(ANTV) - Theo Cơ quan bảo vệ biên giới châu Âu, lượng người di cư bất hợp pháp đến Liên minh châu Âu trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng 10% so với cùng kỳ 2022. Cụ thể, đã có hơn 132.000 người tìm cách vượt biên trái phép vào EU trong nửa đầu năm nay. Riêng tuyến Địa Trung Hải có tới 2.000 người di cư tử nạn hoặc mất tích. Vì sao dòng người di cư trái phép vào châu Âu tăng trở lại? Và tình trạng này có liên quan như thế nào đến vấn nạn buôn người hiện nay?
Tháng 6 vừa qua, anh Usman Sadique - cựu cảnh sát người Pakistan đã cùng hàng trăm người di cư khác lên con thuyền đi tìm kiếm vận may tại miền đất hứa châu Âu. Trước khi lên thuyền, những người di cư ở trong một trại tạm ở Libya trong vài ngày, những kẻ buôn người đối xử với họ hết sức tồi tệ.
Đêm 14/6, chiếc thuyền chở anh Usman cùng hơn 700 người khác, trong đó có nhiều trẻ em, đã bị lật ở vùng nước sâu nhất của Địa Trung Hải và chìm trong khoảng 10-15 phút sau đó. Anh Usman là một trong số ít những người may mắn sống sót, tuy nhiên nỗi ám ảnh vẫn đeo đẳng anh suốt một thời gian.
Anh Usman muốn tìm một công việc ở châu Âu để cuộc sống gia đình nơi quê nhà bớt khổ, nhưng giấc mơ ấy đã kết thúc trong đêm định mệnh tháng 6. May mắn sống sót trở về, Usman hiện vẫn chưa có dự định cho tương lai.
Phần lớn người di cư bất hợp pháp xuất phát từ những khu vực khó khăn ở Trung Đông, Nam Á và châu Phi. Họ di chuyển theo 2 tuyến đường chính để tới châu Âu. Tuyến thứ nhất là đường bộ, trên những chiếc xe tải ngột ngạt. Tuyến thứ hai đi đường biển, người di cư tập trung về Tunisia và Libya ở Bắc Phi để lên những con thuyền ọp ẹp, chật chội đến mức quá tải, lênh đênh trên biển tới Italia và Hy Lạp ở phía bên kia bờ Địa Trung Hải. Chi phí mà mỗi người di cư phải trả cho kẻ buôn người trung bình là 2.500 USD, có những trường hợp lên đến 7.000 USD.
Một trong những yếu tố khiến số người di cư trái phép gia tăng trong năm qua, một phần là do các thủ đoạn của đối tượng buôn người trở nên tinh vi. Chúng giăng bẫy tìm con mồi bằng các hình thức truyền thông trên mạng xã hội, tô vẽ hình ảnh những chuyến di cư đầy màu hồng với tương lai sán lạn ở những vùng đất hứa.
Để ngăn chặn thêm những vụ đắm tàu di cư chết người ở châu Âu, nhiều biện pháp mới đang liên tục được các quốc gia châu Âu đưa ra. Tuy nhiên, chuyên gia Tổ chức chống buôn người của Liên hợp quốc nhiều lần nhấn mạnh, triệt phá các băng nhóm buôn người chỉ giải quyết bề nổi, nhu cầu di cư của một bộ phận người dân các nước thu nhập thấp là rất lớn, sẽ có những nhóm buôn người khác nổi lên để đáp ứng nhu cầu này. Giải pháp dài hơi và triệt để hơn là những vùng khó khăn phải được hỗ trợ để ổn định kinh tế, tạo được việc làm, giúp người dân có thu nhập ổn định và khôi phục niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn ở quê nhà./.
(ANTV) - Du lịch tàu biển là 1 trong những trụ cột của khách du lịch quốc tế. Tại TP Đà Nẵng, bên cạnh công tác xúc tiến quảng bá và những lợi thế tiềm năng, năm 2024, đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của dòng khách này.
(ANTV) - Cùng với việc quản lý, giáo dục, cảm hóa thì công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho các em học sinh được Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý Trại giam đặc biệt chú trọng. Những lớp đào tạo nghề như vậy, nhiều học sinh có được việc làm sau khi ra trường, mở ra cơ làm lại cuộc đời cho rất nhiều trẻ em từng vi phạm pháp luật.
(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Trong phiên làm việc sáng 22/11, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
(ANTV) - Nhân dịp tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, ngày 22/11, tại Thủ đô Kuala Lumper, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam đã có các cuộc hội đàm với Tổng Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Malaysia Dato Hadiman và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia.
(ANTV) - Chiều 22/11, Cụm thi đua số 2 – Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an gồm các đơn vị: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Ngoại tuyến, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc năm 2024.
(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng 22/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này. Qua thảo luận vấn đề liên đến các cơ chế chính sách ưu đãi thuế cho các cơ quan báo chí đã được nhiều đại biểu quan tâm đề cập.
(ANTV) - Việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng 34 trụ sở làm việc công an các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cán bộ, chiến sĩ công an cấp xã nhằm tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc, từ đó tạo động lực để lực lượng công an cấp xã nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyên môn, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(ANTV) - Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn, đã đến kiểm tra các mặt công tác công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tham gia đoàn có đại diện các cục nghiệp vụ Bộ Công an.
(ANTV) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là một xu hướng phát triển tất yếu mà còn là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam. Những nền tảng nổi tiếng như Amazon, Alibaba đang mở ra cánh cửa giúp sản phẩm Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, từ đó khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.
(ANTV) - Ngày 22/11, tại Công an tỉnh Sơn La, Cụm thi đua số II, Bộ Công an gồm Công an các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái và Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024.