Thứ Sáu, 20/09/2024 07:59 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Tâm lý kỳ thị người mắc HIV vẫn đè nặng xã hội châu Á

BT

(ANTV) - Nhiều người đến nay vẫn cho rằng, nhiễm HIV là mang một “bản án tử hình”, là “dấu chấm hết” cho cuộc đời. Ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra, với các biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Sự kỳ thị này chính là rào cản cuối cùng trong cuộc chiến chống HIV.

Một sáng kiến được phát động năm 2018 có tên Rainbow Grant của Hãng dược Gilead tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được triển khai nhằm hỗ trợ các dự án cộng đồng tập trung vào việc cải thiện cuộc sống, chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe đối với những người nhiễm HIV.

Bốn thập kỷ kể từ ngày phát hiện các ca mắc HIV đầu tiên, loại virus này vẫn là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới. Mặc dù nhiều loại thuốc mới đã được sản xuất nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm hoặc tiêu diệt virus ở ngưỡng mức thấp, cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị thực sự hiệu quả nào. Tuy vậy, công tác quản lý căn bệnh này đã đạt tiến triển rõ rệt.

Anh Yoyo Wu , Nhà nghiên cứu tại tổ chức Seed Association cho biết, "Năm 2012, tôi nhập viện với các triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng. Bác sĩ bảo tôi vào phòng và thông báo kết quả bằng giọng hết sức buồn bã rằng tôi bị chẩn đoán dương tính với HIV. Phản ứng đầu tiên của tôi là gì nhỉ? Tôi không hề nói dối đâu. Nhưng tôi cảm thấy yên lòng vì mình không bị ung thư hay thứ gì khác. Tôi làm việc tại một tổ chức cộng đồng liên quan đến người nhiễm HIV nên tôi không hề sợ HIV hay AIDS. Nhưng phải mất một năm tôi mới ổn định được cảm xúc của mình, trong đó có việc thông báo với gia đình, bạn bè và động nghiệp. Giờ đây, chúng ta hiểu rằng miễn là bạn uống thuốc và điều trị thì tải lượng virus sẽ bị ức chế và không dễ lây nhiễm cho người khác. Tôi nghĩ điều này chứng tỏ với mọi người rằng họ không cần phải e sợ về những người đang số chung với HIV hoặc AIDS.”

Anh Kuo Tse Hung - Phó giám đốc, tổ chức Seed Association chia sẻ: "Tôi học cùng trường với anh Yoyo cách đây 10 năm. Để thừa nhận với người khác rằng bạn mắc HIV đòi hỏi sự dũng cảm rất lớn. Anh ấy đã biến sự phân biệt đối xử và những điều tiếng mà xã hội qu y chụp lên bản thân thành dũng khí để đứng lên, cũng như trở thành một người bảo vệ cho những người đang chung sống với HIV. Anh Yoyo làm việc rất chăm chỉ để chứng minh với mọi người về giá trị thực sự của mình cũng như thể hiện sự dũng cảm mà tôi vô cùng ngưỡng mộ”.

Với nền y học hiện đại, người mắc HIV có thể giảm tải lượng virus trong cơ thể xuống mức không thể phát hiện được hoặc trạng thái không thể lây nhiễm nếu được điều trị bằng thuốc kháng vi rút. Thành tựu y tế lớn về kiểm soát bệnh HIV này là khái niệm mang tên U=U (không thể phát hiện = không thể lây truyền). Ông Wilson Lam, Chuyên gia về bệnh lây nhiễm cho biết, "U=U là khái niệm rất quan trọng mà công chúng cần phải hiểu rõ. Khi một người có lượng virus ở mức không thể phát hiện trong máu, có nghĩa là người này sẽ không lây truyền virus qua đường tình dục. Đây có lẽ là điều quan trọng nhất trong các biện pháp điều trị HIV. Vẫn còn vô số sự kỳ thị cũng như là lời đồn thổi về người nhiễm HIV. Nhiều người nghĩ rằng, HIV rất dễ lây nhiễm. Điều đó là không đúng”.

Theo anh Yoyo Wu , Nhà nghiên cứu tại tổ chức Seed Association: "khái niệm U=U dần phổ biến hơn từ năm 2016-2018, người dân bắt đầu nhận ra rằng người mắc HIV không dễ lây bệnh cho người khác. Vì vậy bạn không cần đối xử với họ như quái vật nữa."

Hiện có khoảng 6 triệu người đang chung sống với HIV tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Và tại Châu Á, sự kỳ thị vẫn tồn tại nằng nề trong xã hội, khiến nhiều người sợ sệt không muốn xét nghiệm. Dự án Rainbow Grant của Hãng dược Gilead được phát động năm 2018 nhằm hỗ trợ cộng đồng "có H", đồng thời giảm thiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại khu vực này. Đến năm 2022, dự án đã được triển khai tới 23 địa phương trong khu vực.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Tái hiện không gian Hà Nội xưa qua dự án chuyến tàu điện số 6

Tái hiện không gian Hà Nội xưa qua dự án chuyến tàu điện số 6

Văn hóa 20/09/2024

(ANTV) - Dự án "Tuyến tàu điện số 6" được đặt tên dựa trên ý tưởng về một tuyến tàu điện tiếp của hệ thống 5 tuyến tàu điện mặt đất của Hà Nội xưa, đã ngừng hoạt động từ năm 1991. Đây là một phần ký ức không thể quên của nhiều người dân Thủ đô. Nằm tại khu vực phố đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã, dự án này còn tái hiện nhiều giai đoạn lịch sử của TP Hà Nội với những nét riêng đặc trưng về văn hóa, ẩm thực.

Liban cấm mang máy nhắn tin và bộ đàm lên máy bay

Liban cấm mang máy nhắn tin và bộ đàm lên máy bay

Thế giới 20/09/2024

(ANTV) - Chính quyền Liban đã thông báo cấm các máy nhắn tin và bộ đàm trên các chuyến bay từ sân bay thủ đô Beirut, sau khi hàng nghìn thiết bị kiểu này phát nổ trong các cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào phong trào Hồi giáo Hezbollah xảy ra trong hơn 2 ngày qua.

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Pháp luật 19/09/2024

(ANTV) - Sáng nay, TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về các tội Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc rửa tiền với số tiền 445.000 tỉ đồng, vận chuyển 4,5 tỉ USD và lừa đảo 35.824 bị hại qua hình thức phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt của các bị hại hơn 30.000 tỉ đồng.

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Giao thông một số nơi trong tỉnh Quảng Trị bị chia cắt

Xã hội 19/09/2024

(ANTV) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện đang có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80-140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm. Mưa lớn làm giao thông ở một số nơi thuộc 02 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị chia cắt do các ngầm tràn bị ngập.

Xem thêm