(ANTV) - Chúng ta đều đã quen thuộc với cụm từ “thành phố thông minh”, nhưng không phải ai cũng hiểu thế nào là một thành phố thông minh và cần làm gì để phát triển một thành phố thông minh. Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu về một môi trường sống thông minh, hiệu quả và bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trên thực tế, để xây dựng và chuyển đổi một thành phố thông minh (Smart city), không chỉ cần giải quyết những thách thức gặp phải về cơ sở hạ tầng, con người mà còn phải mở rộng tối đa tiềm năng phát triển của thành phố trong tương lai. Do vậy, một thành phố hiện đại có thể đo lường mức độ “thông minh” dựa trên nhiều phương diện. Nâng cấp các thành phố dựa trên công nghệ, khiến chúng trở nên thân thiện, an toàn hơn với công dân là mục tiêu mà nhiều quốc gia đang hướng đến ở thời điểm hiện tại.
Hãy tưởng tượng bạn là thị trưởng một thành phố và bạn muốn biến nó thành thành phố thông minh, bạn cần cân nhắc những điều sau: Đầu tiên, bạn cần kết nối thành phố bằng cách lắp đặt các cảm biến thu thập dữ liệu, chẳng hạn như gắn vào xe cộ và đèn đường để điều tiết giao thông hoặc các trạm đo khắp thành phố để theo dõi mức độ ô nhiễm.
Ông JONAS BOHM – Phòng nghiên cứu Thành phố Thông minh – Đại hoc St.Gallen, Thụy Sĩ cho biết: “Thành phố thông minh thường là sự kết hợp của các hệ thống đô thị khác nhau như hệ thống giao thông, nhà ở, hành chính, năng lượng, giáo dục, bất cứ điều gì ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân đều có thể được số hóa”.
Tuy nhiên, chỉ thu thập dữ liệu là chưa đủ, dữ liệu lớn không phải là mục đích cuối cùng, dữ liệu cần phải được xử lý và phân tích để tìm ra giải pháp thông minh cho thành phố như đèn đường chỉ sáng khi có người đi qua, hay tự động hạn chế xe cộ khi không khí ô nhiễm nghiêm trọng.
Vậy chúng ta có thể đặt ra câu hỏi, con người sẽ được hưởng lợi ra sao khi sống trong một thành phố thông minh? Nhiều dự án thành phố thông minh trên thế giới đã được triển khai và đưa ra câu trả lời đó.
Ở Satander, Tây Ban Nha – thành phố tiết kiệm bằng cách sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn nhờ cảm biến. Bãi cỏ công cộng chỉ được tưới khi quá khô, thùng rác chỉ được xử lý khi đã đầy. Ở Hensiki, Phần Lan – rác thải được bỏ vào đường ống và chuyển đến điểm thu gom ngầm không gây ồn ào hay ô nhiễm.
Ở Palo Alto, Mỹ - bãi đỗ xe có cảm biến thông báo chỗ đỗ xe còn trống, giao thông trên đường liên tục được giám sát. Ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất – cảnh sát robot đưuọc trang bị camera và công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng trí tuệ nhân tạo. Người dân có thể gửi báo cáo qua màn hình cảm ứng trên ngực robot. Ở Darmstadt, Đức – các cảm biến có kết nối mạng đánh giá chất lượng không khí và gửi thông tin theo thời gian thực tới trung tâm dữ liệu để phân tích và đưa ra cảnh báo khi cần.
Rõ ràng, để phát triển thành phố thông minh cần thu thập và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ... tuy nhiên việc đảm bảo an toàn cho dữ liệu cho người dân đang là thách thức lớn với các thành phố. Trong khi các tập đoàn công nghệ lớn đang nắm quyền kiểm soát dữ liệu để kiếm lợi nhuận, những nỗ lực bảo vệ quyền riêng tư của người dân đang được thúc đẩy mạnh mẽ tại Châu Âu. Dữ liệu là yếu tố thiết yếu trong thành phố bởi nó tạo nền tảng để thiết kế các ứng dụng thông minh cho thành phố, nhưng còn vấn đề bảo vệ dữ liệu thì sao?
Ông JONAS BOHM – Phòng nghiên cứu Thành phố Thông minh – Đại hoc St.Gallen, Thụy Sĩ cho biết: "Cần nói rõ ràng, trong một thành phố thông minh không thể tránh khỏi việc dữ liệu bị thu thập, tuy nhiên chính dữ liệu này lại tạo nên nền tàng để triển khai và kiểm soát hệ thống của thành phố. Do đó, cần có những quyết định thận trọng và có trách nhiệm với cách xử lý dữ liệu mà thành phố kiểm soát”.
Điều này có thể có lợi cho việc bảo vệ dữ liệu, nhưng hầu hết các thành phố lại thiếu chuyên môn kỹ thuật để xử lý và phân tích dữ liệu. Vì lý do này, nhiều thành phố đã hợp tác với các công ty công nghệ lớn, có năng lực và thuật toán cần thiết để sử xử lý dữ liệu lớn như google, Sky Watlab thuộc tập đoàn Alpha Best, họ sẽ xây dựng một quận hoàn chỉnh ở Toronto với công nghệ mới nhất nhưng quyền kiểm soát dữ liệu vẫn thuộc về các tập đoàn như Alpha best, điều này gây tranh cãi vì họ sử dụng dữ liệu đó để kiểm tiền.
Dự án Decode của Liên minh Châu Âu còn đi xa hơn, nó nhằm trao quyền cho người dân kiểm soát dữ liệu của họ, chính người dân sẽ quyết định thông tin cá nhân của họ sẽ được giữ riêng tư hay được chia sẻ để làm cho thành phố thông minh hơn. Các dự án thí điểm đã được triển khai ở Amsterdam và Barcelona từ năm 2018.
Bà FRANCESCA BRIA – Giám đốc Công nghệ số và Đổi mới sáng tạo của Thành phố Barcelona cho biết: “Chúng tôi tin rằng dữ liệu nên được xem như một cơ sở hạ tầng công cộng như một tài sản chung giống như nước, điện, giao thông hay không khí chúng ta hít thở”.
Về mặt hành chính số, Estonia dẫn đầu Châu Âu. Người Estonia có thể bỏ phiếu trực tuyến và gần như tất cả dịch vụ công đều có thể truy cập kỹ thuật số, nhưng điều này cũng làm tăng tính dễ bị tổn thương. Năm 2007, Estonia đã bị tấn công mạng từ một mạng luới Bot toàn cầu hay còn gọi là Botnet. Cả ngân hàng trực tuyến và trang web chính phủ đều bị ảnh hưởng. Để đối phó, Estonia đã triển khai chương trình huấn luyện quốc tế hàng năm để chống tấn công từ tin tặc. Các chương trình này được tổ chức bởi trung tâm phòng thủ mạng của NATO với sự tham gia của hơn 20 quốc gia, quân đội và các công ty công nghệ.
Dân cư đô thị đang chiếm tới hơn 56% dân số thế giới và dự báo đến năm 2050, cứ 10 người thì có 7 người sống tại thành phố. Phát triển thành phố thông minh là xu thế toàn cầu để giải quyết các vấn đề phát sinh do dân số đô thị tăng nhanh như ách tắc giao thông, thiếu điện, ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ một đô thị truyền thống thành thành phố thông minh đòi hỏi sự đầu tư lớn về công nghệ và hạ tầng với sự thay đổi trong tư duy quản lý và thói quen sinh hoạt của người dân. Đây vừa là thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các thành phố phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong kỷ nguyên số.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố 20 đối tượng liên quan đến vụ án do biển động không đi biển, thanh niên làng chài tụ tập quậy phá, mang hung khí chém người.
(ANTV) - Lừa đảo qua mạng đang gia tăng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường. Đáng lo ngại, sinh viên – nhóm người trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống và hiểu biết pháp lý, lại đang trở thành "mục tiêu" bị các đối tượng lợi dụng, lôi kéo tham gia vào những hoạt động phi pháp như lừa đảo, rửa tiền. Không chỉ dừng lại ở vai trò nạn nhân, nhiều bạn trẻ còn vô tình tiếp tay cho tội phạm, đối mặt nguy cơ bị khởi tố, xử lý hình sự.
(ANTV) - Trong những năm gần đây, thị trường tài sản mã hóa (crypto) đã bùng nổ tại Việt Nam, thu hút một lượng lớn nhà đầu tư, đặc biệt là giới trẻ. Với tiềm năng lợi nhuận cao và tốc độ tăng trưởng ấn tượng của các đồng tiền như Bitcoin, Ethereum, hay các mô hình tài chính phi tập trung (DeFi), không ít người đã kỳ vọng đây sẽ là cơ hội đổi đời. Thị trường tài sản mã hóa mang đến cơ hội, nhưng cũng đầy rẫy cạm bẫy. Trong bối cảnh các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, các nhà đầu tư cần học cách nhận diện, phòng tránh các mô hình lừa đảo để tự bảo vệ mình.
(ANTV) - Khởi tố cặp vợ chồng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 27 tỷ đồng; Bắt nhóm đối tượng giữ người trái pháp luật; Truy bắt thành công đối tượng cướp tài sản; Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cố ý gây thương tích người khác; Lái xe phạm luật, còn tấn công người dùng điện thoại ghi hình - là những tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Ngành du lịch Greenland đang kỳ vọng vào sự bùng nổ trong năm nay sau khi chuyến bay thẳng đầu tiên từ thủ đô Nuuk đến Mỹ được mở ra. Hòn đảo Bắc Cực này hiện cung cấp nhiều dịch vụ cho khách du lịch, từ ngắm chim, ngắm cá voi cho đến các chuyến du thuyền có hướng dẫn viên du lịch. Không chỉ các nhà chức trách mà người dân địa phương cũng kỳ vọng việc phát triển du lịch sẽ mang đến nhiều tiềm năng kinh tế, giúp cải thiện cuộc sống của người dân.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, người dân có thể vào ứng dụng VNeID để xem chi tiết về địa chỉ, quê quán sau khi sáp nhập. Trên mạng xã hội, nhiều tài khoản đã chia sẻ thông tin chụp lại căn cước đã được cập nhật theo tiêu chuẩn mới và tên địa phương mới sau quá trình sáp nhập tỉnh như một cách “bắt trend” và thể hiện sự hào hứng.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức bước vào thế giới kinh doanh mùi hương khi ra mắt dòng nước hoa mang tên ông, với mức giá hàng trăm USD cho một chai 98ml.
(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho biết, do thời tiết nắng nóng phức tạp, từ tháng 7, lực lượng cảnh sát hoặc nhân viên chuyên trách bảo vệ những nhân vật quan trọng sẽ được phép mặc trang phục thoáng như áo ngắn tay, thay vì phải mặc vest.
(ANTV) - Ông Daniel Gutierrez, thị trưởng thị trấn San Pedro Huamelula vừa tổ chức lễ cưới với con cá sấu được coi là hóa thân của công chúa, trong nghi lễ cầu may của thị trấn này.
(ANTV) - Nhắc đến cụm từ “Dự án chậm tiến độ” thì ngay tại TP Hà Nội có không ít những công trình giao thông đang trong tình cảnh “Xây mãi không xong”. Những tuyến đường chậm ở mức độ và thời gian khác nhau. Chậm 5 năm, 10 năm và thậm chí là gần 2 thập kỷ. Mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thì chưa thể đánh giá cụ thể. Thế nhưng, nó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đặc biệt là vấn đề đi lại.