Thứ Sáu, 20/09/2024 07:02 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Gia tăng nhu cầu học võ dành cho phụ nữ tại Indonesia

(ANTV) - Nhu cầu về các lớp học võ thuật dành cho nữ đang gia tăng ở Indonesia trong bối cảnh các vụ bạo lực trên cơ sở giới tiếp tục đe dọa phụ nữ và trẻ em gái tại quôc gia có đa số người theo đạo Hồi này. Không chỉ học cách chống trả và tự vệ, đây cũng là cách giúp những người phụ nữ duy trì cho mình một vóc dáng cân đối, khỏe mạnh và kiểm soát căng thẳng. Học võ giờ đây đã trở thành một phong trào tích cực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Indonesia.

Cuộc hôn nhân bị ngược đãi về mặt tinh thần và thể xác kéo dài 11 năm đã khiến chị Rani Miranti quyết định tham gia một khóa học võ thuật tại phía Đông thủ đô Jarkata, Indonesia. Sau 2 năm được đào tạo tại đây, giờ đây chị Miranti đã sẵn sàng đứng lên chống lại bạo lực.

Là một bà mẹ đơn thân của 3 đứa con, chị Miranti là một trong số những phụ nữ Indonesia tham gia các lớp học tự vệ vì bạo lực giới tính hiện vẫn là một thách thức ở quốc gia có số người Hồi giáo đông nhất thế giới sinh sống.

Chị Rani Miranti – Giáo viên trường Hồi giáo cho biết: “Điều quan trọng nhất là phản xạ để tự vệ và thứ hai là để giải tỏa căng thẳng. Tôi giải tỏa căng thẳng bằng môn quyền anh bởi vì tôi đã từng bị bạo hành thể xác đến mức không thể chống trả. Bây giờ tôi đã học được những kỹ năng để có thể đánh lại.”

Ủy ban Quốc gia về Bạo lực đối với Phụ nữ cho biết đã ghi nhận hơn 289.000 trường hợp phụ nữ bị bạo hành vào năm ngoái, giảm khoảng 12% so với hơn 339.000 trường hợp vào năm 2022, năm mà luật về bạo lực tình dục được ban hành. Tuy nhiên, theo báo cáo thường niên hồi tháng 3 vừa qua, Ủy ban này cho biết con số thực tế có thể cao hơn do nhiều trường hợp bạo hành không được báo cáo.

Trong bối cảnh các vụ bạo hành có xu hướng gia tăng, ngày càng nhiều phụ nữ và trẻ em gái tại Indonesia hướng đến học cách tự vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Chị Rani Miranti – Giáo viên trường Hồi giáo chia sẻ: “Sự bảo vệ của chính phủ thường đến sau khi bạo lực xảy ra. Trong khi đó, chúng tôi không thể biết trước khi nào bạo lực sẽ xảy ra và liệu có ai đó đến giúp chúng tôi hay không. Bởi vậy, thay vì trông cậy vào sự giúp đỡ của người khác, ít nhất chúng ta cần có kỹ năng phòng vệ cơ bản.”

Có nguồn gốc từ Thái Lan, Muay Thai là một dạng đấm bốc gồm các đòn tấn công bằng đầu gối, cùi chỏ, đá và đấm. Nữ huấn luyện viên của Miranti, chị Rahimatul Hasanah, cho biết chị bị choáng ngợp trước nhu cầu ngày càng tăng của phụ nữ muốn học võ thuật, đặc biệt là trong các buổi tập luyện riêng vì rất khó tìm được nữ huấn luyện viên Muay Thái.

Chị Rahimatul Hasanah – Huấn luyện viên cho biết: “Giờ đây rất nhiều người đang có nhu cầu tìm kiếm huấn luyện viên nữ vì họ không muốn tập với huấn luyên viên nam. Những phụ nữ cảm thấy tự do và thoải mái hơn khi tập với huấn luyện viên nữ. Học Muay Thai còn giúp cải thiện tâm lý. Những người rụt rè, nhút nhát cũng sẽ trở nên dũng cảm để tự vệ trong những tình huống tiêu cực.”

Chị Rangi Wirantika Sudrajat cho biết việc rèn luyện thể chất trong võ thuật đã giúp chị cân bằng công việc của mình với nhiệm vụ là một bác sĩ của Tổ chức bác sĩ không biên giới.

Chị Rangi Wirantika Sudrajat – Bác sĩ cho biết: "Tôi có thể truyền tải tất cả những cảm xúc dồn nén, tức giận và buồn bã của mình một cách lành mạnh thông qua Muay Thái, giống như một hướng dẫn giúp tôi giải tỏa nỗi đau và khiến tôi bình tĩnh hơn.”

Ngoài hình thức bạo lực thông thường, bạo lực tình dục cũng được ghi nhận có xu hướng gia tăng đáng kể tại Indonesia. Theo thống kê, phần lớn nạn nhân là sinh viên trong độ tuổi từ 18 – 24, bị cưỡng hiếp hoặc cưỡng bức phá thai.

Quốc hội Indonesia đã thông qua một đạo luật sâu rộng vào năm 2022 quy định hình phạt đối với bạo lực tình dục và đảm bảo các điều khoản về bồi thường hoặc các biện pháp khắc phục khác cho nạn nhân và những người sống sót. Tuy nhiên, điều này cũng không khiến các vụ bạo lực tình dục có xu hướng giảm.

Bà Andy Yentriyani - Ủy viên trưởng, Ủy ban Quốc gia về chống bạo lực đối với phụ nữ cho biết: “Nhiều người trong số chúng ta vẫn coi bạo lực tình dục là điều đáng xấu hổ đối với các nạn nhân nữ. Vì vậy, nhiều gia đình quyết định tự xử lý vấn đề thay vì báo cáo để mọi người đều biết những đứa trẻ của họ bị bạo lực tình dục.”

Mặc dù ngày nay, phong trào bình đẳng giới đã được lan rộng khắp thế giới, tuy nhiên, phụ nữ vẫn vốn là đối tượng yếu thế trong xã hội và phải chịu thiệt thòi, đặc biệt là tại một quốc gia Hồi giáo như Indonesia. Vì vậy, phong trào học võ hiện nay tại quốc gia này có thể cổ vũ cho những phụ nữ yếu đuối đang là nạn nhân của tình trạng bạo lực đứng lên tự tìm cách bảo vệ chính bản thân mình.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm