Chủ Nhật, 18/05/2025 16:47 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

BRICS kết nạp thêm thành viên: Khát vọng thúc đẩy một trật tự thế giới mới

(ANTV) - Một trong các sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế trong tuần này là Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của nhóm BRICS - tập hợp các nền kinh tế đang phát triển hàng đầu thế giới gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Hội nghị đã thực hiện một bước quan trọng trong việc mở rộng phạm vi và ảnh hưởng của mình với thông báo kết nạp 6 quốc gia làm thành viên mới. Tại sao 6 nước này được gọi tên? BRICS sẽ hưởng lợi gì sau quyết định mở rộng khối? Liệu rằng trật tự thế giới mới có hình thành sau quyết định được đánh giá mang tính lịch sử lần này của BRICS?

Với chủ đề “BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì Tăng trưởng nhanh, Phát triển bền vững và Chủ nghĩa đa phương bao trùm”, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra trong 3 ngày (từ 22-24/8) và có gần 70 quốc gia được mời tham gia, trong đó có toàn bộ các nước châu Phi.

Hội nghị đã bế mạc thành công với quyết định chính thức mời thêm 6 quốc gia gia nhập khối, gồm Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Đây là lần thứ hai khối này mở rộng sau 14 năm thành lập.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu: “Việc mở rộng BRICS mang tính lịch sử. Điều này thể hiện quyết tâm của các quốc gia trong việc thống nhất và hợp tác với các nước đang phát triển rộng lớn hơn. Mở rộng BRICS cũng là điểm khởi đầu mới của các mối quan hệ hợp tác trong khối. Động thái này sẽ mang lại sức sống mới cho cơ chế hợp tác BRICS. Tôi tin rằng chỉ cần chúng ta làm việc vì mục đích chung, sự hợp tác của BRICS có thể đạt được rất nhiều lợi ích và tương lai của các nước thành viên sẽ tươi sáng hơn”.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu:  “Ấn Độ hoàn toàn ủng hộ việc mở rộng tư cách thành viên BRICS và chúng tôi hoan nghênh tiến tới thực hiện điều này dựa trên sự đồng thuận. Năm 2016, trong nhiệm kỳ chủ tịch của Ấn Độ, chúng tôi đã xác định BRICS là một nhóm xây dựng các giải pháp mang tính phản ứng, toàn diện và tập thể. Bảy năm sau, chúng tôi có thể nói rằng BRICS sẽ phá vỡ các rào cản, phục hồi nền kinh tế, truyền cảm hứng đổi mới, tạo cơ hội và định hình tương lai”.

Ông Luiz Inacio Lula da Silva, Tổng thống Brazil khẳng định: "Chúng tôi sẽ vẫn cởi mở với các ứng viên mới. Sự quan tâm gia nhập của các nước cho thấy việc BRICS theo đuổi trật tự kinh tế thế giới mới phù hợp đến thế nào".

Việc mở rộng được thúc đẩy bởi mong muốn tăng cường hơn nữa ảnh hưởng và sức mạnh kinh tế của khối, cũng như cung cấp nền tảng cho các nước tham gia hợp tác chặt chẽ hơn trong nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm thương mại, tài chính và phát triển. Việc chính thức mời 6 nước gia nhập khối cũng mở đường gia nhập cho hàng chục quốc gia có mong muốn tham gia trong tương lai. Điều gì khiến BRICS nhắc đến triển vọng mở rộng khối lần đầu tiên sau hơn 2 thập niên hoạt động?

Khối BRICS ban đầu chỉ là tên gọi được đặt ra để nêu bật các cơ hội đầu tư và không phải tổ chức liên chính phủ chính thức. Năm 2010, Nam Phi gia nhập nhóm và tên khối được thêm chữ S, trở thành BRICS.

So với ban đầu, ngoài BRICS hoạt động hợp tác kinh tế, khối này cũng trở nên mang tính chất địa chính trị hơn, nhất là khi 5 nước thành viên lên tiếng về sự cần thiết phải cải cách các định chế toàn cầu hiện nay - vốn do Mỹ và đồng minh phương Tây dẫn dắt.

Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales nói: Có thể thấy hội nghị thượng đỉnh BRICS đã cho thấy rõ sự phân cực của thế giới và cũng chỉ ra được những quan điểm của các bên. Đây là một tổ chức có lẽ phải nói khá độc đáo, có lẽ là độc nhất khi dù tham vọng trở thành đối trọng với phương Tây nhưng lại có những quốc gia thành viên khá đặc biệt như Ấn Độ. Ấn Độ vẫn mua vũ khí của Nga, cùng là thành viên BRICS nhưng đồng thời cũng là một thành viên của nhóm Bộ tứ QUAD cùng Mỹ, Nhật Bản, Australia.

Bà Margaret Myers, Giám đốc chương trình Châu Á và Châu Mỹ Latinh tại Đối thoại Liên Mỹ cho rằng: “Ít nhất vào thời điểm hiện tại, động thái này mang tính biểu tượng hơn bất cứ điều gì - đó là dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ trên diện rộng của phía nam toàn cầu đối với việc điều chỉnh lại trật tự toàn cầu.” 

Giới quan sát cho rằng, việc cân bằng giữa lợi ích kinh tế và khu vực là những tiêu chí BRICS dựa vào để lựa chọn 6 thành viên đợt này, bởi đây đều là những thành viên nặng ký gồm nước có ngân sách dồi dào, nhà xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt và quốc gia có dân số đang bùng nổ với vị trí chiến lược quan trọng.

Ông Gustavo de Carvalho, Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế Nam Phi đánh giá: “Việc kết nạp 3 quốc gia xuất khẩu mạnh các sản phẩm dầu mỏ và năng lượng sẽ mang lại khả năng thanh khoản tiềm năng cho các thành viên BRICS. BRICS giờ có thể xuất khẩu hầu hết dầu mỏ đến Đông Á và Ấn Độ, khi Mỹ không còn mua nữa.”

Ông Ryan Berg, Trưởng Chương trình Châu Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) phân tích: “Đối với Trung Quốc, nó cho phép họ tiếp tục xây dựng những gì họ hy vọng là một trật tự lấy Bắc Kinh làm trung tâm. Đối với Nga, nước sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên của BRICS vào năm tới, họ coi đây là một cơ hội to lớn trong thời điểm bị cô lập đáng kể hiện nay”.

Theo kế hoạch, 6 nước được gửi lời mời tham gia nêu trên sẽ được tiếp nhận làm thành viên BRICS từ ngày 1/1 năm tới. Ngoài 6 nước được mời, hiện có hơn 40 quốc gia ở Nam Bán cầu muốn gia nhập tổ chức này và 22 quốc gia đã chính thức yêu cầu được kết nạp.

Theo các nhà phân tích, một trong các nguyên nhân khiến vấn đề mở rộng BRICS được chú trọng vào thời điểm này đó là việc Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Nga. Các nước đẩy mạnh tìm kiếm một trật tự mới đa cực hơn. Và hơn nữa, nếu gia nhập BRICS, họ có thể tăng cường giao thương nội khối không dùng đồng USD và đa dạng hóa giỏ tiền tệ, từ đó giảm thiểu rủi ro trước các chính sách của Mỹ và phương Tây.

Trong bối cảnh hiện tại, khi cạnh tranh các nước lớn ngày càng gay gắt, cục diện thế giới ngày càng phân cực, sự trỗi dậy của BRICS đang cho thấy khả năng chuyển dịch quyền lực từ Bắc Bán cầu sang Nam Bán cầu và sự lớn mạnh hơn của các quốc gia mới nổi, các nước đang phát triển.

Sự mở rộng BRICS cũng như tăng cường liên kết kinh tế trong khối có thể tạo ra một cán cân mới, giúp cân bằng hơn với ảnh hưởng của các nước phương Tây. Tuy nhiên, điều quan trọng là các nước cần tăng cường các giải pháp xây dựng lòng tin, dung hòa lợi ích, thúc đẩy hợp tác thay vì gia tăng cạnh tranh, để cùng tăng tốc, phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát hành đoạn phim phục chế về mùa đầu tiên giải đua xe F1

Phát hành đoạn phim phục chế về mùa đầu tiên giải đua xe F1

Thế giới 18/05/2025

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 75 năm ngày ra đời của giải đua xe Thể thức 1 (hay F1), đoạn phim vừa được phục chế về mùa giải đầu tiên tại Anh đã được phát hành. Đây chính là cơ hội để người hâm mộ giải đua xe F1 có thể xem lại những khoảnh khắc ấn tượng trong quá khứ. Ngay sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về đoạn phim đặc biệt này.

Công an tỉnh Hà Giang tổ chức sinh hoạt chính trị

Công an tỉnh Hà Giang tổ chức sinh hoạt chính trị

Chính trị 18/05/2025

(ANTV) - Công an tỉnh Hà Giang đã tổ chức Lễ kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; sơ kết 4 năm triển khai thực hiện đợt sinh hoạt chính trị chủ đề “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” và “Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an” trong lực lượng Công an tỉnh Hà Giang và biểu dương thanh niên, phụ nữ tiêu biểu giai đoạn 2023 - 2024.

Tặng quà, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân Khu căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng

Tặng quà, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân Khu căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng

Xã hội 18/05/2025

(ANTV) - Tại tỉnh Sóc Trăng, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, tổ chức chương trình tặng quà và khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại Khu căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.

Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Thế giới 18/05/2025

(ANTV) - Một quan chức phong trào Hồi giáo Hamas ngày 17/5 xác nhận vòng đàm phán mới nhằm đạt thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza giữa phong trào này và Israel đang diễn ra tại thủ đô Doha của Qatar.

Greenland bật đèn xanh hợp tác khoáng sản với EU

Greenland bật đèn xanh hợp tác khoáng sản với EU

Thế giới 18/05/2025

(ANTV) - Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục có những động thái gây sức ép nhằm thâu tóm Greenland, hòn đảo tự trị này đã có những động thái cho thấy họ đang muốn tìm kiếm sự hợp tác từ Liên minh châu Âu (EU) trong việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào của mình.

Nỗi lo sau các vụ sụt lún chân cầu, đường

Nỗi lo sau các vụ sụt lún chân cầu, đường

Xã hội 18/05/2025

(ANTV) - Đoạn đường dài khoảng 35m tại khu vực chân cầu Hòa Bình (xã Hòa Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) bất ngờ sụt lún, tạo thành hố sâu khoảng 3m. Sự việc khiến một ô tô con chở 4 người cùng 2 xe máy khác rơi xuống hố, hư hỏng nặng, 6 người bị thương phải nhập viện cấp cứu.

Điểm tin tức nổi bật 24h qua

Điểm tin tức nổi bật 24h qua

Điểm tin 18/05/2025

(ANTV) - Khoảng 13h30 ngày 17/5, sau gần 7 giờ tiếp cận hiện trường và tổ chức tìm kiếm, lực lượng cứu hộ tỉnh Lai Châu đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 5 (anh Lương Văn Hà - quê Nghệ An). Thi thể nạn nhân được phát hiện dưới lòng suối, cách hiện trường vụ sạt lở hơn 50 mét.

Xem thêm