(ANTV) - Thông tin gây chấn động cả thế giới trong tuần vừa qua chính là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp đặt các mức thuế mới đối với hàng loạt nền kinh tế. Đây là bước leo thang mạnh mẽ trong chính sách bảo hộ thương mại, với việc áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ và các mức thuế đối ứng đối với hàng hóa từ khoảng 60 nền kinh tế bị Mỹ cho là "gây mất cân bằng thương mại".
Dưới góc nhìn kinh tế vĩ mô và quan hệ thương mại quốc tế, thuế quan đối ứng tuy không phải là khái niệm mới, nhưng cách mà chính quyền Mỹ đang áp dụng lại khiến nhiều chuyên gia lo ngại sâu sắc. Khác với các cuộc đàm phán thương mại thông thường – nơi mà đối thoại, hợp tác và nhân nhượng vẫn được xem là con đường chính – thì động thái áp thuế hàng loạt của Mỹ, đặc biệt dưới thời Tổng thống Donald Trump, đã mang nặng tính đối đầu và đơn phương. Đây không còn là những hành động giới hạn trong phạm vi điều chỉnh lợi ích giữa hai quốc gia, mà đã vươn tới cấp độ toàn cầu, tác động mạnh đến chuỗi cung ứng xuyên quốc gia, thị trường tài chính và niềm tin của nhà đầu tư trên khắp các châu lục.
Điều đáng nói ở đây là chính sách thuế quan mới của Mỹ không chỉ nhắm tới một quốc gia cụ thể như Trung Quốc mà đã lan rộng sang nhiều đối tác khác, bao gồm cả các đồng minh truyền thống như Canada, Mexico hay Liên minh châu Âu. Khi một quốc gia sử dụng thuế quan như vũ khí thương mại thì khả năng đối tác đáp trả là gần như chắc chắn. Và khi các quốc gia liên tục áp dụng thuế quan để đáp trả lẫn nhau, nền kinh tế thế giới rơi vào vòng xoáy trả đũa không hồi kết. Đây chính là nguyên nhân thổi bùng lên nỗi lo về một cuộc chiến tranh thương mại diện rộng – điều mà lịch sử đã từng chứng kiến vào những năm 1930 và hệ quả là cuộc Đại suy thoái kéo dài gần một thập kỷ.
Về phía nội bộ nước Mỹ, chính sách thuế quan cao như một con dao hai lưỡi. Trong ngắn hạn, có thể giúp bảo hộ một số ngành công nghiệp nội địa khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài. Tuy nhiên, lợi ích này thường mang tính cục bộ, hạn chế, trong khi thiệt hại lại lan rộng. Khi giá hàng nhập khẩu tăng cao, người tiêu dùng Mỹ là những người đầu tiên chịu ảnh hưởng. Mọi mặt hàng – từ xe hơi, hàng điện tử, đến nông sản – đều trở nên đắt đỏ hơn, kéo theo sức mua giảm, thị trường tiêu dùng suy yếu, và từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái doanh nghiệp. Không chỉ vậy, tâm lý e dè trước rủi ro chính sách sẽ khiến các doanh nghiệp trì hoãn đầu tư, hoặc chuyển hướng sang thị trường ít bất ổn hơn, khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ chững lại, thậm chí đối mặt với nguy cơ suy thoái cục bộ.
Nghiêm trọng hơn, thị trường tài chính vốn rất nhạy cảm với bất ổn chính sách. Mỗi lần biểu thuế mới được công bố hay một dòng tweet mang tính công kích xuất hiện từ Nhà Trắng, các chỉ số chứng khoán toàn cầu lập tức phản ứng dữ dội. Nhà đầu tư mất niềm tin, dòng vốn tháo chạy khỏi thị trường rủi ro, đồng USD biến động, và lãi suất cũng bị ảnh hưởng bởi áp lực lạm phát và kỳ vọng chính sách tiền tệ. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển – vốn phụ thuộc lớn vào xuất khẩu – bị kẹp chặt giữa hai gọng kìm: một bên là giảm cầu từ Mỹ, bên còn lại là rủi ro đối với đồng nội tệ và dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Câu hỏi đặt ra là, liệu chính sách thuế quan này có thực sự mang lại lợi ích dài hạn cho nước Mỹ hay chỉ là một đòn bẩy chính trị ngắn hạn nhằm tranh thủ lá phiếu cử tri? Nếu nhìn dưới góc độ dài hạn và toàn diện, chính sách này đang đặt nước Mỹ vào thế cô lập trong trật tự thương mại quốc tế, làm lung lay vai trò của nước này như người dẫn dắt các chuẩn mực thương mại toàn cầu. Sự bất ổn, thiếu nhất quán trong chính sách sẽ khiến các đối tác mất lòng tin, thậm chí chủ động xây dựng các liên minh thương mại mới không có sự hiện diện của Mỹ – điều đã từng xảy ra với Hiệp định CPTPP sau khi Mỹ rút lui.
Thế giới ngày nay không thể tách rời trong chuỗi giá trị toàn cầu, nơi mọi quyết định kinh tế đều liên đới lẫn nhau. Một quyết định đơn phương, nếu không tính đến hệ quả lan tỏa, sẽ không chỉ làm tổn thương các đối tác mà còn chính quốc gia khởi xướng. Vì vậy, những cảnh báo về một thời kỳ khó khăn, hỗn loạn về kinh tế, với suy thoái có thể lan rộng từ Mỹ sang toàn cầu, không phải là sự bi quan, mà là lời cảnh tỉnh nghiêm túc cho tất cả những ai đang theo đuổi chính sách bảo hộ cực đoan và đơn phương áp đặt quyền lực thương mại trong một thế giới ngày càng liên kết chặt chẽ như hiện nay.
(ANTV) - Ngày 21/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu tại Lễ kỉ niệm 65 năm Ngày truyền thống Ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960-26/7/2025), đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động và Đại hội thi đua yêu nước Ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ 7. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình và Bí thư TW Đảng, Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí.
(ANTV) - Sáng ngày 21/7, đoàn công tác của Bộ Công an do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà, động viên các thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Phú Thọ.
(ANTV) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng 8 thành công, Quốc khánh 2/9, 80 năm truyền thống CAND Việt Nam và 78 năm Ngày thương binh - liệt sĩ, sáng ngày 21/7, đoàn đại biểu Bộ Công an do Thượng tướng Phạm Thế Tùng - Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương, trồng cây lưu niệm tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Liên và Đền Chung Sơn - đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh (tại xã Nam Đàn); tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn (xã Bạch Hà).
(ANTV) - Bước vào giai đoạn luyện tập chuyên sâu và hợp luyện, hơn 4.000 học viên, CBCS thuộc các khối đi CAND đã hội quân tại khu vực Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là địa điểm được Bộ Tư lệnh CSCĐ phối hợp cùng Đại học Quốc gia Hà Nội lựa chọn và chuẩn bị từ sớm, nhằm bảo đảm đầy đủ điều kiện thao trường, bãi tập cũng như nơi ăn ở cho lực lượng hùng hậu đang thực hiện nhiệm vụ đặc biệt chuẩn bị cho dịp Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
(ANTV) - Sáng ngày 21/7, tại tượng đài “Mừng công” xã Mường Phăng, tỉnh Điện Biên đã diễn ra Ngày hội điểm Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2025. Dự và chỉ đạo ngày hội có Trung tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an cùng lãnh đạo tỉnh Điện Biên.
(ANTV) - Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại TP HCM hiện đã đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả sau hơn 20 ngày vận hành. Trong đó, lực lượng Công an tiếp tục giữ vai trò nòng cốt, gắn bó chặt chẽ với chính quyền địa phương, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ bảo đảm ANTT và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
(ANTV) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, Hồi 16h ngày 21/7, vị trí tâm bão số 3 cách Quảng Ninh khoảng 100 km, cách Hải Phòng 220 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 - 10, giật cấp 12.
(ANTV) - Tinh thần "không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống" được quán triệt, công tác ứng phó được đặt lên hàng đầu. Chính quyền địa phương cùng các lực lượng chức năng đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống bão, với mục tiêu cao nhất là bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
(ANTV) - Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Quảng Ninh) phối hợp với Công an phường Hồng Gai đã tiến hành xác minh, làm việc với 1 công dân (sn 1982, trú tại tổ 9, khu 3, phường Hồng Gai) về hành vi đăng tải nội dung sai sự thật lên mạng xã hội liên quan đến vụ việc lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long.
(ANTV) - Chiều 20/7, một trận dông lốc bất ngờ đã quét qua địa bàn các xã Chiềng Ken, Khánh Yên và Văn Bàn của tỉnh Lào Cai. Riêng tại xã Chiềng Ken, dông lốc đã làm 51 nhà dân bị tốc mái. Lực lượng Công an cùng chính quyền địa phương đã nhanh chóng giúp người dân gia cố lại nhà cửa để kịp thời ứng phó với bão số 3.