Thứ Sáu, 20/09/2024 06:48 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Bình luận viên bóng đá cho người khiếm thị

(ANTV) - Tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup 2022 năm nay, nước chủ nhà Qatar đã chuẩn bị một công nghệ đặc biệt, giúp những người khiếm thính có thể thưởng thức trọn vẹn giải đấu. Nhờ dịch vụ “ Bình luận chi tiết cao” ADC, người khiếm thị sẽ được trải nghiệm không khí và các diễn biến trên sân bằng âm thanh chân thật nhất có thể.

Sáng kiến này phần nào giúp đảm bảo hạnh phúc của người khuyết tật trong mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có thể thao, đúng với mục đích của ngày Quốc tế người khuyết tật, được LHQ lựa chọn kỷ niệm vào 3/12 hằng năm.

Anh Akramy Ahmed, Người hâm mộ bóng đá cho biết, Các bình luận viên đặc biệt này không giống như trên TV. Thông qua lời bình của họ, chúng tôi hiểu rõ được các cầu thủ mặc trang phục như thế nào, đang thi đấu ra sao, từng cú giao bóng đều được miêu tả cụ thể, kể cả hình ảnh và những hoạt động cổ vũ cũng được thể hiện rất kỹ qua lời bình. Đến quả bóng lăn ra sao chúng tôi cũng hình dung được. Những bình luận viên này chính là đôi mắt của chúng tôi.

Khi giải Arab Cup được tổ chức tại Doha tháng 12/2021, anh Ahmed đã biết thông tin màu áo thi đấu của các đội tuyển, kiểu tóc của các cầu thủ và ai là người chuyên đá bóng bằng chân trái. Anh biết được những điều này nhờ các bình luận viên tại Doha đã cung cấp bình luận âm thanh miêu tả siêu chi tiết (ADC) bằng tiếng Arab cho cổ động viên khiếm thị hoặc suy giảm thị lực trên khán đài.

Tại World Cup 2022, người khiếm thị cũng được hỗ trợ theo dõi trận đấu bằng công nghệ đặc biệt này.

Chị Rofida Ibrahimi , Bình luận viên cho người khiếm thị nói: "Chúng tôi mô tả địa điểm, sân vận động, cờ, áo thi đấu của mỗi đội tuyển quốc gia. Chúng tôi mô tả sự kiện như nó đang diễn ra, vì vậy, chúng tôi đang cố gắng giúp cộng đồng người khiếm thị hình dung ra mọi thứ đang diễn ra."

Chương trình đào tạo bình luận viên đặc biệt này được tổ chức tại Đại học Hamad Bin Khalifa (Qatar), phối hợp với Trung tâm tiếp cận bóng đá tại châu Âu (CAFE).

Theo những học viên của chương trình ADC, quá trình bình luận không chỉ miêu tả diễn biến thực trên sân cỏ cho người khiếm thị và suy giảm thị lực mà còn truyền tải không khí kèm theo trong trận đấu. Người sử dụng cần tải một ứng dụng điện thoại và nghe bình luận từ bất cứ vị trí nào trong sân vận động.

Anh Amr Hussein, Bình luận viên cho người khiếm thị cho biết: Những người khiếm thị cũng có tình yêu bóng đá như mọi người. Họ cũng muốn ra sân để xem thi đấu, thế nhưng khi ra đó họ dường như bị lạc lõng và sẽ không thể hiểu được trận đấu. Vì vậy chúng tôi đã giúp họ nhìn thấy trận đấu đó qua tai nghe.

Anh Ali Fouani, Bình luận viên cho người khiếm thị chia sẻ: Những người khiếm thị đã mang đến cho tôi cơ hội, để chia sẻ cảm xúc của mình về trận đấu cho họ. Tôi truyền đạt mọi hành động trên sân cỏ và cả cảm xúc của tôi đến những người hâm mộ bóng đá, thông qua giọng nói của mình.

Những học viên được đào tạo trong chương trình đều phải trải qua 3 vòng kiểm tra để được tuyển chọn. Đến nay đã có 64 bình luận viên ADC bằng tiếng Arab và trong số này có 21 người tham gia bình luận tại World Cup 2022.

Bà Joselia Neves, Giáo sư tại Đại học Hamad Bin Khalifa cho biết: "Chúng tôi đào tạo sinh viên của mình để cung cấp dịch vụ cho người mù, trong số các dịch vụ, chúng tôi có phần mô tả bằng âm thanh mà chúng tôi sử dụng trong viện bảo tàng, trong phim và bây giờ, trong thời gian diễn ra World Cup. Và phần mô tả là thứ sẽ cung cấp cho người mù sự thưởng thức hình ảnh thông qua thính giác".

Việc đào tạo và dịch vụ của ADC lần đầu xuất hiện trong giải Euro 2012 tổ chức tại Ba Lan và Ukraine. Ban đầu ADC được triển khai từ tai nghe kết nối với một thiết bị nhưng điều này không thuận tiện để tiếp cận tại sân vận động. Do đó, ADC được thay đổi để có thể tiếp cận qua sóng FM.

ADC là một bước đi nhỏ nhưng quan trọng trong việc đưa bóng đá đến gần hơn với người khuyết tật trên khắp thế giới. Qua đó nâng cao nhận thức về tình trạng của người khuyết tật, cũng như đảm bảo quyền lợi của họ trong mọi khía cạnh của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm