(ANTV) - Kenya có một số loài rắn nguy hiểm nhất thế giới, bao gồm rắn mamba đen, rắn mamba xanh và rắn hổ mang chúa... Ở các vùng nông thôn nghèo, rắn độc gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng nhưng hiện chưa có đủ huyết thanh chống độc kịp thời. Bởi lẽ đó, các nhà khoa học nước này đang chạy đua tạo ra loại thuốc mới hiệu quả nhằm giúp tăng khả năng tiếp cận cho người dân.
Tại thị trấn Kitui, cách thủ đô Nairobi 185 km về hướng Đông, người dân đang sống trong nỗi lo sợ hằng ngày vì bị rắn độc cắn. Nguyên nhân chính là do sự thu hẹp của các khu rừng bởi hoạt động khai thác gỗ và mở rộng đất nông nghiệp, cùng với biến đổi khí hậu ngày càng khó lường. Những yếu tố này khiến rắn ngày càng xâm lấn vào lãnh thổ của con người với tần suất đáng báo động.
Năm 2019, con gái của bà Anna Kangali đã bị rắn cắn. Cô bé được đưa đến trung tâm y tế gần nhất, nhưng do thiếu thốn thuốc điều trị, cô đã bị suy giảm nhận thức và ảnh hưởng sức khỏe suốt đời. Bà Kangali chia sẻ: "Mưa nhiều nên rắn hay trốn vào nhà. Chúng cắn gà, lừa và bò, khiến chúng tôi không thể ăn những động vật đó vì bị nhiễm nọc độc. Chúng tôi không có thuốc chữa trị cho cả người và động vật khi bị rắn cắn."
Không chỉ gây hại cho động vật, hóa đơn viện phí điều trị cho các trường hợp bị rắn độc cắn lên tới khoảng 3.000 USD, một khoản tiền mà các gia đình ở Kenya gần như không thể chi trả nếu không có sự giúp đỡ của chính quyền. Anh Augustine Wambua, một nạn nhân bị rắn cắn, bày tỏ: "Tôi đã tiêu rất nhiều tiền vào các xét nghiệm để tìm ra chất độc. Viện phí đã cao như núi và tôi thực sự cảm thấy lo lắng về số tiền phải trả này."
Biến đổi khí hậu đang định hình lại các hệ sinh thái trên khắp thế giới, và rắn là loài bị ảnh hưởng đáng kể. Rắn dựa vào nhiệt độ bên ngoài để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, do đó, biến đổi khí hậu tác động sâu sắc đến hành vi, sinh lý và khả năng sinh tồn của chúng. Ông Geoffrey Maranga, chuyên gia bò sát học tại Trung tâm can thiệp và nghiên cứu rắn cắn Kenya, giải thích: "Khi rắn mất đi môi trường sống là rừng cây, chúng sẽ tìm tới khu dân cư để tìm thức ăn, nước uống. Biến đổi khí hậu buộc rắn phải tìm kiếm các nguồn nước và nơi làm tổ khác, và khu vực dân cư khô ráo trở thành nơi an toàn nhất cho chúng."
Theo Viện Nghiên cứu Linh trưởng Kenya, mỗi năm có khoảng 20.000 người bị rắn cắn, trong đó có khoảng 4.000 trường hợp tử vong và 7.000 người bị liệt hoặc gặp di chứng khác. Kenya hiện nhập khẩu huyết thanh chống nọc độc từ Mexico và Ấn Độ, nhưng 50% thuốc kháng nọc độc nhập khẩu không hiệu quả vì huyết thanh này chỉ phù hợp với từng vùng cụ thể.
Ông George Omondi, Giám đốc Trung tâm can thiệp và nghiên cứu rắn cắn Kenya, cho biết: "Chúng tôi đang phát triển liệu pháp điều trị rắn cắn thế hệ mới. Các loại huyết thanh kháng nọc thông thường hiện nay đã khá cũ và có một số thiếu sót di truyền nhất định. Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các liệu pháp điều trị mới, chúng tôi hy vọng sẽ giúp điều trị các trường hợp bị rắn cắn ở Kenya nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm hơn."
Nghiên cứu mới dựa trên nọc của mamba đen, một trong những loài rắn độc nhất châu Phi, được thử nghiệm trên lạc đà, khỉ đầu chó và bò để tạo ra kháng thể. Nếu thành công, phương pháp mới sẽ nâng cao hiệu quả và tính sẵn có của huyết thanh chống độc, giảm liều lượng thuốc cho mỗi bệnh nhân với mức giá rẻ hơn so với chi phí hiện tại.
Nỗ lực này không chỉ mang lại hy vọng cho người dân Kenya mà còn là bước tiến quan trọng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu và sự xâm lấn của các loài động vật hoang dã vào khu vực dân cư.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Bắc Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 14 đối tượng về tội cướp tài sản và gây rối trật tự công cộng xảy ra ngày 27/6/2025 tại khu vực ngã 6, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (cũ).
(ANTV) - Với tinh thần chủ động, quyết liệt, lực lượng Công an các đơn vị, địa phương đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Tập trung đẩy mạnh công tác phòng ngừa, kiềm chế, kéo giảm tội phạm, từ đó nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc biệt trong bối cảnh thực hiện chính quyền hai cấp, nhiều vấn để trong công tác đảm bảo ANTT cũng đã được nhận diện và chủ động triển khai từ sớm, từ xa. Ghi nhận tại tỉnh Sơn La
(ANTV) - Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho một bệnh nhân nam 30 tuổi, trú tại Hải Phòng, trong tình trạng nguy kịch nghi do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.
(ANTV) - Hiện nay, vùng áp thấp trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và có khả năng mạnh lên thành bão.
(ANTV) - Bộ Công an thông tin về vụ sữa giả và dầu ăn chăn nuôi cho người; Quảng Ngãi: Khởi tố 20 đối tượng vô cớ chém người; Lạng Sơn: Tạm giữ 3 đối tượng, thu lượng lớn ma túy; Khống chế thanh niên mua lượng lớn ma túy về tàng trữ, sử dụng; Đà Nẵng: Bắt nhanh đối tượng đập kính xe ô tô trộm tài sản... Là những tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Hơn 54 tấn vải bán hết chỉ trong 6 giờ livestream. Chắc hẳn quý vị đã nghe thấy thông tin này những ngày gần đây. Nhưng điều khiến cư dân mạng xôn xao không chỉ là con số, mà là hình ảnh một Phó Chủ tịch tỉnh đứng giữa vườn vải, trực tiếp giúp dân bán hàng.
(ANTV) - Đường làng, tỉnh lộ, hay thậm chí là quốc lộ, đâu đâu cũng xuất hiện tình trạng phơi thóc lúa ra đường. Điệp khúc này thì vẫn cứ tái diễn mỗi khi vào mùa thu hoạch, bất chấp việc tuyên truyền nhắc nhở, thậm chí là xử phạt từ phía các cơ quan chức năng. Phơi thóc ra đường, tiện cho người phơi, nhưng lại bất tiện, thậm chí là nguy hiểm, trở thành chướng ngại vật cho người tham gia giao thông.
(ANTV) - Nghị định số 117 của Chính phủ quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), nền tảng số của hộ, cá nhân, có hiệu lực từ ngày 1/7.
(ANTV) - Chiều ngày 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an thông tin về Tháng cao điểm đấu tranh với các hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng theo Công điện số 5 và Chỉ thị 13 của Chính phủ.
(ANTV) - Ngày 3/7, quân đội Israel tiếp tục tiến hành thêm nhiều cuộc không kích vào Liban. Các đợt tập kích khiến ít nhất 5 người thương vong, làm dấy lên lo ngại Israel có thể đẩy mạnh và mở rộng tấn công vào quốc gia láng giềng như biện pháp gây áp lực để tiến tới bình thường hóa quan hệ.