(ANTV) - Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Baku, Azerbaijan từ ngày 11-22/11, quy tụ hơn 51.000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới, nhằm thúc đẩy cam kết hành động trước những thách thức của biến đổi khí hậu.
Điểm nhấn của hội nghị năm nay là thống nhất về số tiền cần dành ra hàng năm để giúp các quốc gia đang phát triển ứng phó với các vấn đề liên quan đến khí hậu. Tuy nhiên, mục tiêu huy động 1.000 tỷ đô la mỗi năm để ứng phó với biến đổi khí hậu là một thách thức lớn.
Hội nghị COP29 diễn ra trong bối cảnh thế giới năm 2024 chứng kiến hàng loạt thảm họa thời tiết khắc nghiệt, với nhiệt độ toàn cầu dự báo lập kỷ lục mới. Điều này tạo áp lực buộc các chính phủ phải hành động mạnh mẽ hơn để đạt được thỏa thuận chung trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Chủ tịch Hội nghị COP29, ông Mukhtar Babayev, nhấn mạnh: “Chúng ta đang trên con đường hủy diệt. Biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của tương lai, mà đã hiện hữu trước mắt. Từ những ngôi nhà bị ngập lụt ở Tây Ban Nha đến các vụ cháy rừng ở Australia, từ mực nước biển dâng cao ở Thái Bình Dương đến những đồng bằng cằn cỗi ở Đông Phi, mọi người vẫn đang chịu đựng trong bóng tối.”
Một trong những vấn đề nổi bật tại COP29 là tài chính khí hậu. Cam kết ban đầu 100 tỷ USD mỗi năm không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế. Các quốc gia đang phát triển kêu gọi tăng mức tài trợ lên 1.000 tỷ USD, phần lớn dưới dạng viện trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, Mỹ và Đức, những quốc gia đóng góp lớn, đang đối mặt với bất ổn chính trị, làm dấy lên lo ngại về cam kết tài trợ.
Ông Mukhtar Babayev nhấn mạnh: “Các cuộc đàm phán về mục tiêu tài chính khí hậu mới là cơ hội để mở khóa nguồn vốn và xây dựng lại lòng tin giữa các bên.” Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres bổ sung: “Chúng ta cần một mục tiêu tài chính khí hậu mới để huy động hàng nghìn tỷ USD, hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.”
Một vấn đề khác nhận được sự quan tâm tại hội nghị là tín chỉ carbon. Các quốc gia đã nhất trí thông qua tiêu chuẩn chất lượng tín chỉ carbon, một bước quan trọng để khởi động thị trường carbon toàn cầu. Hệ thống này cho phép các tổ chức hoặc quốc gia đạt được mức giảm phát thải vượt cam kết bán tín chỉ carbon cho những bên khác.
Tổng thư ký UNCTAD, bà Rebeca Grynspan, nhận định: “Các nước kém phát triển chỉ thải ra chưa đến 4% lượng khí nhà kính toàn cầu nhưng lại phải chịu tác động nặng nề nhất. Các dự án trong lâm nghiệp, nông nghiệp và năng lượng tái tạo tại đây có tiềm năng lớn để tạo tín chỉ carbon.”
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, năm 2023, doanh thu từ định giá carbon trên toàn cầu đạt kỷ lục 104 tỷ USD, với hơn một nửa được đầu tư vào các chương trình khí hậu và thiên nhiên. Tuy nhiên, các phái đoàn tại COP29 kêu gọi xây dựng cơ chế toàn cầu nhằm tối ưu hóa thị trường carbon và thúc đẩy giao dịch xuyên biên giới.
Ngoài ra, hội nghị cũng tập trung phát triển hệ thống phân loại xanh toàn cầu, thiết lập tiêu chí đầu tư bền vững, và thúc đẩy cam kết đưa phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ. Bà Inger Andersen, Giám đốc điều hành UNEP, cảnh báo: “Lượng khí thải nhà kính đang ở mức cao nhất. Năm 2024 có thể trở thành năm nóng nhất lịch sử. Chúng ta cần hành động ngay để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5°C.”
Hội nghị COP29 tiếp tục là không gian quan trọng để các quốc gia thảo luận và tìm kiếm sự đồng thuận về các vấn đề cốt lõi. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh: “Về tài chính khí hậu, thế giới phải trả phí, nếu không nhân loại sẽ phải trả giá. Chúng ta đang trong giai đoạn đếm ngược cuối cùng để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5°C, và thời gian không đứng về phía chúng ta.” Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 22/11, với hy vọng mang lại một bước tiến mới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
(ANTV) - Đạp xe nâng cao sức khỏe là hoạt động khuyến khích nhưng phải chọn địa điểm an toàn và thích hợp. Nếu biến đường cao tốc thành "đường tập" thì việc đạp xe vô tình trở thành một "bộ môn thể thao mạo hiểm".
(ANTV) - Lại có thêm những vụ án mạng mà đối tượng dùng chất độc xyanua để đầu độc nạn nhân. Những vụ việc này một lần nữa lại đặt ra dấu chấm hỏi về công tác quản lý chất cực độc này trên thị trường. Thực tế cho thấy việc mua bán tại các chợ hóa chất đã được cơ quan chức năng quản lý chặt. Còn trên mạng, chỉ với vài thao tác tìm kiếm, người ta có thể dễ dàng tiếp cận thông tin mua bán xyanua.
(ANTV) - Công an huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh đang điều tra vụ án mạng xảy ra tại một quán nhậu khiến một người đàn ông tử vong.
(ANTV) - Tổ công tác Y9/141, Công an TP Hà Nội làm nhiệm vụ tại tuyến đường Trần Hưng Đạo - khu vực trước cửa Bệnh viện TW Quân đội 108 thì phát hiện 02 nam thanh niên đi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm có nhiều dấu hiệu nghi vấn.
(ANTV) - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi xảy ra một số vụ việc người nước ngoài dùng thủ đoạn lợi dụng việc đổi tiền để chiếm đoạt tài sản của người dân. Thủ đoạn này khá mới, cơ quan Công an khuyến cáo người dân vùng nông thôn cần nâng cao tinh thần cảnh giác.
(ANTV) - Sáng ngày 18/11, bão Man-yi trở thành cơn bão số 9 trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 14.
(ANTV) - Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma tuý, Công an quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng vừa phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương ngăn chặn 1 nhóm 6 đối tượng chuyên thực hiện hành vi lừa đảo bằng hình thức mua bán thép xây dựng.
(ANTV) - Tòa nhà Viettel 285 (quận 10, TP.HCM) có 3.000 người đang làm việc, vui chơi bất ngờ cháy dữ dội. Đó là tình huống giả định trong buổi diễn tập phòng cháy, chữa cháy do Công an TP.HCM tổ chức.
(ANTV) - Thời gian qua, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông có nhiều diễn biến phức tạp, gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh để các em nhận thức, hiểu và có hành động đúng khi tham gia giao thông, ngoài vai trò của lực lượng cảnh sát giao thông thì trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng rất quan trọng.