Thứ Hai, 25/11/2024 20:48 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Người nhặt rác ở Kenya đối mặt nguy cơ ung thư và vô sinh vì khí độc

(ANTV) - Những người sống bằng nghề nhặt rác tại bãi rác lớn nhất ở Kenya đang phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm ung thư và vô sinh. Họ chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, nhóm người vốn phải được hưởng ưu tiên về chăm sóc sức khỏe thì nay lại phải bán sức chỉ để kiếm chút tiền ít ỏi, trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Rõ ràng, trước sức ép ô nhiễm ngày một lớn từ các bãi rác thải, đội ngũ nhân công nhặt rác đang cho thấy vai trò thiết yếu hơn bao giờ hết. Họ góp phần phân loại rác, vật liệu tái chế hiệu quả hơn cả các hệ thống quản lý rác thải quy mô. Thế nhưng tới nay, nghề này vẫn được xem là loại hình lao động tự do, không được hỗ trợ quyền lợi và gần như bị đặt ngoài rìa xã hội.

Khi Winnie Wanjira lục lọi tìm chai nhựa giữa hàng đống rác thải tại bãi chứa rác khổng lồ Dandora (ngoại ô thủ đô Nairobi, Kenya), thứ cô lo sợ nhất không phải kim tiêm y tế hay mảnh vụn kim loại bị vứt ngổn ngang. Người phụ nữ làm công việc nhặt rác suốt nhiều năm cũng đã quen với ánh mặt trời oi bức. Nhưng có một nguyên nhân đáng ngại hơn khiến Wanjira, dù chỉ vừa bước qua tuổi 36, thấy mệt mỏi mỗi ngày.

Chị Winfred Wanjira, người nhặt rác bày tỏ: Tôi bị mất rất nhiều máu. Máu còn có màu nâu đen bất thường. Tôi không đủ sức đi làm, thậm chí bước ra khỏi nhà. Bãi rác ấy đang giết chết cơ thể tôi.

Dẫu biết là nguy hiểm, thế  nhưng người phụ này hàng ngày vẫn phải ngụp lặn trong núi rác độc hại để kiếm tiền nuôi 6 đứa con...

Chị Winfred Wanjira, người nhặt rác cho biết thêm: Nhiều người sảy thai một cách bất ngờ chỉ nghĩ là do làm việc nặng nhọc thôi. Các chuyên gia y tế đã khuyên chúng tôi ngừng làm việc tại bãi rác, nhưng tôi biết kiếm tiền ở đâu nếu tôi ngừng làm việc ở đây. Các con tôi sẽ đói khát.

Suốt hàng năm liền, khói cay phát sinh từ hoạt động đốt rác đã bao trùm Dandora. Trong những ngày lộng gió, từng cuộn khói đen nhanh chóng lan sang khu dân cư liền kề. Biết rõ là độc hại, nhưng đây lại là nơi mưu sinh của những người dân nghèo. Họ bới rác để tìm những mảnh nhựa, thủy tinh, thậm chí là rác thải y tế hay bất cứ thứ gì có thể tái chế được.

Bà Mariam Makeba - Người nhặt rác chia sẻ: Chúng tôi không có đồ bảo hộ gì, kể cả giày cao su nên đôi khi chúng tôi bị thủy tinh cứa vào chân tay, khổ lắm.

Theo một thống kê không chính thức, hiện tại có khoảng hơn 10 nghìn phụ nữ và trẻ em Kenya đang kiếm sống từ bãi rác này. Bất chấp tòa án Môi trường và Đất đai Kenya ra lệnh đóng cửa bãi thải vào tháng 7/2021, nơi này vẫn tiếp tục hoạt động.

Trong khi đó, trên thế giới ước tính có khoảng 20 triệu lao động hành nghề nhặt rác, tiêu biểu như tại Ghana và Ấn Độ - những đất nước hiện vẫn chật vật với “bài toán” đói nghèo. Nhiều khả năng, họ đang hứng chịu rủi ro sức khỏe tương tự các nhân công ở Dandora.

Theo bà Jacqueline Naulikha - Chuyên gia sức khỏe cộng đồng, Đại học Maasai Mara, Kenya: Chì và thủy ngân là những kim loại nặng trong rác thải khi đốt chúng. Khi những người phụ nữ hít vào, chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn gây ung thư nữa. Nhiều người không biết đã mắc ung thư.

Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc yêu cầu các quốc gia, trong đó có Kenya phải có nhiều biện pháp quản lý và xử lý rác thải nhựa hơn nữa. Nhưng từ giờ đến khi các biện pháp mới được áp dụng, và dù biết những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi làm việc ở các bãi rác này, thì nhiều người đành buộc phải chấp nhận, bởi đó là cách duy nhất để nuôi sống gia đình./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Mở lối về nẻo thiện

Mở lối về nẻo thiện

Xã hội 25/11/2024

(ANTV) - Trong những năm qua, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các sở, ngành tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền các cấp huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện nhiều giải pháp quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tùvượt qua tự ti, mặc cảm, sửa chữa lỗi lầm, hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Chủ động phòng ngừa tội phạm cướp tại các ngân hàng

Chủ động phòng ngừa tội phạm cướp tại các ngân hàng

Kinh tế 25/11/2024

(ANTV) - Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Sở giao dịch 2, Công an TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản tại các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM.

 Nhiều hoạt động ý nghĩa tại huyện Côn Đảo

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại huyện Côn Đảo

Xã hội 25/11/2024

(ANTV) - Nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, tại huyện Côn Đảo, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với các đơn vị Công ty khí Việt Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh và chính quyền huyện Côn Đảo tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, khám bệnh và phát thuốc, tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Côn Đảo.

Giới trẻ hút cần sa và con đường trở thành tội phạm

Giới trẻ hút cần sa và con đường trở thành tội phạm

Xã hội 25/11/2024

(ANTV) - Những năm gần đây, hút cần sa đã trở thành “thú chơi” lan rộng trong giới trẻ. Với suy nghĩ đơn giản cho rằng hút cần sa giống như hút thuốc lá, không ít bạn trẻ từ tò mò sử dụng, dẫn đến lạm dụng rồi trở thành con nghiện lúc nào không hay, trong đó có nhiều đối tượng là sinh viên, tuổi đời còn rất trẻ bị khởi tố, xử lý hình sự vì liên quan đến cần sa.

Nhiều doanh nghiệp cam kết thưởng Tết ít nhất 1 tháng lương

Nhiều doanh nghiệp cam kết thưởng Tết ít nhất 1 tháng lương

Kinh tế 25/11/2024

(ANTV) - Nhiều doanh nghiệp đã cam kết thưởng Tết Nguyên đán năm nay ít nhất 1 tháng lương, thậm chí cao hơn năm ngoái để giữ chân người lao động. Những lao động có thâm niên và tay nghề cao có thể nhận tới 2-3 tháng do các doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý 1 năm 2025

Công an trao 1.000 tấn xi măng hỗ trợ huyện Xín Mần

Công an trao 1.000 tấn xi măng hỗ trợ huyện Xín Mần

Xã hội 25/11/2024

(ANTV) - Ngày 24/11, tại thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Lễ tiếp nhận 1000 tấn xi măng do Cục Kế hoạch và Tài chính Bộ Công an, Công an tỉnh Hà Giang và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ để xây dựng các công trình nông thôn mới và xóa nhà tạm cho hộ nghèo.

Xem thêm