(ANTV) - Ba Lan vừa công bố báo cáo điều tra sơ bộ vụ cháy tại Trung tâm thương mại với đa số quầy hàng của người Việt ở thủ đô Warsaw hồi tháng 5 vừa qua. Báo cáo cho thấy, các bộ phận của hệ thống giám sát nội bộ đã bị đốt cháy và tan chảy.
Theo Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan, một số đối tượng đã bị bắt giữ liên quan đến hành vi phá hoại. Việc các bộ phận của hệ thống giám sát nội bộ bị đốt cháy là vấn đề cần được xem xét trong quá trình điều tra tiếp theo.
Hôm 12/5, Trung tâm thương mại Marywilska với sức chứa khoảng 1.400 người, là nơi buôn bán của đa số tiểu thương người Việt Nam, đã xảy ra cháy. Lửa lan nhanh do có nhiều vật liệu dễ cháy và hàng dệt may.
Sau khoảng 4 giờ, ngọn lửa được khống chế nhưng tất cả gian hàng đều hư hỏng nặng, toàn bộ phần mái bị sập.
Cơ quan công tố và cảnh sát chưa thể khám nghiệm khu vực hội trường bị cháy, do cơ quan thanh tra xây dựng ra lệnh sẽ phá dỡ tòa nhà từ ngày 24/7 vì lo ngại sự an toàn của người và tài sản.
Nỗ lực hạn chế rác thải dệt may ở Trung Quốc
Ngành dệt may đáp ứng nhu cầu mặc của con người và tạo ra nhiều việc làm. Nhưng mặt trái của nó cũng rất lớn khi gây ra ô nhiễm cao toàn diện. Các chuyên gia môi trường thậm chí đánh giá, đây là ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đứng thứ 2 toàn cầu. Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu dùng hàng dệt may lớn nhất thế giới. Mỗi năm, quốc gia này vất bỏ 26 triệu tấn sản phẩm thời trang nhanh. Đối mặt cuộc khủng hoảng này, một số nhà thiết kế trẻ ở Trung Quốc đã đi theo hướng tái chế rác thải hoặc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường để tạo nên quần áo mới, từ đó giảm thiểu những tác động tiêu cực của ngành dệt may tới môi trường sống.
Tại nhà máy ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, từng đống vải được phân loại theo màu sáng và tối. Tất cả quần, áo, ga trải giường vải bằng cotton đã được phân loại này sẽ được đưa vào máy nghiền nhỏ.
Đây là bước đầu tiên, trong quá trình tái chế để mang đến một vòng đời mới cho rác thải dệt may, tại nhà máy dệt Ôn Châu Tiancheng, một trong những nhà máy tái chế vải lớn nhất Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc có sẵn mọi nguồn lực cho quá trình tái chế rác thải, thế nhưng hầu hết sản phẩm của nhà máy dệt may Ôn Châu Tiancheng, sau khi được xử lý đều được đưa ra tiêu thụ ở nước ngoài.
Ông KOWEN TANG, Giám đốc bán hàng Nhà máy dệt may Ôn Châu Tiancheng cho biết: “Trung Quốc là nơi tốt nhất để tái chế rác thải dệt may, sau quá trình sử dụng của khách hàng. Bởi ở đây chúng tôi có sẵn nhà máy, có những công nghệ đã xây dựng hàng chục năm và có một lượng khách hàng rất lớn. Tuy nhiên, còn một số vấn đề pháp lý khiến hàng may mặc tái chế khó có thể tiêu thụ ở thị trường này.”
Theo các chuyên gia về thời trang, để tạo được cho người dân thói quen sử dụng thời trang tái chế, cần có hệ thống tuyên truyền từ trên xuống dưới.
Giáo sư Sheng Lu, Đại học Delaware, Mỹ cho biết: “Làm thế nào để thay đổi nhận thức của mọi người rằng, thời trang từ vải tái chế cũng không tệ, thực tế chúng ta có thể tận dụng những lợi ích này để tạo ra một vòng thời trang tuần hoàn. Để thay đổi thì cần có định hướng từ nhiều phía. Một khi nhu cầu của người tiêu dùng lớn, thì các công ty sẽ mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực này là điều không phải nghi ngờ.”
Trong khi chính quyền chưa có chính sách hay cơ chế hỗ trợ ngành thời trang tái chế, thì một số nhà thiết kế trẻ đã mạnh dạn tạo nên phong trào quần áo “mặc lại”. Nhà thiết kế 30 tuổi Da Bao đã thành lập Times Remake vào năm 2019, một thương hiệu có trụ sở tại Thượng Hải chuyên thu mua quần áo cũ và tân trang chúng thành quần áo mới. Tại đây những sản phẩm quần jeans và áo đã qua sử dụng sẽ được những thợ may tỉ mỉ tái chế, mang tới cho chúng vòng đời mới.
Anh DA BAO, Nhà thiết kế thời trang chia sẻ: “Tôi nghĩ giá trị lớn nhất của những thiết kế này là phong cách cổ điển của chúng. Sự kết hợp giữa cổ điển và những nét trang trí hiện đại sẽ tạo ra một sản phẩm vô cùng độc đáo. Đó là tương lai đầy tiềm năng cho ngành thời trang tái chế.”
Trong khi đó, chị Zhang Na có một thương hiệu riêng mang tên “Reclothing Bank”, chuyên bán các loại quần, áo, túi xách và phụ kiện được làm bằng chai nhựa, lưới đánh cá hay bao tải.
Mỗi sản phẩm đều được gắn mã QR, giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc của loại nguyên liệu tạo nên nó.
Chị ZHANG NA, Nhà thiết kế thời trang chia sẻ: “Thói quen tiêu dùng của mọi người thực sự rất lãng phí. Tôi mong rằng nhãn hiệu của mình sẽ phần nào giúp thay đổi thói quen mua sắm thời trang của mọi người. Chúng tôi không chống lại việc mua sắm, mà chỉ muốn hạn chế sự phung phí. Chúng tôi hi vọng thông qua những sản phẩm tái chế, mọi người có thể thay đổi thói quen tiêu dùng. Cách tiêu dùng thể hiện giá trị của mỗi người. Và tôi thực sự muốn tạo nên một sự thay đổi ở Trung Quốc.”
Reclothing Bank được thành lập năm 2010, và hiện đã trở thành một thương hiệu thời trang lớn ở Thượng Hải.
Chị BAO YANG, Khách hàng chia sẻ: “Tôi đã nghe nói đây là nhãn hiệu thời trang được làm từ các nguyên liệu đặc biệt như lưới đánh cá hay vỏ sò. Nhưng khi chạm tay vào những chất liệu này, tôi thực sự ngạc nhiên bởi độ mềm mại của chúng. Không như tôi đã tưởng tượng.”
Theo thống kê của quỹ Ellen MacArthur, rác thải dệt may đang trở thành vấn đề đáng báo động khi chỉ có 12% trong số này được tái chế trên toàn cầu. Đáng lo ngại hơn, khi chỉ có 1% trong số rác thải dệt may được tái chế thành quần áo mới, trong khi số còn lại được sử dụng để làm vật liệu cách nhiệt hoặc nhồi đệm.
Do đó, thời trang “xanh” được phát triển từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên và “rác thải” đang trở thành xu thế phát triển của ngành thời trang thế giới. Để thực hiện điều này sự nỗ lực của doanh nghiệp là không thể thiếu nhưng rất cần sự định hướng của các cơ quan chức năng.
(ANTV) - Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố 32 bị can về các tội: Mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; tổ chức đánh bạc và đánh bạc; mua bán trái phép chất ma túy; tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang vừa khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Văn Tân, trú TP. Bắc Giang về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm”.
(ANTV) - Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua hầu hết đi ngang bởi nguồn cung từ vụ Hè Thu bắt đầu gia tăng. Giá lúa xuất khẩu vẫn giữ ở mức 397 USD/tấn, trong khi giá gạo tại các trung tâm xuất khẩu lớn của châu Á giảm nhẹ.
(ANTV) - Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa phát đi tín hiệu cứng rắn trong chính sách thương mại. Trên sóng chương trình “State of the Union” của CNN, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo rằng nếu các đối tác không đàm phán một cách thiện chí, các mức thuế cao sẽ được tái áp dụng – như đã công bố vào ngày 2 tháng 4.
(ANTV) - Trong hai ngày 18,19/5, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra hai vụ cháy tại các doanh nghiệp tại Công ty TNHH thiết bị và sản phẩm an toàn Việt Nam, khu công nghiệp Bá Thiện 2, xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên và Công ty TNHH Nexus Foam Solution, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương. Bước đầu chưa ghi nhận thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản đang được các cơ quan chức năng thống kê.
(ANTV) - Thời điểm này, tại các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội đang bắt đầu vào mùa thu hoạch nông sản như mơ, mận....Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường đặc sản vùng miền, giờ đây, nông sản phía Bắc cũng bắt đầu được bày bán tại TPHCM, nhất là những loại thực phẩm thanh nhiệt, giải độc mùa nắng nóng đang trở nên hút khách.
(ANTV) - 80 năm trước, phong trào “Bình dân học vụ” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động là một biểu tượng của lòng quyết tâm, ý chí, tinh thần đoàn kết giúp người dân thoát khỏi mù chữ, tiếp cận tri thức. Ngày nay, trong kỷ nguyên số và hướng tới xã hội thông minh, tinh thần ấy đang được kế thừa và phát triển với phong trào “Bình dân học vụ số”. Phong trào có sứ mệnh phổ cập kiến thức, kỹ năng số đến mọi tầng lớp nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
(ANTV) - Phát huy truyền thống “đoàn kết, tương thân, tương ái” của dân tộc, với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, gương mẫu đi đầu thực hiện phong trào thi đua cả nước chung tay “xóa nhà tạm, nhà dột nát”, ngay từ đầu năm 2025, Bộ Công an đã đồng hành, hỗ trợ các địa phương xây dựng hàng nghìn căn nhà nghĩa tình tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương. Tại tỉnh Bạc Liêu, 700 mái ấm kiên cố cũng vừa được xây dựng và trao tặng, qua đó góp phần giúp người dân yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
(ANTV) - Giới chức Indonesia thông báo lực lượng cứu hộ nước này đang khẩn trương tìm kiếm 19 người mất tích sau khi mưa lớn gây ra sạt lở đất nghiêm trọng tại một mỏ vàng ở khu vực cực Đông đất nước.
(ANTV) - Qua tuần tra tại nhiều tuyến phố trung tâm, tổ công tác cảnh sát 113 Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP Đà Nẵng đã kịp thời phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm, trong đó có nhóm đối tượng chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện giao thông và một trường hợp tàng trữ khí cười trái phép.