(ANTV) - Ngành du lịch chiếm 20% nền kinh tế của Croatia, quốc gia mới chỉ bắt đầu phục hồi sau đại dịch Covid-19. Trong đó, du lịch biển đóng một vai trò quan trọng với đất nước có hơn một nghìn hòn đảo này. Để cải thiện môi trường biển đang có nguy cơ ô nhiễm vì dầu tràn và rác thải, một chiến dịch dọn dẹp, làm sạch biển ở Croatia đã được tích cực triển khai với sự tham gia của dân phòng, lính cứu hỏa và tình nguyện viên.
Những người công nhân này đang miệt mài dung vòi phun phản lực dọn sạch rất nhiều khối dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển phía bắc Adriatic của Croatia.
Đây là một trong những hoạt động thuộc chiến dịch làm sạch vùng biển, cải thiện du lịch ở Croatia. Để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch, một lực lượng đông đảo dân phòng, lính cứu hỏa và tình nguyện viên… đã tích cực tham gia các hoạt động dọn dẹp, làm sạch vùng biển.
Bà Silvia Buttignoni, Giám đốc tổ chức Natura Histrica quản lý các khu bảo tồn của vùng Istria, Croatia: Phần lớn khu vực bị ô nhiễm ở bờ biển đã được làm sạch nhờ chiến dịch này. Mùa du lịch đang đến gần và đông đảo khách du lịch sẽ đến, nhưng chúng tôi còn rất nhiều công việc phải làm."
Truyền thông đưa tin vùng biển Croatia có dấu hiệu ô nhiễm một phần do nhà máy nhiệt điện Rijeka gần đó bị trục trặc kỹ thuật hồi đầu tháng 11 năm ngoái. Các khối dầu do chất thải từ nhà máy tạo ra đã trôi dạt từ biển vào, ảnh hưởng tới 6 km bờ biển không có người ở gần làng Liznjan.
Ông Giuliano, người dân Croatia: cho biết: Sẽ có vấn đề lớn nếu các cục dầu này liên tục xuất hiện, dù với số lượng ít hơn. Ngành du lịch sẽ gặp trở ngại lớn, khi du khách đến và bắt gặp tình trạng này. Dầu sẽ lan ra khắp nơi và rất khó kiểm soát nếu không có biện pháp xử lý nhanh”.
Việc chiến dịch dọn dẹp vùng biển được triển khai kịp thời với sự tham gia của đông đảo tình nguyện viên đã góp phần quan trọng khắc phục tình trạng tràn dầu, gây ra dầu vón cục nói trên. Không chỉ vậy, một nhóm thợ lặn gần đây đã vớt được hơn một tấn rác từ vùng biển xung quanh đảo Mljet của Croatia. Hoạt động này cũng nằm trong nỗ lực giúp làm sạch biển và giảm ô nhiễm trong tại khu du lịch nổi tiếng này.
Ông Matko Pojatina, người dân Croatia bày tỏ: Chúng tôi, những tình nguyện viên, thực tế là những người tích cực xử lý tất cả rác thải đổ ra biển. Chúng tôi muốn thiết lập các thông tin tiêu chuẩn mà ngay cả các nhà khoa học cũng có thể sử dụng để nghiên cứu dữ liệu về lượng rác thải, loại chất thải và mọi thứ mà chúng tôi tìm thấy ở đây.
Các thợ lặn đã phân loại rác và sử dụng các túi có màu sắc khác nhau để thu gom chúng. Hầu hết rác được thu thập là thủy tinh và nhựa, nhưng các thợ lặn cũng tìm thấy lốp xe ô tô, gỗ và kim loại phế liệu ở vùng biển quanh đảo.
Ông Matko Pojatina, người dân Croatia cho biết thêm: Với chiến dịch này, chúng tôi đã có thử nghiệm đầu tiên về phân loại rác thải dưới nước, vì điều quan trọng đối với các nhà khoa học là phải biết chính xác loại rác thải nào có số lượng bao nhiêu. Hiện tại chúng tôi đã quyết định phát các túi có màu sắc khác nhau cho tất cả các thợ lặn và nhờ vào đó, họ có thể dễ dàng phân loại rác thải dưới nước.
Các nhà khoa học tham gia chiến dịch cho biết, việc thiếu dữ liệu về nguồn phát sinh rác thải đến vùng biển này khiến vấn đề không thể được xử lý đúng cách.
Ông Pero Tutman, nhà khoa học tại Viện Hải dương học, Croatia: Tại sao chúng ta lại giải quyết vấn đề này? Bởi vì rác thải biển là vấn đề môi trường số một toàn cầu. Từ 60 đến 90% rác thải biển là nhựa. Nhựa là vật liệu được phân phối rộng rãi trên thế giới và đó là một trong những lý do tại sao có rất nhiều rác thải nhựa ở biển.
Các thợ lặn và nhà nghiên cứu hy vọng sẽ thiết lập một báo cáo dữ liệu đầy đủ, từ đó giúp xây dựng các chính sách giảm rác thải phù hợp. Với nhiều hoạt động được tích cực triển khai, Croatia kỳ vọng ngành du lịch biển nói riêng, ngành du lịch nói chung sẽ mau chóng được cải thiện, giúp nền kinh tế quốc gia này hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19./.
(ANTV) - Chiều ngày 21/11, với 426/430 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều điểm quy định mới. Trong đó tới đây kinh doanh dược phẩm qua thương mại điện tử hay còn gọi là bán thuốc online sẽ chính thức được thực thi.
(ANTV) - Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ em, vì vậy việc bảo đảm an tòan, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
(ANTV) - Mới đây, UBND TP Hà Nội đã xây dựng dự thảo vùng phát thải thấp tại Thủ đô nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024. Trong đó, một trong những định nghĩa mới đã được công bố khiến nhiều người dân quan tâm đó là “vùng phát thải thấp” là khu vực giới hạn trong thành phố, nơi hiện đang có mức độ ô nhiễm không khí cao.
(ANTV) - Ngày 22/11, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc và chỗ ở của ông Huỳnh Nguyễn Lộc (Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM).
(ANTV) - Vào đêm 21/11, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an TP Hà Nội đã giải cứu an toàn 2 người bị mắc kẹt trong đám cháy tại nhà dân tại tổ 12 phường Thạch Bàn, quận Long Biên.
(ANTV) - Sau khoảng 12 giờ tích cực điều tra, truy xét, Công an phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng đã bắt giữ nghi phạm cướp giật điện thoại của một cô gái trong đêm khuya là Nguyễn Năm (31 tuổi, trú huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
(ANTV) - Hiện tại đã bước vào giai đoạn cuối năm, đây là thời điểm các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội bước vào giai đoạn gia tăng sản xuất phục vụ hàng hóa cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đây cũng chính là thời điểm dễ phát sinh những vụ cháy lớn tại các kho bãi, xưởng sản xuất của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại các làng nghề.
(ANTV) - Đối tượng cướp tài sản trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc bắt giữ sau 2 tuần gây án.
(ANTV) - Thời gian vừa qua, dọc tuyến đường bao biển thành phố Hạ Long - Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, xuất hiện nhóm thanh thiếu niên đi xe máy tốc độ cao, cầm theo hung khí có hành vi gây thương tích và đập phá phương tiện của người đi đường vào ban đêm. Công an thành phố Cẩm Phả đã nhanh chóng truy xét và bắt giữ nhóm đối tượng.
(ANTV) - Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Bản đồ Tế bào Người đã tạo ra một bản đồ sơ bộ về hơn 37.000 tỷ tế bào ước tính làm nên cơ thể người. Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, hình ảnh bản đồ tế bào người ấn tượng đến mức có thể bị nhầm là tác phẩm nghệ thuật.