(ANTV) - Khoảng một nửa trong số hơn 200 triệu người dân Nigeria được kết nối với lưới điện quốc gia, song họ vẫn không được cung cấp đủ điện năng hàng ngày.
Trong khi đó, những cộng đồng nông thôn nghèo ở Nigeria thì hoàn toàn không được kết nối với lưới điện quốc gia, đồng nghĩa với việc hàng chục triệu người dân nghèo không được sử dụng điện và đang phải tìm cách duy trì cuộc sống mà không có điện. Tình trạng thiếu điện cũng khiến nhiều doanh nghiệp như nhà hàng, trường học, bệnh viện, các cơ sở sản xuất... phải vật lộn thích nghi và tìm cách ứng phó để duy trì hoạt động. Những lớp học ngột ngạt và thiếu ánh sáng vào mỗi buổi sáng khi trẻ em đi học ở Nigeria là một tình trạng đáng báo động. Những tia sáng mặt trời chiếu qua các ô cửa sổ bằng gỗ là nguồn sáng duy nhất. Học sinh phải nheo mắt nhìn sách vở, thi thoảng nhìn lên bảng trong khi giáo viên cố gắng thu hút sự chú ý của các em. Nhiều tòa nhà không được kết nối với lưới điện quốc gia, tạo ra những khó khăn lớn cho việc học tập.
Ông Muyideen Raji, người sáng lập trường Đạo đức Xuất sắc, cho biết: “Ở đây chưa bao giờ có điện và chúng tôi đã cố gắng hết sức để có được một trạm biến áp để được kết nối với lưới điện quốc gia, nhưng đến nay vẫn chưa được. Điều đó đang ảnh hưởng đến nhiều thứ ở đây, đặc biệt là giáo dục. Ngày nay, giáo dục đã vượt ra ngoài việc viết và nghe giáo viên giảng bài. Giáo dục đã được số hóa và chúng tôi không có cách nào để cung cấp cho học sinh những điều tốt nhất nếu như chúng tôi không có điện.”
Không giống như Trường Đạo đức Xuất sắc ở Ibadan, một số cộng đồng may mắn hơn được kết nối với lưới điện nhưng cũng thường xuyên bị cắt điện và phải sử dụng máy phát điện tư nhân chạy bằng xăng và dầu diesel. Tuy nhiên, việc trợ cấp xăng dầu lâu dài hiện đã bị xóa bỏ, nhiều hộ gia đình, trường học, bệnh viện và doanh nghiệp đang phải vật lộn với chi phí nhiên liệu cho máy phát điện dự phòng của họ.
Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo và Tiểu học Lorat ở Ibadan đã ngừng sử dụng máy phát điện chạy bằng dầu diesel làm phương án thay thế do chi phí cao. Mặc dù trường nằm trong khu vực được kết nối với lưới điện, nhưng đôi khi họ có thể mất điện trong hai tuần.
Ông Abdulkaheem Adedoja, Hiệu trưởng trường Mẫu giáo và Tiểu học Lorat, chia sẻ: “Chúng tôi đã đấu nối dây điện quanh đây, chúng tôi thậm chí đã đấu nối vào lưới điện, song vẫn chưa có điện. Điều này ảnh hưởng đến toàn bộ trường học bởi chúng tôi không thể sử dụng được các thiết bị của mình.”
Không chỉ thiếu điện để học tập bằng máy tính, việc thiếu ánh sáng phù hợp và quạt cũng gây khó khăn cho các em học sinh và giáo viên trong quá trình học tập, giảng dạy. Học sinh cũng không thể hoàn thành bài tập về nhà. Ông Adedoja lo lắng: “Một trong những nỗi lo lớn nhất là chúng tôi không muốn mất ngôi trường này trong khi mọi người đang rời đi, rời khỏi khu vực này vì không có ánh sáng. Một số gia đình đã chuyển đi vì không có ánh sáng trong cộng đồng này. Chúng tôi đang mất đi nhiều học sinh vì lý do đó. Các em rời đi theo gia đình và phải chuyển trường.”
Với công suất dưới 8.000 megawatt và nguồn cung cấp trung bình dưới 4.000 megawatt — ít hơn một nửa so với lượng điện Singapore cung cấp cho chỉ 5,6 triệu người — tình trạng mất điện xảy ra hàng ngày ở Nigeria. Đối với các doanh nghiệp nhỏ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, như nhà hàng, họ phải đóng cửa hoặc tiếp tục sản xuất điện thay thế, gây ra chi phí cao trong quá trình này.
Bà Ebunola Akinwale, chủ sở hữu của Nature’s Treat Cafe ở Ibadan, cho biết bà phải trả 2,5 triệu Naira (khoảng 1.700 đô la Mỹ) hàng tháng để cung cấp điện cho máy phát điện dự phòng tại bốn chi nhánh của mình.
Bà chia sẻ: “Để có đủ điện năng cung cấp cho nhu cầu của mình, tôi đã phải bỏ ra nhiều tiền để sử dụng những nguồn điện thay thế khác như máy phát hay năng lượng mặt trời. Có những tháng, tôi cảm thấy mình không thu được đồng lợi nhuận nào vì phải chi cho chi phí sử dụng điện quá nhiều. Không chỉ vậy, việc thiếu điện khiến hoạt động sản xuất nguyên liệu thô cũng tăng lên, kéo theo nhiều chi phí tăng theo.”
Ở một đất nước có nhiều nắng như Nigeria, nhiều người đang tìm đến nguồn năng lượng mặt trời để thay thế, song việc các nhà đầu tư không muốn mạo hiểm tài trợ cho các dự án năng lượng mặt trời lớn để cung cấp đủ năng lượng cho người dân cũng là một vấn đề nan giải. Hàng chục triệu người dân Nigeria đang phải tìm cách thích nghi với cuộc sống có rất ít hoặc không có điện.
Bà Akinwale nhận định: “Nếu không có gì thay đổi, tình hình vẫn như hiện tại hoặc tệ hơn, tôi có thể phải thay đổi mô hình kinh doanh của mình, tập trung vào kinh doanh trực tuyến hoặc đóng cửa một hoặc hai chi nhánh khác. Tôi có thể xem xét lại mô hình kinh doanh để giảm chi phí nhưng tôi sẽ không đóng cửa toàn bộ. Tôi sẽ nghĩ ra cách để ít phụ thuộc hơn vào điện.”
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), mặc dù Nigeria có trữ lượng năng lượng lớn, nhưng hơn 92 triệu người dân nước này đang sống trong cảnh không có điện. Những người được kết nối với lưới điện phải đối mặt với tình trạng cắt điện thường xuyên. Năng lượng mặt trời, một trong những lĩnh vực tiềm năng của Nigeria, cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình khai thác do các doanh nghiệp tỏ ra thận trọng trong lĩnh vực đầu tư này bởi nhiều rủi ro do chi phí vận hành cao.
(ANTV) - Trong những năm qua, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các sở, ngành tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền các cấp huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện nhiều giải pháp quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tùvượt qua tự ti, mặc cảm, sửa chữa lỗi lầm, hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội.
(ANTV) - Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Sở giao dịch 2, Công an TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản tại các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM.
(ANTV) - Nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, tại huyện Côn Đảo, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với các đơn vị Công ty khí Việt Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh và chính quyền huyện Côn Đảo tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, khám bệnh và phát thuốc, tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Côn Đảo.
(ANTV) - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều ngày 25/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
(ANTV) - Những năm gần đây, hút cần sa đã trở thành “thú chơi” lan rộng trong giới trẻ. Với suy nghĩ đơn giản cho rằng hút cần sa giống như hút thuốc lá, không ít bạn trẻ từ tò mò sử dụng, dẫn đến lạm dụng rồi trở thành con nghiện lúc nào không hay, trong đó có nhiều đối tượng là sinh viên, tuổi đời còn rất trẻ bị khởi tố, xử lý hình sự vì liên quan đến cần sa.
(ANTV) - Nhiều doanh nghiệp đã cam kết thưởng Tết Nguyên đán năm nay ít nhất 1 tháng lương, thậm chí cao hơn năm ngoái để giữ chân người lao động. Những lao động có thâm niên và tay nghề cao có thể nhận tới 2-3 tháng do các doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý 1 năm 2025
(ANTV) - Ngày 24/11, tại thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ tiếp nhận 1000 tấn xi măng do Cục Kế hoạch và Tài chính Bộ Công an, Công an tỉnh Hà Giang và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ để xây dựng các công trình nông thôn mới và xóa nhà tạm cho hộ nghèo.
(ANTV) - Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu trong năm 2023 đạt 23,8 nghìn tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 354 tỷ USD, Việt Nam nằm trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với vị trí 23, chiếm tỷ trọng 1,5% toàn cầu.
(ANTV) - Sáng ngày 25/11, tại Công an tỉnh Bình Thuận, Cụm thi đua số 8 - Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024.
(ANTV) - Cảnh sát Dân sự quốc gia Guatemala (PNC) thông báo, lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này vừa thu giữ gần 2 tấn cocaine, được vận chuyển bằng tàu cao tốc ở vùng biển Caribe.