Chủ Nhật, 20/04/2025 01:48 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Lưu giữ nghề dệt thảm thủ công Maroc

(ANTV) - Thảm dệt thủ công Maroc luôn được đánh giá cao về độ bền đẹp và chất lượng, với những đường nét hoa văn tinh xảo, độc đáo cùng màu sắc ấn tượng, mang theo cả tâm huyết của người thợ dệt thảm. Tuy nhiên, nghề truyền thống này hiện đang đối mặt với nhiều thách thức từ sản xuất công nghiệp và khó khăn trong tìm kiếm thế hệ tiếp nối.

Tại ngôi làng nhỏ thuộc thị trấn Taznakht, miền Nam Maroc, những nghệ nhân dệt thảm vẫn miệt mài với khung cửi, cần mẫn kéo sợi và chuẩn bị cho quá trình dệt thủ công kéo dài hàng tuần. Đây là nghề truyền thống đã được lưu giữ qua nhiều thế hệ.

Những tấm thảm nơi đây được làm từ len cừu chất lượng cao, thu hoạch từ vùng núi phía nam dãy Atlas. Len sau đó được nhuộm bằng các sắc tố tự nhiên từ cây lá móng, vỏ lựu hay chàm, tạo nên những gam màu đặc trưng. Mỗi tấm thảm có họa tiết khác nhau, phản ánh văn hóa vùng miền và sự sáng tạo của nghệ nhân.

Bà Fadma Ait Okhechi, một thợ dệt thảm thủ công, chia sẻ rằng mỗi sản phẩm đều chứa đựng câu chuyện và cảm xúc của người làm ra nó. Nghệ nhân thường làm việc theo nhóm để hỗ trợ lẫn nhau, giúp công việc trở nên nhẹ nhàng hơn.

Với độ bền cao, sự dày dặn, mềm mại và hoa văn hình học độc đáo, thảm dệt tay là mặt hàng chủ lực tại các khu chợ địa phương, thu hút sự quan tâm của du khách. Theo số liệu của chính phủ Maroc, vào năm 2022, thảm truyền thống chiếm gần 22% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công của nước này. Điều đặc biệt là giá trị của thảm dệt thủ công luôn tăng theo thời gian.

Ông Mohammad Taoufiq, Giám đốc Khu Liên hợp thủ công mỹ nghệ Taznakht, cho biết một tấm thảm cũ có thể tăng giá gấp 4 hoặc 5 lần. Những tấm thảm trăm năm tuổi có thể đạt mức giá 35.000 đến 40.000 dirham Maroc (gần 4.000 USD). Đối với khách hàng từ châu Âu hay Mỹ, đây được xem là một khoản đầu tư an toàn bởi giá trị sử dụng có thể kéo dài thêm hàng chục năm.

Tuy nhiên, dù thảm dệt thủ công có giá trị cao, phần lớn lợi nhuận lại thuộc về các thương nhân trung gian. Tại các thành phố lớn như Marrakech, những tấm thảm này được bán với giá cao gấp 10 lần giá gốc. Bà Ijja Benchri, một thợ dệt thảm, chia sẻ rằng các nghệ nhân thường phải chấp nhận mức giá rất thấp, chỉ khoảng 200-250 dirham Maroc (khoảng 20 USD) cho mỗi tấm thảm, dù công sức bỏ ra là rất lớn.

Sự xuất hiện của các sản phẩm sản xuất công nghiệp giá rẻ cũng đặt ra thách thức lớn đối với nghề dệt truyền thống. Bà Safia Imnoutres, Chủ tịch Hợp tác xã phụ nữ Aznag, lo ngại rằng nếu thảm dệt tay không được định giá đúng với chất lượng của nó, nhiều người trẻ sẽ không còn mặn mà với nghề, dẫn đến nguy cơ mai một.

Nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt, một không gian triển lãm mới đã được thiết lập tại Taznakht, giúp nghệ nhân tiếp cận trực tiếp với người mua, loại bỏ trung gian. Đồng thời, các khóa học về tiếp thị kỹ thuật số cũng được tổ chức, mở ra hướng đi mới cho những người thợ dệt thảm, góp phần giữ gìn một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời của Maroc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nghiêm trị nạn hàng nhái – hàng giả

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nghiêm trị nạn hàng nhái – hàng giả

Kinh tế 19/04/2025

(ANTV) - Đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả, với doanh thu gần 500 tỷ đồng trong vòng 4 năm vừa bị triệt phá gây rung động dư luận. Vụ việc gióng lên hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng, đòi hỏi sát sao hơn truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên thị trường chống lại nạn hàng giả, kém chất lượng. Bộ máy kiểm định cần nhanh hơn, mạnh hơn, và có sức răn đe thực sự. Các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự và hình sự rõ ràng, cụ thể với người tiêu dùng kể cả khi đã bị triệt phá.

Người dân, du khách thích thú trải nghiệm Festival Phở 2025

Người dân, du khách thích thú trải nghiệm Festival Phở 2025

Văn hóa 19/04/2025

(ANTV) - Tối ngày 18/4, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc Festival Phở 2025. Nhằm quảng bá món phở nổi tiếng của người Việt đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội đã thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế.

Gạo Việt lấy lại vị thế đắt giá nhất thế giới

Gạo Việt lấy lại vị thế đắt giá nhất thế giới

Kinh tế 19/04/2025

(ANTV) - Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy thì gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế đắt giá nhất thế giới. Theo cập nhật về giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện tại gạo xuất khẩu tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 396 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 368 USD/tấn, gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn.

Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Kinh tế 19/04/2025

(ANTV) - Sáng ngày 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đánh dấu cột mốc hiện đại hóa hạ tầng hàng không Việt Nam. Dự buổi lễ còn có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên bộ Chính trị, Bí thư thành uỷ Tp.HCM; Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an.

Xuất khẩu thép của Hàn Quốc sang Mỹ giảm 19%

Xuất khẩu thép của Hàn Quốc sang Mỹ giảm 19%

Thế giới 19/04/2025

(ANTV) - Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép trong tháng 3 của Hàn Quốc sang Mỹ đã giảm gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này được đánh giá là hệ quả của mức thuế quan 25%, mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng đối với tất cả các mặt hàng thép nhập khẩu bắt đầu từ tháng trước.

Xem thêm