Chủ Nhật, 20/04/2025 02:12 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Thu phí tắc nghẽn giao thông: Cách chống tắc đường của New York

(ANTV) - Thành phố New York, Mỹ mới đây đã chính thức trở thành địa phương đầu tiên của Mỹ áp dụng thu phí tắc nghẽn giao thông. Đây được xem là một bước tiến trong nỗ lực giảm tắc nghẽn giao thông và cải thiện chất lượng không khí tại thành phố đông dân nhất của Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch này gây tranh cãi dữ dội và đặt chính quyền địa phương vào thế đối đầu với Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Khu vực áp dụng thu phí tắc nghẽn giao thông tại New York bao gồm khu vực hạ và trung tâm Manhattan – trung tâm tài chính và thương mại của thành phố. Mức phí được điều chỉnh dựa trên loại xe, thời gian trong ngày và cách thức thanh toán.

Cụ thể, từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối các ngày trong tuần, ô tô cá nhân và xe thương mại hạng nhẹ chịu phí 9 USD, xe máy là 4,5 USD. Xe tải nhỏ và xe buýt không chở người lao động đi làm bị áp mức phí 14,4 USD, trong khi xe tải lớn và xe buýt tham quan phải trả 21,6 USD. Taxi và xe công nghệ cũng bị tính thêm phí, lần lượt là 0,75 USD và 1,5 USD cho mỗi chuyến đi trong khu vực trung tâm, chi phí này sẽ được chuyển cho hành khách.

Mức phí sẽ giảm 75% vào ban đêm và có chính sách ưu đãi cho người lái xe có thu nhập thấp, xe chở người khuyết tật. Một số phương tiện như xe cứu thương và xe buýt công cộng được miễn phí hoàn toàn. Thành phố New York đã triển khai 1.400 camera tại hơn 110 địa điểm trong khu vực để giám sát và thực thi chính sách.

Theo ông Janno Lieber, Giám đốc Cơ quan Đô thị New York, việc triển khai hệ thống này là một thách thức lớn vì tính phức tạp trong việc xác định loại phương tiện, thời gian, và các trường hợp miễn trừ. Dự kiến, chính sách thu phí sẽ mang lại nguồn thu khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố. Đồng thời, lượng xe lưu thông trong khu vực thu phí dự kiến giảm 10%, giúp giảm tắc nghẽn và ô nhiễm không khí.

Tuy nhiên, chính sách này không tránh khỏi tranh cãi. Nhiều người dân lo ngại về gánh nặng tài chính, đặc biệt là đối với các tài xế taxi, doanh nghiệp nhỏ, và những người có thu nhập thấp. Một số ý kiến phản đối chỉ ra rằng chi phí sinh hoạt tại New York vốn đã cao, từ tiền thuê nhà, thực phẩm đến lạm phát, và giờ đây người dân phải đối mặt với khoản phí mới.

Trong khi đó, những người ủng hộ cho rằng chính sách này là cần thiết để giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông và giảm phát thải. New York hiện là thành phố tắc nghẽn nhất thế giới, với trung bình 101 giờ mỗi năm bị lãng phí trong cảnh kẹt xe, gây thiệt hại 9,1 tỷ USD cho nền kinh tế. Một số người đề xuất tăng phí cao hơn để kiểm soát giao thông tốt hơn và giảm sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân.

Dù gây nhiều tranh cãi, chính quyền New York vẫn kiên quyết thực hiện kế hoạch này. Đây là lần đầu tiên Mỹ áp dụng mô hình thu phí tắc nghẽn, nhưng không phải là điều mới mẻ trên thế giới. London (Anh) và Stockholm (Thụy Điển) đã thành công với các chính sách tương tự, trở thành hình mẫu cho các đô thị khác muốn giải quyết vấn đề giao thông và môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nghiêm trị nạn hàng nhái – hàng giả

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nghiêm trị nạn hàng nhái – hàng giả

Kinh tế 19/04/2025

(ANTV) - Đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả, với doanh thu gần 500 tỷ đồng trong vòng 4 năm vừa bị triệt phá gây rung động dư luận. Vụ việc gióng lên hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng, đòi hỏi sát sao hơn truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên thị trường chống lại nạn hàng giả, kém chất lượng. Bộ máy kiểm định cần nhanh hơn, mạnh hơn, và có sức răn đe thực sự. Các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự và hình sự rõ ràng, cụ thể với người tiêu dùng kể cả khi đã bị triệt phá.

Người dân, du khách thích thú trải nghiệm Festival Phở 2025

Người dân, du khách thích thú trải nghiệm Festival Phở 2025

Văn hóa 19/04/2025

(ANTV) - Tối ngày 18/4, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc Festival Phở 2025. Nhằm quảng bá món phở nổi tiếng của người Việt đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội đã thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế.

Gạo Việt lấy lại vị thế đắt giá nhất thế giới

Gạo Việt lấy lại vị thế đắt giá nhất thế giới

Kinh tế 19/04/2025

(ANTV) - Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy thì gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế đắt giá nhất thế giới. Theo cập nhật về giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện tại gạo xuất khẩu tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 396 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 368 USD/tấn, gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn.

Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Kinh tế 19/04/2025

(ANTV) - Sáng ngày 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đánh dấu cột mốc hiện đại hóa hạ tầng hàng không Việt Nam. Dự buổi lễ còn có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên bộ Chính trị, Bí thư thành uỷ Tp.HCM; Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an.

Xuất khẩu thép của Hàn Quốc sang Mỹ giảm 19%

Xuất khẩu thép của Hàn Quốc sang Mỹ giảm 19%

Thế giới 19/04/2025

(ANTV) - Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép trong tháng 3 của Hàn Quốc sang Mỹ đã giảm gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này được đánh giá là hệ quả của mức thuế quan 25%, mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng đối với tất cả các mặt hàng thép nhập khẩu bắt đầu từ tháng trước.

Xem thêm