
(ANTV) - Sau hai năm phải hủy bỏ do đại dịch COVID-19, vào tối 10/12, chủ nhân các giải thưởng Nobel của năm 2022 đã tụ họp tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển để tham dự lễ trao giải thưởng danh giá này.
Lễ trao giải bắt đầu vào lúc 22h đêm qua (giờ Việt Nam). Sau lễ trao giải sẽ là tiệc chiêu đãi quan khách tại tòa thị chính Stockholm với sự tham dự của Hoàng gia Thụy Điển, các quan chức chính phủ, các chủ doanh nghiệp và những nhân vật có ảnh hưởng từ nhiều quốc gia.
Các buổi lễ trao giải năm 2020 và 2021 đều được thu gọn quy mô và không tổ chức tiệc chiêu đãi sau sự kiện. Tại sự kiện năm nay, bên cạnh những người đoạt giải năm 2022 còn có sự tham dự của nhiều nhà khoa học đã đạt giải trong các năm 2020 và 2021.
Mỗi năm, sẽ có 5 trong số 6 giải thưởng Nobel được trao tại buổi lễ diễn ra ở Stockholm, riêng giải Nobel Hòa bình sẽ được trao tại Oslo (Na Uy) trong một sự kiện khác.
Hội chứng lo âu về biến đổi khí hậu
Những tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến đời sống của con người, không chỉ về mặt vật chất, thể chất mà còn cả sức khỏe tinh thần. Theo một nghiên cứu về Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (GBD) về sức khỏe tinh thần và thể chất, trong 30 năm qua, tỷ lệ mắc hội chứng lo âu về biến đổi khí hậu đã tăng 50% trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến 284 triệu người.
Các nhóm trị liệu tâm lý tập trung vào vấn đề này đã mọc lên ở 1 số quốc gia châu Âu. Và gần đây, các khóa học đặc biệt về sơ cứu sức khỏe tâm thần cho các bệnh nhân mắc hội chứng lo âu về biến đổi khí hậu đã được tổ chức tại Pháp.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Huế đã tiến hành xác minh, xử lý các đối tượng điều khiển phương tiện xe máy mang theo hung khí đăng trên tài khoản TikTok “Bom Bom”.
(ANTV) - Thực hiện Nghị quyết số 93 của Chính phủ và hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025 với chủ đề “Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma túy”, cùng với các tỉnh thành trên cả nước, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm xây dựng “xã, phường không ma túy” và thúc đẩy phong trào “Toàn dân tham gia đấu tranh chống tội phạm ma túy”.
(ANTV) - Vào mùa thu hoạch, những vườn trái cây trĩu quả cứ ngỡ sẽ mang lại niềm vui trọn vẹn cho bà con nông dân sau bao tháng ngày vất vả chăm bón. Thế nhưng, trái ngược với kỳ vọng đó, giá cả nhiều loại hoa quả lại liên tục lao dốc, có khi không đủ tiền thuê người hái.
(ANTV) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã chính thức khép lại vào ngày 27/6. Kỳ thi với nhiều điểm đặc biệt, khi tổ chức cho 2 nhóm thí sinh theo học 2 chương trình phổ thông khác nhau. Cùng với đó, kỳ thi diễn ra trong bối cảnh các tỉnh, thành đang sắp xếp bộ máy.
(ANTV) - Cơ quan Khoa học Y tế Singapore hôm 26/6 đã thông báo trong khoảng thời gian từ tháng 12/2024 đến tháng 5/2025, cơ quan này đã xóa bỏ 1.288 danh mục dược phẩm trái phép khỏi các nền tảng thương mại điện tử và trang mạng xã hội tại Singapore.
(ANTV) - Bất chấp phản ứng mạnh mẽ của dư luận, quân đội Israel hôm 27/6 tiếp tục đẩy mạnh các cuộc không kích vào Liban, gây thương vong nghiêm trọng và khiến bầu không khí chiến tranh gia tăng trở lại tại quốc gia A rập.
(ANTV) - Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva đã sẵn sàng tổ chức một vòng đàm phán hòa bình mới với Ukraine, có khả năng diễn ra tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), mặc dù thời gian và địa điểm vẫn chưa được thống nhất.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nước này sẽ ngay lập tức chấm dứt các cuộc đàm phán thương mại với Canada để đáp trả việc Ottawa áp thuế đối với dịch vụ kỹ thuật số của các công ty công nghệ Mỹ, đồng thời gọi việc áp thuế này là một cuộc tấn công trực diện và công khai nhằm vào Washington.
(ANTV) - Trong bối cảnh chính quyền Mỹ tăng cường siết chặt chính sách thị thực và gây áp lực lên các trường đại học lớn, Đại học Harvard (Mỹ) đã phối hợp với Đại học Toronto (Canada) công bố kế hoạch dự phòng cho phép một số sinh viên sau đại học tại Harvard được tiếp tục chương trình tại Canada trong trường hợp bị từ chối nhập cảnh trở lại Mỹ.
(ANTV) - Trước tình trạng số ca sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng, các nhà khoa học ở Argentina đã tìm ra một “vũ khí” mạnh mẽ với chi phí thấp chống lại căn bệnh này. “Vũ khí” đó chính là loài cá bản địa nhỏ bé chỉ ăn ấu trùng muỗi. Được thúc đẩy bởi nhu cầu của cộng đồng và khoa học hỗ trợ, sáng kiến này đã mang lại lợi ích cho hàng nghìn người dân và vẫn đang tiếp tục phát triển.