Thứ Sáu, 20/09/2024 07:10 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Cuộc cách mạng thanh toán điện tử ở Ấn Độ

(ANTV) - Thanh toán điện tử giờ đã trở nên phổ biến trong hệ thống tài chính của chúng ta. Không chỉ ở trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi mà có những lúc, ngay cả những gánh hàng rau hay quán trà đá cũng có thể yêu cầu bạn thanh toán điện tử nếu họ không có tiền trả lại. Cuộc cách mạng thanh toán điện tử đang phủ sóng toàn cầu, và quốc gia dẫn đầu xu hướng này chính là Ấn Độ - đất nước đông dân nhất thế giới.

Thanh toán điện tử cũng đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực trở thành siêu cường kinh tế của Ấn Độ. Đây là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và Thủ tướng Narendra Modi, người hiện đang tranh cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp cho biết, ông muốn Ấn Độ được coi là quốc gia phát triển vào năm 2047.

“Rất đơn giản, dù là Paytm hay Google Pay, họ có thể trả bất cứ thứ gì chỉ cần quét mã”; “Bạn không cần mang theo tiền mặt nữa. Tiền của bạn được cất giữ an toàn trong ngân hàng, còn mọi thanh toán chỉ cần một chiếc điện thoại”.

Thủ tướng Ấn Độ NARENDRA MODI cho biết: “Hiện nay, chỉ riêng Ấn Độ đã chiếm tới 40% thị phần thanh toán điện tử theo thời gian thực của thế giới”.

Những mã QR xuất hiện trên khắp Ấn Độ và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF nhận định rằng, Ấn Độ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thanh toán điện tử nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nhưng chỉ vài năm trước, bối cảnh thị trường thanh toán của quốc gia Nam Á này hoàn toàn khác.

Tiến sĩ SANDEEP MYSORE SESHADRINATH - Trường Kinh doanh UNSW, Australia cho biết: “Hầu hết các giao dịch trước đây ở Ấn Độ đều sử dụng tiền mặt, vì thế, tiền mặt được coi là “vua”. Chỉ một số ít các tiểu thương có máy pos.

Còn nếu bạn đến Ấn Độ bây giờ, bạn sẽ thấy mã QR ở khắp nơi. Ngay cả những người bán trà (chaiwala) trên đường phố cũng sử dụng hình thức thanh toán điện tử.”

Nỗ lực số hóa xã hội của Ấn Độ đã bắt đầu khoảng 15 năm trước, nhưng thanh toán điện tử lúc đó chưa bắt kịp xu hướng. Phải đến năm 2016, 2 sự kiện đã thay đổi mọi thứ. Đầu tiên là việc Tập đoàn Thanh toán quốc gia Ấn Độ (NPCI) cho ra mắt Giao diện thanh toán hợp nhất UPI.

UPI cho phép người dùng sử dụng điện thoại của họ làm thẻ ghi nợ ảo, chuyển tiền từ gần 600 ngân hàng thành viên và công ty fintech ngay lập tức mà không cần nhập chi tiết ngân hàng hoặc trả phí giao dịch.

Một thống kê đơn giản cho thấy, chỉ riêng trong tháng 3/2023, các giao dịch qua cơ sở UPI của Ấn Độ lên tới hơn 8 tỷ giao dịch, với tổng lượng tiền giao dịch là hơn 250 tỷ USD.

Tiến sĩ SANDEEP MYSORE SESHADRINATH - Trường Kinh doanh UNSW, Australia cho biết: “Cuộc cách mạng thanh toán điện tử được thúc đẩy thông qua một loạt chương trình do Chính phủ khởi xướng, đặc biệt là chương trình Ấn Độ kỹ thuật số. Nhưng ý tưởng thanh toán điện tử chính thức khởi nguồn từ việc hủy bỏ tiền tệ vào năm 2016”.

Cuối năm 2016, Chính phủ Ấn Độ bất ngờ loại bỏ 2 tờ tiền mệnh giá lớn là 500 rupee và 1000 rupee - chiếm 86% tổng lượng tiền đang lưu hành - với mục tiêu chống tham nhũng.

Cùng thời điểm đó, tập đoàn Reliance cũng ra mắt mạng di động Jio cho phép người dân truy cập Internet với giá siêu rẻ. Cho đến năm 2019, đại dịch COVID-19 bùng phát tiếp tục là chất xúc tác thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng các giao dịch điện tử khi mọi người tránh tiếp xúc.

Ông KOTESHWAR – Chủ tiệm tạp hóa cho biết: “Tôi kinh doanh cửa hàng này được 3 năm rồi và từ lúc bắt đầu, mọi giao dịch đều được thực hiện điện tử. Ưu điểm là sau khi khách hàng quét mã, tôi sẽ nhận được một tin nhắn dạng âm thanh như thế này: “Paytm đã nhận khoản thanh toán 21 rupee”. Tôi biết chính xác số tiền được chuyển vào.”

Nhưng, Ấn Độ vẫn đang đối mặt với thách thức khi còn một bộ phận người dân "cố thủ" với tiền mặt. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận với thiết bị điện tử thông minh, nhận thức về các giao dịch thanh toán điện tử và kiến thức về việc sử dụng dịch vụ này vẫn là vấn đề nan giải với những người có hoàn cảnh khó khăn hoặc người dân khu vực nông thôn Ấn Độ.

Tiến sĩ SANDEEP MYSORE SESHADRINATH - Trường Kinh doanh UNSW, Australia cho biết: “Khi áp dụng chuyển đổi quy mô lớn, chẳng hạn như chương trình Ấn Độ kỹ thuật số, chúng ta có thể vô tình nới rộng sự phân hóa, vì không phải ai cũng có khả năng và kỹ năng để hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng. Hy vọng rằng trong tương lai, tất cả mọi người đều nhận được lợi ích từ quá trình chuyển đổi kinh tế của Ấn Độ”.

Mặc dù bất bình đẳng vẫn là một vấn đề, nhưng, xu hướng không dùng tiền mặt sẽ tiếp tục mạnh mẽ, thúc đẩy hơn nữa số lượng và giá trị của nguồn vốn chảy vào nền kinh tế chính thức. Hiện, Tập đoàn Thanh toán quốc gia Ấn Độ cũng đang tập trung vào việc mở rộng ra nước ngoài để giúp công dân làm việc ở nước ngoài gửi tiền về nước dễ dàng hơn hoặc cho phép khách du lịch Ấn Độ thanh toán bằng UPI.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm