
(ANTV) - Năm 2023 vừa qua là năm Liên minh châu Âu bắt đầu áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới đối với hàng hóa nhập khẩu. Cơ chế này sẽ cho phép Liên minh châu Âu đơn phương áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ các nước không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường do khối đặt ra.
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu mang theo dấu chân carbon nhiều hay ít tùy thuộc vào quá trình sản xuất sản phẩm đó. Trong giai đoạn đầu, 6 nhóm sản phẩm công nghiệp thâm dụng năng lượng có dấu chân carbon đậm nét được đưa vào tầm ngắm.
Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới sẽ buộc mọi nhà cung ứng phải xanh hóa quy trình, giảm phát thải ở mọi công đoạn trong chuỗi giá trị. Đối với xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện năng và hydro nhập khẩu vào châu Âu, nếu quá trình sản xuất tạo ra lượng khí thải lớn hơn so với quy định của Liên minh châu Âu, nhà nhập khẩu sẽ phải trả tiền cho phần chênh lệch đó.
Với cơ chế này, doanh nghiệp của chính các nước châu Âu không thể lách luật bằng cách chuyển nhà máy ra bên ngoài châu Âu được nữa. Hàng hóa của doanh nghiệp châu Âu sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu trở lại vào châu Âu vẫn phải trả thêm phần chênh lệch nếu có lượng khí thải lớn hơn so với quy định.
Liên minh châu Âu không chỉ buộc doanh nghiệp nội địa phải làm mờ dấu chân carbon. Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới sẽ gián tiếp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất trên toàn thế giới phải giảm phát thải.
Berlin tiến hành lại một phần cuộc bầu cử liên bang Đức năm 2021
Khoảng nửa triệu người dân Berlin đã được yêu cầu đi bỏ phiếu lại cho cuộc bầu cử liên bang Đức diễn ra cách đây hai năm, sau khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết rằng thành phố Berlin đã có nhiều sai phạm trong tổ chức bầu cử liên bang năm 2021. Việc bầu cử lại diễn ra chỉ 20 tháng trước cuộc bầu cử quốc gia lần tới.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Tòa án Hiến pháp đã ra phán quyết yêu cầu thành phố Berlin tổ chức lại một phần cuộc bầu cử liên bang sau khi phát hiện nhiều sai phạm trong cuộc bầu cử ban đầu vào ngày 26/9/2021. Các sai phạm bao gồm nhiều phiếu không chính xác, phiếu bị thất lạc và nhiều người không bỏ phiếu được.
Berlin đã phải tổ chức lại cuộc bỏ phiếu cấp bang, vốn cũng diễn ra cùng với bầu cử liên bang năm 2021, dẫn đến việc thay đổi thị trưởng thành phố sau đó.
Cuộc bầu cử lại ảnh hưởng đến 455 trong số 2.256 khu vực bầu cử của thành phố Berlin nhưng sẽ không làm thay đổi chính phủ liên minh của Thủ tướng Olaf Scholz vì chỉ có chưa đến 1% cử tri cả nước sẽ tham gia.
Mặc dù có ít tác động đến cơ cấu của chính phủ liên bang, nhưng cử tri vẫn có thể đưa đến những thay đổi nhỏ trong Quốc hội Đức.
Berlin hiện có 29 trong số 736 ghế trong Quốc hội Đức và việc bỏ phiếu lại có thể khiến một số nghị sỹ có nguy cơ mất ghế.
Ngoài ra, việc bầu cử lại sẽ đóng vai trò như một phép thử về lòng tin của cử tri đối với liên minh cầm quyền, bao gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP).
(ANTV) - Ba ngày vận hành mô hình mới, Công an tỉnh Lâm Đồng đang từng bước thích nghi. Trong đó, các đơn vị như Đội Đăng ký xe thuộc Phòng Cảnh sát giao thông và Công an các xã, phường trên địa bàn tỉnh đang thể hiện tinh thần “Vì nhân dân phục vụ” bằng tất cả sự tận tụy, trách nhiệm và chuyên nghiệp.
(ANTV) - Bệnh sốt xuất huyết Dengue ngày càng khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Nếu người dân chủ quan hoặc xử lý không đúng, bệnh có thể nhanh chóng chuyển nặng và dẫn đến tử vong.
(ANTV) - Người dân các tỉnh được giảm 800.000 đồng khi đăng ký ô tô, trừ Hà Nội và TP. HCM; TP. HCM: xem xét xe điện 4 bánh chở khách du lịch hoạt động trở lại; Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn...là thông tin về một số chính sách đang được dư luận quan tâm.
(ANTV) - Theo kế hoạch, sáng nay 04/7, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Trước ngày Hội đồng xét xử Toà án nhân dân TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm, đại diện Tập đoàn Phúc Sơn đã chuyển 768 tỷ đồng vào tài khoản của cơ quan thi hành án để khắc phục hậu quả vụ án thay cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch tập đoàn Phúc Sơn.
(ANTV) - Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 03/7, báo chí đặt câu hỏi cho đại diện Bộ Công an về những sai phạm liên quan vụ sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP và việc nhãn hiệu thực phẩm Ofood của Công ty TNHH Sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food đã biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người.
(ANTV) - Giữa lúc dòng nước lũ đang nhấn chìm nhiều khu vực ở xã Chư Sê, tỉnh Gia Lai, một hành động nhanh trí, đầy dũng cảm đã được lan tỏa đến cộng đồng. Anh Trần Văn Nghĩa (30 tuổi) đã sử dụng máy bay không người lái (drone) để giải cứu hai cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước dữ.
(ANTV) - Một phụ nữ 22 tuổi tại Saint Petersburg đã bị bắt quả tang khi đang cài bom dưới gầm xe, theo thông tin từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Nghi phạm được cho là hành động theo chỉ đạo của tình báo Ukraine, với mục tiêu ám sát một nhân viên ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
(ANTV) - Từ nay đến Lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 02/9 chỉ còn khoảng 2 tháng nữa. Thời gian không còn nhiều, vì vậy trên các thao trường, các khối tham gia diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND vẫn đang nỗ lực luyện tập để có được những động tác đều nhất, đẹp nhất.
(ANTV) - Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), không gian mạng đã trở thành một mặt trận tư tưởng - văn hóa đầy thách thức. AI đang trở thành vũ khí để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu chuyển hóa nhận thức, đặc biệt nhắm vào đoàn viên, thanh niên thông qua chiêu trò “truyền thông đen” hết sức tinh vi, nguy hiểm. Báo CAND đề cập vấn đề này qua bài viết “Cảnh giác âm mưu chuyển hoá đoàn viên, thanh niên bằng thủ đoạn “truyền thông đen”.
(ANTV) - Sáng mai 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Một diễn biến đáng chú ý: luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, cho biết bị cáo Nguyễn Văn Hậu vừa được Tập đoàn Phúc Sơn nộp thay 768 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.