Thứ Sáu, 02/05/2025 16:02 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Trẻ em giữa xung đột – lời khẩn cầu từ dải Gaza

BT

(ANTV) - Bầu không khí tang thương đang bao trùm khắp Gaza và các khu vực do Israel kiểm soát. Hơn 20 ngày sau khi xung đột giữa lực lượng Hamas và Tel Aviv bùng phát, hàng nghìn người đã thiệt mạng, trong đó, trẻ em chiếm tỷ lệ hơn 40%. Thống kê cũng cho biết, trung bình mỗi ngày có khoảng gần 110 trẻ em thiệt mạng vì bom đạn và số bị thương cũng lên tới hàng nghìn. Có thể thấy, trong bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào, trẻ em luôn là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất. Không những bị mất đi nhà cửa và người thân trong gia đình, các em còn mất đi tuổi thơ và cả tương lai phía trước.

Ước mong của những đứa trẻ vô tội tại Dải Gaza

Cậu bé Omran Abu Assi, 13 tuổi từ Vương quốc Anh trở về nhà mình tại dải Gaza tròn 1 năm. Giống như hàng nghìn trẻ em khác, cuộc sống vui vẻ, yên bình của Omran đã chấm dứt khi xung đột ập đến, khiến cậu phải đi lánh nạn tại thành phố Khan Younis phía nam Gaza.

Em Omran Abu Assi, người dân dải Gaza: “Nhà cháu ở Gaza. Hiện quá nguy hiểm để cháu trở về. Cháu đã nhìn thấy tên lửa bay vút qua bầu trời. Các bệnh viện đều chật kín bệnh nhân. Ai ai cũng cảm thấy lo sợ và căng thẳng.”

Bên trong những con đường chật hẹp và đông đúc tại dải Gaza, điều kiện sống đang trở nên tồi tệ hơn. Số người bị thương ngày càng nhiều, họ thận chí còn không thể tới bệnh viện vì lo ngại xung đột xảy ra bất cứ lúc nào.

Em Omran Abu Assi, người dân dải Gaza: “Chúng cháu đang chơi trong công viên thì bom nổ. Thật không an toàn, thật không công bằng đối với chúng cháu. Cháu cảm thấy rất tồi tệ. Cuộc chiến này xảy ra không phải lỗi của trẻ em chúng cháu. Điều này không nên xảy ra. Cháu mong chiến tranh sớm chấm dứt.”

Cậu bé Omran chỉ là một trong số hàng nghìn trẻ em vô tội tại dải Gaza bị ảnh hưởng bởi xung đột. Chừng nào xung đột chưa chấm dứt, sẽ có rất nhiều trẻ em vô tội bị mất đi tuổi thơ.

Tại Dải Gaza, một đứa trẻ 15 tuổi phải trải qua 5 giai đoạn bị oanh tạc dữ dội trong đời. Đó là giai đoạn 2008-2009, xung đột năm 2012, chiến dịch mùa hè năm 2014, đợt không kích năm 2021 và cuộc xung đột đang diễn ra. Với nhiều đứa bé dưới 13 tuổi, các em đã sống trong xung đột leo thang dồn dập những năm qua tại dải đất hẹp bị Isarael phong tỏa, hạn chế đi lại với các tàu chiến tuần tra ngoài biển, máy bay quân sự, máy bay không người lái giám sát bay lượn trên đầu.

Theo một bác sĩ tâm thần người Palestine, trẻ em ở Gaza đang phát triển các triệu chứng chấn thương tâm lý nghiêm trọng bên cạnh nguy cơ tử vong và bị thương.

“Cuộc sống của trẻ em ở Dải Gaza không khác gì một địa ngục trần gian”, báo cáo năm 2021 của tổ chức Save the Children về tác động 15 năm phong tỏa, xung đột ở Dải Gaza đã dẫn lời Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres như vậy.

Năm 2023, mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn gấp nhiều lần. Sự gia tăng bạo lực, không kích, đánh bom đã gây ra cái chết và thương tích khủng khiếp cho trẻ em ở Dải Gaza.

Ông Abu Ammar, nhân viên Bệnh viện Al-Aqsa: "Tình trạng thi thể các nạn nhân mà chúng tôi tiếp nhận thật khủng khiếp. Trong đó có rất nhiều thi thể trẻ em, bộ phận cơ thể trẻ em. Những cảnh tượng đau lòng. Trước đây, chúng tôi chưa từng nhìn thấy những cảnh tượng như vậy.”

Giữa lằn ranh giữa sự sống và cái chết, không có nơi nào an toàn cho các em. Mất người thân, mất nhà cửa. Nguồn thực phẩm dần cạn kiệt, các em sống trong tình trạng kiệt quệ.

Bà Catherine Russell, Giám đốc điều hành UNICEF: “Tình hình thật thảm khốc, với những vụ đánh bom không ngừng và sự gia tăng lớn về số lượng trẻ em và gia đình phải di dời. Không có nơi nào an toàn. Trẻ em ở Gaza cần được hỗ trợ cứu sống và mỗi phút đều có giá trị.”

Khoảng một nửa trong số 2,3 triệu dân của Gaza là trẻ em. Những ngày qua, các em gần như phải sống dưới sự bắn phá liên tục. Theo các bác sĩ tâm lý, tác động tâm lý của cuộc chiến đối với trẻ em đang thể hiện rõ. Trẻ em bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như co giật, đái dầm, sợ hãi, có hành vi hung hăng, lo lắng và không chịu rời xa cha mẹ.

Chị Tahreer Tabash, người dân Gaza: “Khi màn đêm buông xuống, bọn trẻ bắt đầu sợ hãi, la khóc và đi tiểu một cách vô thức. Những đứa trẻ này đã không có được một cuộc sống tốt đẹp, khỏe mạnh và an toàn.

Trong khi đó tại khu vực chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh của bệnh viện Al-Shifa, các bác sĩ cho biết có rất nhiều trường hợp trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt suốt ngày đêm. Những sinh linh bé nhỏ này đang đối mặt với nguy cơ tử vong trong vài phút nếu lồng ấp của các em bị mất điện để vận hành, trong bối cảnh bệnh viện đang cạn dần nguồn điện vì Israel phong tỏa Gaza.

Ông Nasser Bulbul, Trưởng Khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh, Bệnh viện Al Shiffa: "Tất cả trẻ sơ sinh ở đây đều nhẹ cân và cần được chăm sóc đặc biệt suốt ngày đêm. Nhưng chúng tôi lại đang thiếu các loại thuốc cơ bản và thuốc kháng sinh. Chúng tôi có máy thở, nhưng hiện tại 7 máy thở không còn hoạt động được nữa. Chúng tôi kêu gọi mọi người gửi những vật tư y tế cần thiết cho khoa đang điều trị cho 55 trẻ sơ sinh này. Nếu không, chúng tôi sẽ phải đối mặt với một thảm họa lớn."

Bà Catherine Russell, Giám đốc điều hành UNICEF: “Thật đau lòng khi mỗi giây, mỗi phút chứng kiến những đứa trẻ tử vong hoặc thương tích đầy người. Tại sao điều này lại xảy ra với những đứa trẻ? Trẻ em ở mọi nơi phải luôn được bảo vệ và không bao giờ bị tấn công. Chúng phải được an toàn bởi mọi đứa trẻ đều xứng đáng được như vậy”.

Phía nam dải Gaza là nơi bị oanh tạc dữ dội nhất. Giao tranh chưa ngừng lại. Số người thiệt mạng mỗi ngày một tăng. Trẻ em trở thành nạn nhân vô tội giữa những làn hỏa lực dữ dội dù chúng xứng đáng có được một cuộc đời tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Tuy nhiên, dưới bom đạn, vẫn có những câu chuyện xúc động đến đau lòng, như chuyện bé gái chào đời bằng phương pháp sinh mổ ngay ở nơi bom đạn trút xuống mỗi ngày. Câu chuyện này một lần nữa lại thắp lên hy vọng cho gia đình các con tin khác bị giữ tại dải Gaza.

Bé gái chào đời bằng sinh mổ ở nam Gaza

Một em bé vừa được sinh mổ khẩn cấp sau khi mẹ em bị thương nặng trong cuộc tấn công của Israel và nhà của em ở Khan Younis. Navine Abu Owdah được đưa đến bệnh viện gần đó nơi các bác sĩ đã giúp cô sinh con an toàn.

Bác sĩ Salim Saqer, Trưởng khoa phẫu thuật, Bệnh viện Nasser: “Một ca mổ lấy thai đã được thực hiện tại khoa cấp cứu và bé gái đã chào đời khỏe mạnh.”

Sau khi sinh em bé, người mẹ đã được phẫu thuật khẩn cấp để điều trị nhiều vết thương gẫy xương và chảy máu bụng.

Bác sĩ Salim Saqer, Trưởng khoa phẫu thuật, Bệnh viện Nasser: “Cô ấy hiện đang trong tình trạng ổn định.”

Theo bộ y tế Gaza do Hamas điều hành đây là một tin tốt trong bối cảnh các trận không kích vẫn diễn ra hàng đêm và gần 3.000 trẻ em đã thiệt mạng./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Lan tỏa niềm tự hào trên không gian mạng

Lan tỏa niềm tự hào trên không gian mạng

Xã hội 02/05/2025

(ANTV) - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó là niềm vui, niềm tự hào chung cả tất cả người dân Việt Nam. Những ngày qua, bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo một môi trường an ninh, an toàn trên không giang mạng, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch, các CBCS của Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao còn có những ý tưởng hay nhằm lan tỏa tinh thần dân tộc và tình yêu Tổ quốc.

Lực lượng CAND giữ vững an ninh, trật tự sau khi giải phóng miền Nam

Lực lượng CAND giữ vững an ninh, trật tự sau khi giải phóng miền Nam

Xã hội 02/05/2025

(ANTV) - Sau chiến thắng 30-4-1975, đất nước thống nhất, cả nước cùng bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, 30 năm chiến tranh khiến nền kinh tế Việt Nam bị tàn phá, mất cân đối nghiêm trọng. Trong khi đó, các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu chống phá bằng các kế hoạch bao vây, cấm vận về kinh tế, tiến hành hoạt động gián điệp và thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

50 năm rực rỡ khúc khải hoàn non sông liền một dải

50 năm rực rỡ khúc khải hoàn non sông liền một dải

Chính trị 02/05/2025

(ANTV) - Kỷ niệm 50 năm ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong niềm hân hoan và bồi hồi xúc động trong trái tim của người dân cả nước. Sài Gòn - từ thành phố này Người đã ra đi mang về cho Việt Nam một đất nước độc lập, tự do; non sông liền một dải.

Mỹ tiếp tục không kích vào Yemen

Mỹ tiếp tục không kích vào Yemen

Thế giới 02/05/2025

(ANTV) - Lực lượng Mỹ tại khu vực ngày 01/5 tiếp tục mở thêm nhiều cuộc không kích ác liệt vào Yemen, đánh phá hàng loạt mục tiêu của Phong trào Houthi ở ít nhất 4 địa phương khác nhau.

16 quốc gia EU yêu cầu nới lỏng quy tắc về ngân sách để tăng chi cho quốc phòng

16 quốc gia EU yêu cầu nới lỏng quy tắc về ngân sách để tăng chi cho quốc phòng

Thế giới 02/05/2025

(ANTV) - Trong bối cảnh châu Âu đang tìm cách tái vũ trang sau diễn biến phức tạp về địa chính trị bởi cuộc xung đột ở Ukraine và lập trường của Tổng thống Mỹ Donald Trump về an ninh châu Âu, vừa qua 16 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu yêu cầu được phép tạm thời miễn trừ khỏi các quy định về nợ công của khối để tăng chi tiêu quốc phòng.

Mỹ và Ukraine đánh giá cao thỏa thuận khoáng sản

Mỹ và Ukraine đánh giá cao thỏa thuận khoáng sản

Thế giới 02/05/2025

(ANTV) - Sau 2 tháng trì hoãn, Mỹ và Ukraine hôm 30/4 vừa qua đã ký thoả thuận thành lập Quỹ Đầu tư Tái thiết Mỹ - Ukraine. Đây là thỏa thuận được mong đợi từ lâu trao cho Washington quyền khai thác khoáng sản đất hiếm của Kiev, đánh dấu sự chuyển dịch của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từ hỗ trợ quân sự sang hỗ trợ kinh tế cho quốc gia châu Âu. Cả Mỹ và Ukraine đều bày tỏ đánh giá cao thỏa thuận này.

Dự án bảo tồn chim săn mồi ở Nam Phi

Dự án bảo tồn chim săn mồi ở Nam Phi

Thế giới 02/05/2025

(ANTV) - Chim săn mồi là một phần quan trọng của hệ sinh thái, giúp kiểm soát sâu bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng hóa chất nông nghiệp, nạn phá rừng và đường dây điện tăng lên đã đẩy số lượng các loài chim săn mồi ở Nam Phi suy giảm đáng kể trong thời gian qua. Để bảo tồn những loài chim săn mồi này, một dự án đã được triển khai tại Nam Phi, để những chú chim bị thương được đưa về chăm sóc và điều trị cho đến khi khỏe lại.

Xem thêm