
(ANTV) - Bangladesh là quốc gia chịu nhiều tổn thương do biến đổi khí hậu, do nằm ở vùng thấp của đồng bằng sông Hằng nên thường đối mặt với lũ lụt. Những trận gió mùa khốc liệt, những cơn lốc xoáy nghiêm trọng và tuyết tan trên dãy Himalaya càng làm trầm trọng thêm vấn đề đất và nước trong canh tác nông nghiệp, gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Nhằm đối phó với các điều kiện khí hậu cực đoan, người nông dân Bangladesh đã áp dụng kỹ thuật làm bè bằng cây lục bình và tre để tạo ra những trang trại nổi trên mặt nước có thể trồng được nhiều loại rau trái. Đây cũng là cứu cánh cho người nông dân Bangladesh khi đất đai canh tác không thể khô ráo như trước.
Mohammad Mostafa là một trong những nông dân sống ở vùng đồng bằng trũng phía Tây Nam Bangladesh. Sau một thời gian bán trái cây rồi lâm vào cảnh nợ nần, anh đã thử vận may với nghề nông bằng phương thức canh tác của tổ tiên để lại, đó là trồng hoa màu trên bè nổi. Giờ đây, Mostafa có thể nuôi cả gia đình 6 người mà không cần sự giúp đỡ từ ai nữa.
Anh Mohammad Mostafa, nông dân Bangladesh cho biết: Khi tôi còn nhỏ, khu vực này là đất khô cằn, chúng tôi thường chơi trên đồng và trồng lúa. Nhưng do biến đổi khí hậu, mực nước bắt đầu dâng lên và tích tụ lại, đồng ruộng ngập liên tục suốt 7 tháng, khiến chúng tôi không thể trồng trọt được nữa. Vì thế tôi đã khôi phục kỹ thuật trồng hoa màu trên bè nổi từ thời tổ tiên trong 5 năm qua. Và tôi đã thành công khi trồng được rất nhiều loại cây giống khác nhau".
Thực tế, kỹ thuật trồng hoa màu trên bè nổi có cách đây 200 năm. Ban đầu, phương pháp này được nông dân trong vùng áp dụng trong mùa nước nổi, kéo dài khoảng 5 tháng mỗi năm. Nhưng dưới tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, ngày nay đất canh tác càng bị ngập sâu hơn và chìm dưới nước lâu hơn, khoảng từ 8 - 10 tháng, đẩy cuộc sống của hàng chục triệu người ở Bangladesh rơi vào cảnh khốn khổ. Chính vì vậy, nhiều người dân tại làng Mugarjhor tự cứu mình bằng cách khôi phục kỹ thuật nông nghiệp đã có từ hàng trăm năm trước.
Ông Abdul Jalil Hawladar, nông dân Bangladesh chia sẻ: 1 năm mất 8 tháng, nơi đây chìm trong bể nước, chúng tôi không biết làm gì ngoài việc canh tác trên bè lục bình để tồn tại.
Họ xếp rồi buộc từng luống lục bình và tre thành bè cao 60-120cm để gieo hạt, sử dụng gỗ dăm và xơ dừa làm phân bón. Với việc áp dụng phương pháp này, nông dân tại làng Mugarjhor đã tạo ra trang trại nổi có thể dịch chuyển lên xuống theo mực nước khi lũ dâng và trồng được nhiều loại rau trái như bầu, bí, rau muống, đậu bắp.
Anh Mohammad Ferdaus, Nông dân cho biết thêm: Chúng tôi làm luống nổi, gieo hạt trên đó. Sau 15- 20 ngày, chúng tôi sẽ thu hoạch cây giống nhỏ và bán ra chợ. Theo cách này chúng tôi có thể thu hoạch nhiều lần một năm.
Mô hình ruộng nổi ở Mugarjhor đã trở thành sáng kiến cộng đồng. Tại một số ngôi làng, phụ nữ dành hàng tháng trời để làm bè còn đàn ông chèo thuyền kéo chúng qua những cánh đồng ngập nước, tới các thửa ruộng nổi cũ đang ủ phân bón.
Anh Mohammed Adul Hai, người kinh doanh rau cho biết: Rau này được trồng tại các bè nổi. Người nông dân thu hoạch rồi mang đến bán cho chúng tôi. Sau đó chúng tôi sẽ đưa đến các chợ khác nhau.
Chính quyền địa phương thừa nhận họ không biết đến kỹ thuật canh tác ruộng nổi lâu đời này và những nông dân nơi đây đã cho họ thấy giải pháp mới để đối phó với biến đổi khí hậu. Các nhà chức trách cũng rất muốn phổ biến mô hình ruộng nổi đến các vùng ngập nước khác ở Bangladesh.
Theo ông Nazrul Islam Sikder - Trưởng phòng nông nghiệp huyện Pirojpur, Bangladesh: Số lượng trang trại nổi hiện đang tăng lên nên chúng tôi đã đưa ra một chương trình mới để hỗ trợ người nông dân. Chúng tôi đang cố gắng để cung cấp cây giống chất lượng tốt nhất cho họ. Bởi cây giống chất lượng tốt sẽ cho ra rau chất lượng tốt. Tất nhiên, họ phải tuân theo các quy tắc nhất định để đạt được một kết quả tốt nhất"
Theo Chỉ số Rủi ro khí hậu Toàn cầu, Bangladesh xếp thứ 7 trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thời tiết khắc nghiệt suốt 20 năm qua. Nông dân nơi đây đang cố gắng hết sức để tìm hướng khắc phục và hạn chế ảnh hưởng do khí hậu gây ra, duy trì hoạt động nông nghiệp và đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày./.
(ANTV) - Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), công tác tuyên truyền của Truyền hình Công an nhân dân đã và đang được triển khai một cách tích cực, hiệu quả, nhằm làm nổi bật những giá trị lịch sử to lớn của sự kiện trọng đại này, cũng như những đóng góp, hy sinh của lực lượng công an.
(ANTV) - Trong một động thái mới nhất nhằm đáp lại quyết định áp thuế của Tổng thống Donald Trump, Trung Quốc cho biết sẽ cắt giảm số lượng phim Mỹ được chiếu tại nước này. Đây là biện pháp trả đũa đầu tiên của Trung Quốc sau khi ông Trump nâng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên mức 125% vào ngày 9/4.
(ANTV) - Mùa tuyển sinh năm 2025, cùng với việc bỏ xét tuyển sớm thì một thay đổi lớn là các trường đại học phải quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển, các tổ hợp xét tuyển về thang chung – thang điểm 30. Mục tiêu của việc quy đổi này, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo là để đảm bảo minh bạch và công bằng trong xét tuyển. Tuy nhiên, việc quy đổi này đang khiến nhiều người băn khoăn về tính khoa học.
(ANTV) - Thời điểm thời tiết nắng nóng hiện nay, nguy cơ cháy, nổ tăng cao, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy địa bàn quận 5, TPHCM đã tổ chức hoạt động trang bị kiến thức pháp luật và các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho người dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn.
(ANTV) - Tại Hà Nam, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hà Nam đã phối hợp Công an các xã, phường trên địa bàn thị xã Kim Bảng tổ chức tuyên truyền, vận động 6 trường hợp người dân có xe ba, bốn bánh tự chế tự nguyện tháo dỡ và ký cam kết không sử dụng phương tiện tự chế.
(ANTV) - Phạt nguội qua camera giao thông: Người dân ủng hộ vì hiệu quả và minh bạch; Dốc sức để chống trượt tốt nghiệp THPT; Áp lực thuế đối ứng của Mỹ: Cơ hội kinh tế Việt Nam chuyển mình; Bộ Nội vụ đề xuất thưởng hiệu suất công việc bằng tiền và ngày nghỉ
(ANTV) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đánh giá việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngừng áp thuế đối ứng 90 ngày với các đối tác trong đó có Việt Nam là “bước đi tích cực”. Điều này được khẳng định tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều 10/4.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo vẫn cân nhắc hành động quân sự nếu Iran không đồng ý chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này, đồng thời cho biết thêm Israel sẽ đóng vai trò chủ chốt trong bất kỳ phản ứng tiềm tàng nào.
(ANTV) - Liên tục trong thời gian gần đây, nhiều người sử dụng điện thoại trên cả nước thường xuyên nhận được những cuộc gọi chỉ vài giây, người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn; không cung cấp thông tin cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào và không truy cập vào những đường dẫn gửi đến.
(ANTV) - Ngày 10/4, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp thông tin, giải đáp các vấn đề báo chí trong và ngoài nước quan tâm.