Thứ Sáu, 20/09/2024 04:55 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Argentina đẩy nhanh việc phát hành tiền có mệnh giá lớn

(ANTV) - Thống đốc Ngân hàng trung ương Argentina (BCRA), Agustín Pesce, cho biết sẽ đưa vào lưu hành tờ tiền có mệnh giá 10.000 peso (tương đương 12 USD) từ tháng 5 tới, sớm hơn dự kiến 1 tháng, trong bối cảnh tình trạng siêu lạm phát chưa được khống chế.

Ông Pesce cũng thông báo tờ tiền có mệnh giá 20.000 peso sẽ được đưa vào lưu hành trong tháng 12 năm nay.

Trước đó, vào tháng 1, BCRA thông báo sẽ phát hành cả 2 tờ tiền mệnh giá 10.000 và 20.000 peso trong tháng 6, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch, cải thiện công tác hậu cần của hệ thống tài chính và sẽ giảm đáng kể chi phí phát hành tiền. Tính tới thời điểm hiện tại, tờ tiền có mệnh giá lớn nhất tại Argentina là tờ 2.000 peso (tương đương 2,35 USD).

Năm 2023, lạm phát ở Argentina lên tới 211,4%, mức kỷ lục sau giai đoạn siêu lạm phát 1989 - 1990. Với tỷ lệ này, Argentina là quốc gia có mức lạm phát cao nhất khu vực Mỹ Latinh, cao hơn cả Venezuela (193%).

Nghị viện châu Âu thông qua luật hạn chế khí methane

Các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua luật giới hạn lượng phát thải khí methane (mê-tan) đối với các hoạt động nhập khẩu dầu, khí đốt và khai thác than đá ở châu Âu kể từ năm 2030. Luật mới sẽ làm gia tăng áp lực buộc các nhà cung cấp quốc tế phải kiểm soát lượng rò rỉ loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn cả khí CO2 này.

Theo đó, các đơn vị nhập khẩu dầu và khí đốt sẽ phải rà soát và khống chế lượng phát thải khí methane và nộp kế hoạch khắc phục cho cơ quan quản lý quốc gia trong vòng 9 tháng, đồng thời đưa vào việc thực hiện cắt giảm khí thải methane trên thực tế trong vòng 12 tháng. Trong khi đó, với ngành than đá, các nước EU sẽ phải liên tục đánh giá và báo cáo lượng phát thải khí thải methane từ việc vận hành các mỏ dưới lòng đất và đưa than đá lên mặt đất.

Theo thống kê, nhập khẩu chiếm hơn 80% lượng dầu, khí đốt và than tiêu thụ ở châu Âu chủ yếu đến từ Mỹ, Nga và Algeria. Vì thế, việc cắt giảm khí thải methane có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh loại khí này có tác động làm ấm nhanh hơn nhiều so với khí CO2 và là nhân tố thứ hai gây biến đổi khí hậu sau CO2.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm