(ANTV) - Tại Kenya việc chăn thả gia súc từ lâu đã gắn liền với người Maasai bản địa, song tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động này, khiến cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, nhiều phụ nữ nơi đây đã nỗ lực, đa dạng hóa nguồn thu nhập, trong đó có nghề nuôi dế, một nghề rất mới mẻ ở nước này.
Chị Rosemary Nenini sinh ra trong một gia đình làm nghề chăn nuôi gia súc tại hạt Laikipia, miền Trung Kenya. Tuy nhiên, trong đợt hạn hán kéo dài từ năm 2020 đến 2022, chị đã bất lực chứng kiến đàn gia súc của gia đình lần lượt chết dần vì nắng nóng và dịch bệnh. Không chỉ riêng chị Nenini, nhiều nông dân khác trong khu vực cũng phải đối mặt với khó khăn chồng chất do tác động của biến đổi khí hậu lên ngành chăn nuôi truyền thống.
Xuất thân từ một gia đình gắn bó với nghề nuôi gia súc, chị Nenini từng có cuộc sống phụ thuộc vào công việc này. Tuy nhiên, những năm gần đây, điều kiện khắc nghiệt đã khiến gia đình chị mất đi phần lớn đàn gia súc. Cùng với đó, nhiều người dân Kenya cũng có quan niệm rằng dế là loài gây hại cho sức khỏe và không thể sử dụng làm thực phẩm.
Nhằm giúp người chăn nuôi cải thiện thu nhập và ổn định cuộc sống, chính quyền Kenya đã phối hợp với các tổ chức xã hội hướng dẫn phụ nữ địa phương chuyển sang mô hình nuôi dế. Ban đầu, nhiều người còn hoài nghi về giá trị của mô hình này, nhưng sau khi được đào tạo, họ đã nhận ra những lợi ích kinh tế mà nghề nuôi dế mang lại.
Tại hạt Laikipia, đến nay, đã có 34 nhóm được đào tạo về kỹ thuật nuôi dế. Những người tham gia không chỉ được cung cấp bộ dụng cụ cần thiết mà còn được hỗ trợ xây dựng các cơ sở chăn nuôi phù hợp. So với chăn nuôi gia súc, nuôi dế dễ dàng hơn rất nhiều khi không cần diện tích rộng, không tốn kém nhiều nước và cũng không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Chị Nenini chia sẻ rằng, nuôi dế giúp chị và gia đình tiết kiệm thời gian, không phải di chuyển đàn gia súc đi xa để tìm nguồn thức ăn. Việc chăm sóc dế khá đơn giản, chỉ cần xây dựng nơi trú ẩn và cung cấp thức ăn như rau xanh, bột bắp hoặc thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, dế có thể được bao tiêu để sản xuất thức ăn gia súc hoặc thậm chí làm thực phẩm cho con người.
Không chỉ là một giải pháp thay thế cho chăn nuôi truyền thống, nuôi dế còn đang trở thành xu hướng chăn nuôi bền vững, tạo ra nguồn cung protein thiết yếu trong tương lai. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ đạt 10 tỷ người vào năm 2050, đồng nghĩa với nhu cầu lương thực sẽ tăng hơn 50% so với năm 2010. Trong khi đó, ngành chăn nuôi truyền thống như trâu, bò, lợn đang tạo ra áp lực lớn đối với môi trường, từ việc tiêu thụ đất đai, nước cho đến lượng khí thải nhà kính.
So với gia súc, nuôi dế đòi hỏi ít đất, ít nước và nguồn thức ăn cũng đơn giản hơn. Mô hình này không cần công nghệ cao, phù hợp với các khu vực nông thôn và khô hạn. Dù vẫn thải ra khí mêtan và CO2, nhưng lượng khí thải này thấp hơn đáng kể so với chăn nuôi thông thường, giúp giảm áp lực lên môi trường. Với những lợi ích thiết thực, nghề nuôi dế đang mở ra một hướng đi mới, giúp người dân Kenya thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo nguồn thu nhập ổn định.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố 20 đối tượng liên quan đến vụ án do biển động không đi biển, thanh niên làng chài tụ tập quậy phá, mang hung khí chém người.
(ANTV) - Lừa đảo qua mạng đang gia tăng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường. Đáng lo ngại, sinh viên – nhóm người trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống và hiểu biết pháp lý, lại đang trở thành "mục tiêu" bị các đối tượng lợi dụng, lôi kéo tham gia vào những hoạt động phi pháp như lừa đảo, rửa tiền. Không chỉ dừng lại ở vai trò nạn nhân, nhiều bạn trẻ còn vô tình tiếp tay cho tội phạm, đối mặt nguy cơ bị khởi tố, xử lý hình sự.
(ANTV) - Trong những năm gần đây, thị trường tài sản mã hóa (crypto) đã bùng nổ tại Việt Nam, thu hút một lượng lớn nhà đầu tư, đặc biệt là giới trẻ. Với tiềm năng lợi nhuận cao và tốc độ tăng trưởng ấn tượng của các đồng tiền như Bitcoin, Ethereum, hay các mô hình tài chính phi tập trung (DeFi), không ít người đã kỳ vọng đây sẽ là cơ hội đổi đời. Thị trường tài sản mã hóa mang đến cơ hội, nhưng cũng đầy rẫy cạm bẫy. Trong bối cảnh các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, các nhà đầu tư cần học cách nhận diện, phòng tránh các mô hình lừa đảo để tự bảo vệ mình.
(ANTV) - Khởi tố cặp vợ chồng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 27 tỷ đồng; Bắt nhóm đối tượng giữ người trái pháp luật; Truy bắt thành công đối tượng cướp tài sản; Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cố ý gây thương tích người khác; Lái xe phạm luật, còn tấn công người dùng điện thoại ghi hình - là những tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Ngành du lịch Greenland đang kỳ vọng vào sự bùng nổ trong năm nay sau khi chuyến bay thẳng đầu tiên từ thủ đô Nuuk đến Mỹ được mở ra. Hòn đảo Bắc Cực này hiện cung cấp nhiều dịch vụ cho khách du lịch, từ ngắm chim, ngắm cá voi cho đến các chuyến du thuyền có hướng dẫn viên du lịch. Không chỉ các nhà chức trách mà người dân địa phương cũng kỳ vọng việc phát triển du lịch sẽ mang đến nhiều tiềm năng kinh tế, giúp cải thiện cuộc sống của người dân.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, người dân có thể vào ứng dụng VNeID để xem chi tiết về địa chỉ, quê quán sau khi sáp nhập. Trên mạng xã hội, nhiều tài khoản đã chia sẻ thông tin chụp lại căn cước đã được cập nhật theo tiêu chuẩn mới và tên địa phương mới sau quá trình sáp nhập tỉnh như một cách “bắt trend” và thể hiện sự hào hứng.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức bước vào thế giới kinh doanh mùi hương khi ra mắt dòng nước hoa mang tên ông, với mức giá hàng trăm USD cho một chai 98ml.
(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho biết, do thời tiết nắng nóng phức tạp, từ tháng 7, lực lượng cảnh sát hoặc nhân viên chuyên trách bảo vệ những nhân vật quan trọng sẽ được phép mặc trang phục thoáng như áo ngắn tay, thay vì phải mặc vest.
(ANTV) - Ông Daniel Gutierrez, thị trưởng thị trấn San Pedro Huamelula vừa tổ chức lễ cưới với con cá sấu được coi là hóa thân của công chúa, trong nghi lễ cầu may của thị trấn này.
(ANTV) - Nhắc đến cụm từ “Dự án chậm tiến độ” thì ngay tại TP Hà Nội có không ít những công trình giao thông đang trong tình cảnh “Xây mãi không xong”. Những tuyến đường chậm ở mức độ và thời gian khác nhau. Chậm 5 năm, 10 năm và thậm chí là gần 2 thập kỷ. Mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thì chưa thể đánh giá cụ thể. Thế nhưng, nó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đặc biệt là vấn đề đi lại.