(ANTV) - Theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga trong 3 ngày từ 20 - 23/3. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tập Cận Bình kể từ khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 với tư cách nguyên thủ quốc gia Trung Quốc.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế phát triển nhanh chóng, hai bên đã ủng hộ nhau trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi, tiếp tục tăng cường hợp tác chiến lược, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung – Nga thời đại mới. Mục Thế giới đa chiều sẽ nhìn lại sự kiện nổi bật này với những phân tích từ giới chuyên gia để làm rõ hơn ý nghĩa của chuyến thăm, cũng như tầm ảnh hưởng trong hợp tác giữa Nga và Trung Quốc tới cục diện thế giới
Chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 3 ngày của ông Tập Cận Bình tới Moscow bắt đầu từ 20/3-22/3 đã được hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc nhấn mạnh là kết quả của mối quan hệ hợp tác và vững chắc.
Ngay từ những phút gặp gỡ đầu tiên, hai nhà lãnh đạo đã nhắc tới tình hình xung đột ở Ukraine và đây cũng là nội dung chi phối các cuộc thảo luận trong thời gian ông Tập Cận Bình ở thăm Nga. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng khẳng định với Tổng thống Putin rằng "Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề Ukraine".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói: Trong việc giải quyết vấn đề Ukraine, chúng tôi nhất quán tuân theo các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và đứng trên lập trường khách quan và không thiên vị. Chúng tôi tích cực thúc đẩy hòa giải và nối lại đàm phán. Lập trường của chúng tôi dựa trên bản chất của vấn đề và về sự thật. Chúng tôi luôn ủng hộ hòa bình và đối thoại. Chúng tôi kiên quyết đứng về phía sự thật của lịch sử.
Phía Tổng thống Nga Putin cũng từng khẳng định sẽ cân nhắc kỹ lưỡng những đề xuất của Bắc Kinh nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine và luôn "cởi mở" tham gia tiến trình đàm phán.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tin rằng nhiều điều khoản trong kế hoạch hòa bình do Trung Quốc đưa ra phù hợp với lập trường của Nga và có thể được coi là nền tảng cho một giải pháp hòa bình khi phương Tây và Kiev sẵn sàng cho điều đó. Tuy nhiên, cho đến nay chúng tôi chưa quan sát thấy sự sẵn sàng như vậy từ phía họ.
Trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, Nga và Trung Quốc đã ký kết 14 tài liệu, bao gồm 2 tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo, nghị định thư về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực, từ thương mại, công nghiệp đến khoa học và quân sự. Những tuyên bố này phản ánh đầy đủ tính chất đặc biệt của quan hệ Nga - Trung - mối quan hệ mà Tổng thống Nga mô tả là "đang ở mức cao nhất trong lịch sử".
Đánh giá về kết quả chuyến công du Nga lần thứ 9 của Chủ tịch Tập Cận Bình với hãng thông tấn Tân Hoa, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương cho biết, chuyến thăm diễn ra vào thời điểm đặc biệt, bối cảnh phức tạp, mang ý nghĩa phong phú và đạt được thành quả to lớn, là “quyết sách lớn quan trọng” xuất phát từ đại cục phát triển trong nước và toàn cục chiến lược ngoại giao.
Thiếu tướng -GS-TS Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng cho biết: Thời điểm chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Nga đúng là thời điểm phức tạp.
Thứ nhất, đây là chuyến thăm đầu tiên của chủ tịch Tập Cận Bình khi ông được bầu lại nhiệm kỳ 3. Đối với Nga, sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine 2.2023 thì lại rộ lên những thông tin khác như Putin không kiểm soát được thông tin của Nga, mà chia sẻ với những cơ quan khác. Rồi thông tin là nếu ông không giành chiến thắng ở Ukraine thì ông phải nhường lại ghế TT Nga cho người khác. Rồi ông Putin bị ICC ra lệnh bắt giữ, mặc dù lệnh này không có giá trị thi hành nhưng cũng ảnh hưởng tới uy tín của một lãnh đạo quốc gia.
Thứ hai là, chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đã diễn ra 13 tháng nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu. Điều đó làm TQ rất ngạc nhiên vì các tướng lĩnh quân sự TQ vốn rất ngưỡng mộ và coi ông Putin là một nhà chiến lược đại tài.
Thứ ba, Mỹ và NATO gia tăng sự ảnh hưởng ở Khu vực, đặc biệt là kiềm chế TQ. NATO kéo thêm các nước châu á TBD tham gia rất nhiều cuộc hội họp. Nhật Bản thì tăng quan hệ với Mỹ, tăng ngân sách quốc phòng. Philippines cho phép thêm 4 căn cứ quân sự của Mỹ. Trung Quốc đánh giá đây là hành động chọn bên của các nước trong khu vực.
3 điểm đó đã cho thấy thời điểm đặc biệt và bối cảnh phức tạp trong chuyến đi của chủ tịch Tập Cận Bình tới Nga.
Cách đây 10 năm, Nga là điểm đến đầu tiên sau khi ông Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch nước. Ngay sau khi tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình lại lựa chọn thăm Moscow đầu tiên, thể hiện sự coi trọng của Trung Quốc trong quan hệ với Nga trong thời đại mới.
Ông Alexander Lukin Giám đốc Trung tâm Đông Á tại Học viện Nghiên cứu Quốc tế Moskva cho rằng: Sẽ không có gì đặc biệt nếu mọi thứ diễn ra bình thường, nhưng trong bối cảnh tình hình quốc tế đặc biệt căng thẳng, có thể nói quyết định chọn Nga là điểm đến đầu tiên sau khi tái đắc cử, đã khẳng định rằng Chủ tịch Tập Cận Bình luôn coi Nga là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ. Thậm chí trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Trung Quốc đã thay thế Mỹ và Đức để trở thành đối tác thương mại số 1 cũng như khách hàng mua dầu mỏ và khí đốt hàng đầu của Nga.
Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây được áp đặt nhằm ngăn cản Nga tiếp cận các công nghệ quan trọng, xuất khẩu vi mạch của Trung Quốc sang Nga đã tăng gấp đôi năm 2022.
Ngoài ra, Trung Quốc và Nga đã đẩy mạnh hợp tác quân sự. Hàng thập kỷ qua Nga thận trọng giữ lại các công nghệ tiên tiến nhất trong những hợp đồng vũ khí với Trung Quốc thì hiện nay, Moscow đã bán cho Bắc Kinh hệ thống tốt nhất mà nước này sở hữu - đó là hệ thống phòng không S-400.
Thiếu tướng -GS-TS Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng nhận định: Chuyến thăm này có ý nghĩa rất lớn với cả 2 nước. Đầu tiên là 2 nước thể hiện sự hợp tác chống Mỹ và Phương Tây.
Trung Quốc ủng hộ tổng thống Putin ra tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo năm 2024. Điều đó đảm bảo lợi ích của Trung Quốc. Giả sử lợi ích của ông Putin suy yếu không chỉ bất lợi cho ông Putin mà còn bất lợi cho cả Trung Quốc.
Thứ hai, về mặt kinh tế, hai nước cam kết tăng cường quan hệ thương mại, kinh tế.
Về quân sự, TQ mong muốn Nga giúp đỡ về quân sự. Ở đây có thể thấy Nga và TQ muốn kiến tạo trật tự thế giới mới, xóa bỏ trật tự do Mỹ lãnh đạo. Nhưng đây là cả một quá trình lâu dài chứ không phải chỉ một tuyên bố nói chung.
Nói một cách cụ thể hơn, cái "bắt tay" lần thứ hai giữa một cường quốc đứng đầu thế giới về dân số, đứng thứ hai về tiềm lực kinh tế và đứng thứ ba về tiềm lực vũ khí hạt nhân với một cường quốc đứng đầu thế giới về lãnh thổ và tài nguyên, đứng đầu thế giới về tiềm lực vũ khí hạt nhân sẽ tiếp tục trở thành đối trọng của Mỹ và các đồng minh trong cuộc tranh giành ảnh hưởng cũng như sắp đặt trật tự thế giới.
Theo Bà Andrea Kendall-Taylor, chuyên gia về Nga của Trung tâm An ninh Mỹ mới: Việc ông Tập Cận Bình tới Moscow vào thời điểm này thể hiện một tín hiệu thực sự quan rằng Trung Quốc tiếp tục ủng hộ tổng thống Putin. Và tất nhiên, điều đó nhằm để Mỹ thấy rằng hai quốc gia này có liên kết với nhau, và họ thống nhất trong việc đẩy lùi ảnh hưởng của Hoa Kỳ và phương Tây. Theo nhiều cách, chuyến thăm này thể hiện sự quyết đoán của ông Tập Cận Bình. 8237
Thiếu tướng -GS-TS Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng cho biết biết: Có thể nói trên thế giới mối quan hệ Mỹ-Xô-Trung và Mỹ-Nga –Trung ngày nay tạo thành một tam giác chiến lược ảnh hưởng tới hầu hết các lĩnh vực trên thế giới.
Nước Cộng hòa Trung Hoa ra đời năm 1949 có thể vài thập kỷ đầu Liên Xô và Trung Quốc hợp tác với nhau, có thể thúc đẩy Mỹ tiến hành nhiều quốc chiến tranh.
Thời kỳ thứ 2 là Xô Trung rời xa nhau, đã đẩy Mỹ xích lại gần Trung Quốc, và chính thời kỳ này Mỹ đã đưa Trung Quốc vào WTO và ngày nay Trung Quốc đã đứng thứ 2 về kinh tế.
Thời kỳ thứ 3 là Nga Trung hợp tác với nhau chống lại Phương Tây. Người Trung Quốc rút ra bài học là ai yếu nhất trong tam giác chiến lược này sẽ là người có lợi nhất.
Còn trong bối cảnh những biến động về địa chính trị toàn cầu thì ai thắng ở cuộc chiến Ukraine hiện nay thì sẽ quyết định những quy tắc chính trị toàn cầu. Thế nhưng mỗi bên có cách thức cách làm khác nhau.
Cuộc gặp nguyên thủ giữa 2 quốc gia này có thể sẽ phải thống nhất việc này, nhưng dẫu sao cuộc gặp này cũng báo hiệu rằng trật tư đơn cực sẽ không thể tiếp tục duy trì nữa. Đây sẽ là quá trình đấu tranh căng thẳng, gay gắt hơn, và đối với Mỹ thì chuyến thăm này làm người Mỹ cũng rất đau đầu. Người Mỹ cũng rất băn khoăn sẽ phải đối phó với liên minh Trung Nga như thế nào.
Chuyến thăm cấp nhà nước đến Liên bang Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngay sau khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba đã thể hiện sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc đối với Nga trong thế giới hiện đại. Kết quả của chuyến thăm sẽ củng cố quan điểm: phát triển quan hệ Nga – Trung là lựa chọn chiến lược, chiếm vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao và đối ngoại tổng thể của mỗi bên.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng nêu rõ, một cuộc đối thoại tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau giữa Nga và Trung Quốc là “kiểu mẫu đối với các nước khác”. Với tư cách là đối tác chiến lược lớn nhất, quan trọng nhất và đáng tin cậy của nhau, trước tình hình quốc tế phức tạp và luôn biến động, Trung Quốc và Nga nhất trí cùng hợp tác xây dựng mô hình “quan hệ nước lớn kiểu mới” phù hợp với lợi ích chung của hai nước./.
(ANTV) - Du lịch tàu biển là 1 trong những trụ cột của khách du lịch quốc tế. Tại TP Đà Nẵng, bên cạnh công tác xúc tiến quảng bá và những lợi thế tiềm năng, năm 2024, đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của dòng khách này.
(ANTV) - Cùng với việc quản lý, giáo dục, cảm hóa thì công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho các em học sinh được Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý Trại giam đặc biệt chú trọng. Những lớp đào tạo nghề như vậy, nhiều học sinh có được việc làm sau khi ra trường, mở ra cơ làm lại cuộc đời cho rất nhiều trẻ em từng vi phạm pháp luật.
(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Trong phiên làm việc sáng 22/11, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
(ANTV) - Nhân dịp tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, ngày 22/11, tại Thủ đô Kuala Lumper, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam đã có các cuộc hội đàm với Tổng Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Malaysia Dato Hadiman và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia.
(ANTV) - Chiều 22/11, Cụm thi đua số 2 – Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an gồm các đơn vị: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Ngoại tuyến, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc năm 2024.
(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng 22/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này. Qua thảo luận vấn đề liên đến các cơ chế chính sách ưu đãi thuế cho các cơ quan báo chí đã được nhiều đại biểu quan tâm đề cập.
(ANTV) - Việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng 34 trụ sở làm việc công an các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cán bộ, chiến sĩ công an cấp xã nhằm tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc, từ đó tạo động lực để lực lượng công an cấp xã nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyên môn, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(ANTV) - Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn, đã đến kiểm tra các mặt công tác công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tham gia đoàn có đại diện các cục nghiệp vụ Bộ Công an.
(ANTV) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là một xu hướng phát triển tất yếu mà còn là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam. Những nền tảng nổi tiếng như Amazon, Alibaba đang mở ra cánh cửa giúp sản phẩm Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, từ đó khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.
(ANTV) - Ngày 22/11, tại Công an tỉnh Sơn La, Cụm thi đua số II, Bộ Công an gồm Công an các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái và Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024.