Thứ Sáu, 11/04/2025 00:34 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị phế truất – Tác động tới Mỹ và thế giới?

BT

(ANTV) - Sau khi Hạ viện Mỹ chính thức bỏ phiếu bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thuộc đảng Cộng hòa với 216 phiếu thuận và 210 phiếu chống cách đây ít ngày, ông McCarthy đã trở thành chủ tịch Hạ viện Mỹ có thời gian nắm giữ chức vụ ngắn thứ hai trong lịch sử Mỹ với 269 ngày trước khi bị bãi nhiệm. Được giới phân tích nhận định là sự kiện không mấy bất ngờ, tuy nhiên, việc lần đầu tiên trong lịch sử một chủ tịch Hạ viện Mỹ bị phế truất cũng tác động đáng kể tới chính trường Mỹ nói riêng và tình hình thế giới nói chung.

Với 216 phiếu thuận và 210 phiếu chống, Hạ viện Mỹ - nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số, đã thông qua nghị quyết phế truất Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy với 8 hạ nghị sĩ Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại ông.

Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát với thế đa số mong manh đã khiến ông McCarthy hầu như không có nhiều lựa chọn để hành động, đồng thời trao cho các nghị sĩ theo quan điểm bảo thủ cứng rắn tầm ảnh hưởng lớn để gây sức ép với Chủ tịch Hạ viện.

Nhà báo Phạm Phú Phúc - Chuyên gia bình luận các vấn đề Quốc tế phân tích: Đây là sự kiện hoàn toàn không bất ngờ, vì ngay từ khi được bầu, ông đã bị nhiều nghị sĩ không tín nhiệm. Thứ hai, nó chứng tỏ mâu thuẫn đảng phái không những không giảm đi mà còn mạnh lên, Thứ ba, uy tín của ông McCarthy ở cả Dân chủ và Cộng hòa đều không cao.

Thượng nghị sĩ Jack Reed, đảng viên Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện, Mỹ cho biết: Tình hình rối ren tại Hạ viện đang dẫn đến nhiều điều không chắc chắn. Đó là một mối đe dọa.

Đã có 14 lần Chính phủ Mỹ đóng cửa kể từ năm 1980, nhưng chưa lần nào một Chủ tịch Hạ viện bị phế truất. Vì vậy, vụ việc này còn là một dấu hiệu phân cực chính trị ngày càng gia tăng, đồng thời, làm tăng thêm áp lực mà nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt và thậm chí có thể làm tăng khả năng xảy ra suy thoái.

Nhà báo Phạm Phú Phúc - Chuyên gia bình luận các vấn đề Quốc tế cho rằng: Nền kinh tế Mỹ bị tác động rất nhiều, thị trường chứng khoán Mỹ bị chao đảo, các nhà đầu tư vào Mỹ bị mất niềm tin, chưa kể thị trường bất động sản, thị trường việc làm của Mỹ cũng bị ảnh hưởng theo. Và nữa, hình ảnh một Quốc hội Mỹ mạnh, có toàn quyền giải quyết các vấn đề của đất nước, trong mắt cử tri Mỹ không còn được nguyên vẹn.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi bày tỏ: Hy vọng Đảng Cộng hòa sẽ bắt tay vào giải quyết những điều thật sự quan trọng với người dân Mỹ.

Ông McCarthy đã trở thành Chủ tịch Hạ viện đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị cách chức trong Quốc hội vào ngày 3/10 (theo giờ Mỹ), vài ngày sau khi những người chỉ trích ông theo đường lối cứng rắn cáo buộc ông “thông đồng” với đảng Dân chủ để thông qua dự luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa. Cho đến khi bầu được Chủ tịch Hạ viện mới, sẽ hầu như không có động thái nào đối với các dự luật cấp tiền hoạt động cho chính phủ, trong bối cảnh ngày 17/11 là hạn chót, nếu không chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần.

Việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị phế truất, tình hình Hạ viện Mỹ rối ren vừa qua không chỉ tác động tới nội bộ nước Mỹ mà còn gây ảnh hưởng tới thế giới, trong đó nổi lên là Ukraine đứng trước nguy cơ bị cắt viện trợ và lâm vào thế bất lợi trong cuộc xung đột với Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ lo ngại sự biến động chính trị tại Hạ viện sẽ ảnh hưởng đến cam kết của Mỹ ủng hộ Ukraine trong tương lai. Mỹ đang cố gắng tìm cách tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine để đối phó với Nga sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị phế truất khiến các hoạt động hỗ trợ tương lai cho Kiev rơi vào tình thế bấp bênh.

Nhà báo Phạm Phú Phúc - Chuyên gia bình luận các vấn đề Quốc tế cho biết: Rõ ràng 1 trong những lý do để ông McCarthy bị phế truất, ông là người của Đảng Cộng hòa, nhưng lại theo Đảng Dân chủ ủng hộ viện trợ Ukraine. Theo tôi hiểu, tới đây, người lên thay ông McCarthy chắc chắn sẽ theo Đảng Cộng hòa giảm viện trợ Ukraine, kéo theo các đồng minh của Mỹ cũng giảm theo. Chính người dân Mỹ và các nước kia cũng mệt mỏi về việc viện trợ không hồi kết này.

Theo các quan chức Mỹ, vấn đề viện trợ cho Ukraine có thể trở thành chủ đề quan tâm hàng đầu tại cuộc họp của các quan chức châu Âu vào tuần tới và lời kêu gọi của Mỹ ngày càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh tình hình chính trị tại Washington đang có nhiều biến động.

Theo Nhà báo Phạm Phú Phúc - Chuyên gia bình luận các vấn đề Quốc tế: Tôi nghĩ, Ukraine, từ khi xung đột nổ ra tháng 2 năm ngoái, phải dựa vào rất nhiều sự ủng hộ về tài chính và quân sự từ Mỹ và phương Tây, trong đó, Mỹ viện trợ nhiều nhất, nếu Mỹ giảm viện trợ thì chắc chắn Ukraine bị ảnh hưởng, chắc chắn gặp khó khăn.

Ngoài ra, việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị phế truất vừa qua cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh Quốc hội Mỹ trong mắt thế giới, đồng thời, tác động tới ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ trong bối cảnh cuộc bầu cử của nước này đang đến gần.

Nhà báo Phạm Phú Phúc - Chuyên gia bình luận các vấn đề Quốc tế bày tỏ: Với thế giới, rõ ràng thế giới nhìn sức mạnh Quốc hội Mỹ bị giảm đi. Uy tín Quốc hội Mỹ bị giảm đi trong mắt người nước ngoài và kể cả các nước đồng minh. Và điều bao trùm cả nước Mỹ với bên ngoài, theo tôi hiểu, cuộc bầu cử Mỹ đến gần, sự vụ này tác động đến bầu cử, Đảng Cộng hòa chịu hậu quả đầu tiên, ứng viên Tổng thống của đảng này chắc chắn bị tác động rất nhiều. Bầu cử Mỹ ảnh hưởng sẽ khiến thế giới ảnh hưởng vì nước Mỹ có nền kinh tế, quân sự mạnh nhất thế giới…”.

Để ngăn chặn kịch bản phế truất chủ tịch Hạ viện tái diễn, vừa qua, 45 đồng minh của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã kêu gọi các nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa thực hiện những thay đổi quy định để khiến việc lật đổ bất kỳ ai nắm giữ vị trí chủ tịch tiếp theo trở nên khó khăn hơn.

Đảng Cộng hòa dự kiến ​​bỏ phiếu chọn ứng cử viên thay ông McCarthy trong một phiên họp kín vào ngày 11/10 tới. Dự kiến quy trình này sẽ mất nhiều thời gian. Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua cho biết ông sẽ cố gắng làm việc với bất kỳ ai trở thành Chủ tịch Hạ viện tiếp theo và kêu gọi đảng Cộng hòa thông qua luật chi tiêu cho chính phủ liên bang trước khi nguồn tài trợ hiện tại hết hạn vào ngày 17/11. Có thể thấy những vấn đề rối ren kể trên có thể đẩy Quốc hội Mỹ vào tình trạng hỗn loạn hơn nữa, đặt ra thách thức mà chính quyền Tổng thống Joe Biden cần nhanh chóng giải quyết, vì các quy định của Hạ viện quy định rằng cơ quan này không thể giải quyết bất kỳ công việc lập pháp nào trước khi Chủ tịch được bầu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Cảnh báo chiêu thức lừa đảo từ cuộc gọi nháy máy

Cảnh báo chiêu thức lừa đảo từ cuộc gọi nháy máy

Pháp luật 10/04/2025

(ANTV) - Liên tục trong thời gian gần đây, nhiều người sử dụng điện thoại trên cả nước thường xuyên nhận được những cuộc gọi chỉ vài giây, người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn; không cung cấp thông tin cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào và không truy cập vào những đường dẫn gửi đến.

Phản ứng của quốc tế khi Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày

Phản ứng của quốc tế khi Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày

Thế giới 10/04/2025

(ANTV) - Tổng thống Mỹ D.Trump đã đột ngột thông báo hoãn áp thuế 90 ngày với hầu hết các quốc gia, trừ Trung Quốc. Động thái bất ngờ của Mỹ đã khiến thế giới thở phào, song cũng mở ra nguy cơ về một chiến thương mại Mỹ - Trung sâu sắc hơn bao giờ hết.

Những yếu tố quyết định làm nên chiến thắng vĩ đại

Những yếu tố quyết định làm nên chiến thắng vĩ đại

Chính trị 10/04/2025

(ANTV) - Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, miền Nam được giải phóng, non sông thu về một mối. Đại thắng mùa xuân năm 1975 không chỉ là kết quả của một chiến dịch quân sự thần tốc, mà còn là kết tinh của nhiều yếu tố lịch sử, chính trị, quân sự và tinh thần đại đoàn kết dân tộc sâu sắc. Có thể khẳng định, chiến thắng 30/4 là minh chứng cho bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh tinh thần Việt Nam.

Khí thế hào hùng mừng đại lễ thống nhất non sông

Khí thế hào hùng mừng đại lễ thống nhất non sông

Chính trị 10/04/2025

(ANTV) - Đại lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang đến rất gần. Những ngày tháng 4 lịch sử, hàng nghìn quân nhân đã theo tàu vào Nam chuẩn bị cho ngày lễ lớn. Những ngày này, các chiến sĩ lực lượng CAND và QĐND đang gấp rút luyện tập cho ngày hợp luyện. Trong đó, có công tác bảo đảm những loạt pháo lễ vang rền, chính xác, an toàn, thể hiện khí thế hào hùng, niềm hân hoàn của cả dân tộc ta trong ngày vui đại thắng.

Công ước Hà Nội – "lá chắn thép" chống tội phạm mạng toàn cầu

Công ước Hà Nội – "lá chắn thép" chống tội phạm mạng toàn cầu

Chính trị 10/04/2025

(ANTV) - Tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, đánh dấu một cột mốc lịch sử trong nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với tội phạm trong thời đại số. Đặc biệt, theo Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025 và mang tên gọi “Công ước Hà Nội”.

Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn hội nghị P4G

Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn hội nghị P4G

Chính trị 10/04/2025

(ANTV) - Chiều 10/4, tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên Ban Tổ chức Hội nghị P4G (Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu), Trưởng Tiểu ban An ninh - Y tế An ninh, trật tự P4G Bộ Công an đã chủ trì Phiên họp Tiểu ban.

Xem thêm