Thứ Sáu, 20/09/2024 07:03 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Tác động thực tế của lạm phát trên bàn ăn

BT

(ANTV) - Gạo, lúa mỳ, hành tây, những nguyên liệu nấu ăn bình dân, quen thuộc trong đời sống hàng ngày nay lại đang trở thành mặt hàng xa xỉ tại Ai Cập. Câu chuyện thật mà tưởng như đùa này lại là thực tế đang diễn ra tại Ai Cập, báo động về tình trạng giá thực phẩm tăng phi mã.

Koshari là món ăn truyền thống nổi tiếng tại Ai Cập, được làm từ những nguyên liệu cơ bản nhất hàng ngày. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa cơm, mỳ ống, các loại đậu cùng lớp sốt hành tây, cà chua và tỏi đậm đà. Một món ăn không thể thiếu với người dân địa phương.

Người dân Ai Cập bày tỏ: Koshari có thể coi là món ăn mang tâm hồn của người Ai Cập. Tuần nào tôi cũng phải ăn một lần.

Ông Khalil Mohammed đã kinh doanh nhà hàng bán koshari này được 30 năm, thế nhưng chưa bao giờ nhà hàng của ông phải đối mặt với thách thức như hiện nay. Nửa năm trước, một đĩa koshari có giá khoảng 0,5 USD, thì giờ giá đã tăng gấp đôi. Trong khi đó, lợi nhuận mà ông Khalil thu về giảm 20%.

Ông Khalil Mohammed, Chủ nhà hàng koshari bày tỏ: Tôi không thể tăng giá bán quá cao nếu không sẽ mất khách. Vì vậy tôi phải chấp nhận tự giảm lợi nhuận.

Nguyên liệu tăng khiến giá một đĩa koshari tăng vọt. Ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine khiến giá mỳ ống tăng gấp 3 lần, trong khi tình trạng lạm phát, thời tiết khô hạn khiến giá gạo tại Ai Cập cũng tăng gấp đôi.

Một trong những nguyên liệu quan trọng nhất làm nên loại nước sốt đặc biệt cho món koshari là hành tây. Thế nhưng, đây lại là mặt hàng đắt đỏ hàng đầu tại Ai Cập thời gian gần đây. Nguyên nhân là do xuất khẩu hành tây tăng mạnh đã đẩy giá hàng trong nước tăng cao.

Bà Ido Yuko, Chuyên gia về kinh tế chính trị Trung Đông - Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Nhật Bản cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Xung đột Ukraine đẩy giá lúa mỳ lên cao. Tại Ai Cập chỉ có khoảng 1/3 diện tích đất có thể canh tác nông nghiệp, khiến nước này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực. Thế nhưng, đồng nội tệ lại trượt giá so với đồng USD, dẫn đến giá thực phẩm nhập cũng cao hơn.

Không chỉ Ai Cập, nhiều nơi khác trên thế giới cũng đang chịu cảnh lạm phát và bão giá lương thực càn quét. Tại Vương quốc Anh, giá thực phẩm leo thang đồng nghĩa với việc số lượng hàng hóa đến với những ngân hàng thực phẩm từ thiện ít đi.

Ông Chris Pride, Giám đốc điều hành – Tổ chức từ thiện Pecan, Anh cho biết thêm: Thông thường, ngân hàng thực phẩm của chúng tôi luôn đảm bảo có đủ lượng dữ trự cho 3 đến 4 tháng để hỗ trợ cho những người gặp khó khăn. Tuy nhiên hiện chúng tôi chỉ có thực phẩm đủ cho khoảng 1 tháng rưỡi đến 2 tháng.

Tình trạng lạm phát tại Anh nghiêm trọng hơn nhiều so với mặt bằng chung tại châu Âu và Mỹ. Giá cả thực phẩm và đồ uống không cồn tại đây hồi tháng 9 tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do chi phí nguyên liệu và năng lượng tăng cao, cùng với đó là tình trạng thiếu nhân công.

Để đối phó với cơn bão giá, nhiều sáng kiến đã được triển khai. Điển hình như website so sánh giá thực phẩm, giúp người dân cân nhắc khi mua sắm, hay ứng dụng tặng đồ thừa miễn phí từ cả nhà dân và các cửa hàng nhằm hỗ trợ những người gặp khó khăn.

Anh Matthew Raynor, Chủ cửa hàng Bread by Bike chia sẻ: Chúng tôi vẫn cho đi bánh thừa tại cửa hàng qua ứng dụng, vừa giúp người khó khăn vừa đỡ lãng phí.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO), giá lương thực thế giới đã tăng trở lại sau khi sản lượng gạo tại Thái Lan và Ấn Độ sụt giảm do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino.

Tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu đã gia tăng kể từ năm 2020, khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn thị trường thực phẩm, đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng, cùng ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng như biến đổi khí hậu và xung đột vũ trang./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Việt Nam - Trung Quốc hợp tác phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép

Chính trị 19/09/2024

(ANTV) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Cục Quản lý di dân quốc gia Trung Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch triển khai cao điểm phối hợp phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép Việt Nam - Trung Quốc. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác hợp tác của hai Bên sau một năm thực hiện kế hoạch; thảo luận thống nhất nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo.

Xem thêm