tất cả trẻ em tại dải Gaza và tương lai của chúng, hy vọng các bên tham gia chiến sự sẽ sớm nhận ra điều này mà buông bỏ vũ khí, cùng nhau đi đến một giải pháp hoà bình để sớm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo mà trẻ em Gaza đang phải đối mặt.
(ANTV) - Khí thiên nhiên nén CNG là khí thiên nhiên có thành phần chủ yếu là Metan, không màu, không mùi, không độc hại, được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên hoặc khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ, qua nhà máy xử lý để loại bỏ các tạp chất và các cấu tử nặng, sau đó được vận chuyển bằng đường ống tới nhà máy nén khí. Việc sử dụng CNG làm nhiên liệu sẽ giúp giảm phát thải đến 20% lượng CO2, 30% lượng oxit nito, 70% sulfur oxide so với các nhiên liệu từ dầu. Lượng hydrocacbon từ khí thải động cơ CNG cũng thấp hơn đến 50% so với với động cơ xăng trong khi chi phí lại rẻ hơn rất nhiều. Với trữ lượng khí đốt tự nhiên dồi dào, Nigeria đang đón một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực giao thông vận tải. Việc áp dụng CNG để cung cấp năng lượng cho xe cộ là một giải pháp thay thế bền vững và tiết kiệm cho nhiên liệu truyền thống, giải quyết tình trạng phụ thuộc của đất nước vào nhập khẩu nhiên liệu và góp phần chống ô nhiễm môi trường.
(ANTV) - Lực lượng cứu hộ Ai Cập đã giải cứu được 28 người, sau khi một tàu du lịch chìm ở ngoài khơi Biển Đỏ, thuộc phía Nam thành phố du lịch Marsa Alam của Ai Cập. Các nỗ lực tìm kiếm vẫn đang được tiến hành để xác định vị trí của 17 người còn mất tích.
(ANTV) - Tại Busan, Hàn Quốc, vòng đàm phán thứ 5 và cũng là vòng cuối cùng của Ủy ban đàm phán Liên chính phủ về ô nhiễm nhựa đã chính thức khai mạc. Đây là nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận toàn cầu về chống ô nhiễm nhựa, sau 4 vòng đàm phán trước đó chưa mang lại kết quả tích cực.
(ANTV) - Ngày 25/11, phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Trung Đông, Đại diện thường trực Nga tại Liên Hợp Quốc, ông Dmitry Polyanskiy cho hay Mỹ nhận thấy mình "hoàn toàn bị cô lập trên trường quốc tế" sau khi phủ quyết một dự thảo nghị quyết khác của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.
(ANTV) - An Giang: Tạm giam 6 đối tượng chống người thi hành công vụ; Đà Nẵng: Làm rõ nhóm cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng; Bình Dương: Truy xét thanh niên đâm trọng thương nhân viên quán Internet; Hà Nội: Khởi tố nhóm đối tượng làm giả con dấu, tài liệu; Thanh Hóa: Bắt 3 đối tượng trong đường dây mua bán pháo nổ;... là những tin tức ANTT nổi bật 24 giờ qua.
(ANTV) - Tại tỉnh Hà Tĩnh, một nhóm học sinh đã lên mạng internet đặt mua các nguyên liệu để học cách chế tạo pháo nổ. Lực lượng Công an đã phát hiện và thu giữ hơn 800 quả pháo nổ tự chế. Mặc dù đã được cảnh báo liên tục, nhưng những vụ việc như thế này vẫn tái diễn, đặc biệt thời điểm những tháng cuối năm. Và gần đây cũng đã có không ít những vụ nổ nghi do tự chế pháo xảy ra tại một số địa phương, gây chết người. Những lo ngại về thực trạng thanh thiếu niên tự chế pháo nổ đang được cộng đồng mạng chia sẻ.
(ANTV) - Theo số liệu của Cục Thú y, hiện nay ước tính cả nước có gần 5.000 hộ dân nuôi hơn 7,6 triệu con chó, mèo, trong số đó, tình trạng nuôi chó thả rông còn phổ biến rơi vào khoảng 50% tổng đàn. Đáng lo ngại, tỷ lệ phòng bệnh dại hiện vẫn còn ở mức thấp, nhiều địa phương còn chậm và nhiều người dân còn chủ quan, chưa có ý thức phòng bệnh, không rọ mõm chó khi ra ngoài. Và việc chó thả rông, không rọ mõm đã gây ra những vụ tấn công người vô cùng đáng tiếc, đặc biệt là vụ việc đau lòng xảy ra mới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Một bé gái 5 tuổi đã tử vong sau bị 2 con chó béc-giê cắn.
(ANTV) - Mới đây, các nhà khoa học tại Austrailia và Thụy Sĩ đã tìm ra được bằng chứng lâu đời nhất về hoạt động của nước nóng trên sao Hỏa. Phát hiện này sẽ bổ sung dữ liệu hiện có về việc, hành tinh này có thể đã từng có sự sống trong quá khứ.
(ANTV) - Đại lộ Champs Élysées - biểu tượng rực rỡ của Paris đã khoác lên mình chiếc áo ánh sáng Giáng sinh lung linh tuyệt đẹp, khởi đầu cho chương trình lễ hội thường niên tại thủ đô nước Pháp.
(ANTV) - Đã gần một năm kể từ khi chính quyền bang Victoria của Australia triển khai chương trình đổi rác tái chế lấy tiền (CDS Vic), với mục tiêu giảm 50% lượng rác thải của bang này. Số tiền đổi rác dù không quá nhiều nhưng đã giúp một số người dân ở Bang thay đổi cuộc sống.